Tìm hiểu và áp dụng các biện pháp bảo vệ hệ hô hấp giúp mỗi người chủ động bảo vệ sức khỏe, góp phần phòng tránh các bệnh lý đường hô hấp nguy hiểm. Vậy có những biện pháp bảo vệ hệ hô hấp thường gặp nào?
Trước khi tìm hiểu các biện pháp bảo vệ hệ hô hấp, chúng ta cần biết một số thông tin tổng quan về hệ hô hấp. Hệ hô hấp bao gồm các cơ quan khác nhau (mũi, họng, khí quản, phế quản, thanh quản, phế nang lồng ngực) cùng các cơ hô hấp tham gia vào quá trình hô hấp. Qua đó, giúp cơ thể duy trì hoạt động trao đổi oxy (O2), đào thải carbon dioxide (CO2). Những bộ phận của hệ hô hấp phối hợp với nhau để thực hiện nhiệm vụ luân chuyển oxy đi đến khắp nơi trong cơ thể cũng như giúp loại bỏ khí thải, chẳng hạn như carbon dioxide. (1)
Để hoạt động, tất cả các tế bào trong cơ thể đều cần oxy. Tế bào sẽ tiến hành hấp thụ oxy, thải ra carbon dioxide. Khi carbon dioxide đi vào máu sẽ được đưa đến phổi. Vào lúc này, hệ hô hấp giúp cơ thể đào thải carbon dioxide. Đây là chức năng của hệ hô hấp diễn ra một cách liên tục.
Bên cạnh tư vấn bác sĩ, thăm khám hệ hô hấp định kỳ hoặc khi có dấu hiệu bất thường, dưới đây là các biện pháp bảo vệ hệ hô hấp thường gặp mà mỗi người có thể tham khảo áp dụng. (2)
Phòng ngừa tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp là biện pháp bảo vệ hệ hô hấp cần được quan tâm, áp dụng nhằm phòng ngừa tình trạng lây nhiễm những mầm bệnh, chẳng hạn như virus, vi khuẩn… có thể gây nhiễm trùng. Do nhiễm trùng có thể dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng tại phổi, đặc biệt là ở những đã lớn tuổi. Cách hiệu quả và đơn giản hơn cả để phòng tránh tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp là tiến hành rửa tay đúng cách. Bạn cũng cần chú ý thêm một số vấn đề như:
Với nhiều người, cảm cúm, cảm lạnh là bệnh lý tương đối nhẹ. Thế nhưng, người lớn tuổi, người mắc bệnh tim mạch khi bị cảm cúm, cảm lạnh lại có nguy cơ gặp biến chứng cao hơn, bao gồm cả viêm phổi. Hãy đảm bảo rằng những người bạn chuẩn bị gặp đang khỏe mạnh và tránh đến thăm người đang bị cảm cúm, cảm lạnh.
Nước muối thường được dùng để làm sạch vết thương, vệ sinh cổ họng, mũi, chữa trị chứng mất nước… Sử dụng nước muối để vệ sinh mũi giúp tiêu diệt những chất gây ra tình trạng dị ứng, loại bỏ bụi và chất nhầy, đồng thời giúp màng nhầy được làm ẩm. Từ đó, đường thở trở nên thông thoáng hơn, phòng tránh những loại bệnh vặt.
Để sử dụng nước muối vệ sinh mũi hiệu quả, tránh gây ra cảm giác khó chịu, bạn có thể tiến hành xông khí dung bằng nước muối. Biện pháp này có thể giúp làm sạch đường mũi, họng một cách triệt để do có thể trực tiếp đưa những hạt dung dịch vào bên trong, tạo ra sự hấp thu nhanh chóng và làm sạch tức thời. Xông khí dung bằng nước muối còn giúp dung dịch thẩm thấu vào từng ngóc ngách của niêm mạc, qua đó hỗ trợ vệ sinh mũi họng được sạch hơn.
Không khí ô nhiễm có thể gây ra tình trạng khó thở, làm gia tăng nguy cơ bị bệnh hô hấp. Người bệnh nên áp dụng các biện pháp bảo vệ hệ hô hấp khỏi những tác nhân gây hại, bao gồm cả khi ở trong nhà và ra ngoài, chẳng hạn như:
Không phải chỉ có không khí ngoài trời mới bị ô nhiễm. Mức độ xuất hiện trong nhà của một số chất gây ô nhiễm không khí có thể cao hơn bên ngoài gấp 2 - 3 lần. Bạn hãy lưu ý những lời khuyên dưới đây để cải thiện chất lượng không khí trong nhà:
Áp dụng chế độ ăn uống giàu dưỡng chất giúp nâng cao sức khỏe cho hệ hô hấp nói riêng và tăng cường sức khỏe tổng thể nói chung. Một khẩu phần ăn uống giàu kẽm, selen, kali, magie, vitamin A, C, E… có thể giúp phổi mạnh khỏe hơn. Bạn hãy đưa đậu lăng, trà xanh, bí ngô, nghệ, sữa chua… vào khẩu phần. Tốt hơn hết, mỗi người nên xây dựng chế độ dinh dưỡng theo tháp dinh dưỡng được khuyến nghị.
Mỗi người cần chủ động rửa tay thường xuyên, tránh chạm tay vào mặt. Đây là biện pháp bảo vệ hệ hô hấp hiệu quả, dễ thực hiện. Virus cúm, cảm lạnh tồn tại trên những bề mặt thông thường, ví dụ như công tắc đèn, tay nắm cửa… Bằng cách rửa tay trước khi vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể thông qua mũi, miệng, mắt, bạn có thể phòng tránh được nguy cơ mắc bệnh. Nếu không có xà phòng và nước sạch, bạn hãy sử dụng chất khử trùng tay có chứa cồn.
Tập thể dục khoa học cũng là biện pháp bảo vệ hệ hô hấp bạn nên áp dụng. Mỗi người nên dành thời gian để hoạt động thể chất tối thiểu 30 phút/ngày (5 lần/tuần) để nâng cao sức khỏe tổng thể, trong đó bao gồm cả hệ hô hấp. Ngay cả các trường hợp đang bị bệnh phổi mạn tính cũng cần luyện tập thể dục thường xuyên theo tư vấn của bác sĩ để góp phần cải thiện những triệu chứng của căn bệnh này.
Bổ sung cho cơ thể đủ lượng nước cần thiết sẽ giúp làm loãng đàm, dịch nhầy trong đường thở hay phổi. Từ đó, việc đẩy các chất này ra ngoài cũng diễn ra dễ dàng hơn, giúp đường thở trở nên thông thoáng hơn. Mỗi người cần chủ động uống đủ lượng nước theo thể trạng của mình. Lưu ý, bạn đừng để cơ thể bị thiếu nước đồng thời cũng không nên uống quá nhiều nước. Việc uống đủ nước đặc biệt quan trọng với người bệnh COPD (phổi tắc nghẽn mạn tính), giúp người bệnh ho ra chất nhầy một cách dễ dàng hơn, góp phần cải thiện tình trạng khó thở.
Thực hiện những bài tập thở cũng là biện pháp rèn luyện hệ hô hấp, giúp cải thiện chức năng của phổi, hỗ trợ hệ hô hấp hoạt động hiệu quả hơn. Bạn có thể tham khảo và áp dụng những bài tập thở dưới đây:
Bạn cần ưu tiên việc tiêm vắc xin cúm hàng năm. Việc làm này giúp bảo vệ hệ hô hấp thông qua cách phòng ngừa nhiễm virus hoặc làm giảm mức độ nghiêm trọng của tình trạng nhiễm virus gây hại cho phổi. Nếu bạn chưa được chủng ngừa vắc xin Covid-19 thì có thể tham khảo thông tin từ các cơ sở y tế để tiến hành tiêm ngừa.
Mỗi người cần khám sức khỏe định kỳ vì đây là biện pháp bảo vệ hệ hô hấp hiệu quả. Thăm khám sức khỏe định kỳ là cách thức chủ động để giúp phòng ngừa bệnh phổi và những bệnh lý khác. Thăm khám sức khỏe và khai báo đầy đủ với bác sĩ sẽ giúp làm gia tăng cơ hội phát hiện bệnh từ sớm. Trong nhiều trường hợp, việc bắt đầu chữa trị sớm sẽ giúp phòng ngừa nguy cơ bệnh tiến triển nghiêm trọng.
Chủ động sàng lọc ung thư tại hệ hô hấp, chẳng hạn như ung thư phổi là việc làm cần thiết. Qua đó, bác sĩ có thể kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường, có phương hướng xử trí phù hợp. Việc phát hiện ung thư ở giai đoạn sớm giúp cho tiên lượng của người bệnh khả quan hơn, kéo dài thời gian sống, gia tăng cơ hội chữa trị thành công.
Bên cạnh việc tìm hiểu về các biện pháp bảo vệ hệ hô hấp, bạn cần biết tác nhân hay yếu tố nào gây hại cho hệ hô hấp. Hệ hô hấp của con người chịu tác động trực tiếp từ môi trường sống. Trong lúc hít không khí vào, mỗi người cũng đồng thời đưa các thành phần khác qua đường dẫn khí đi đến phổi. Mặc dù đường dẫn khí có các cơ chế giúp loại bỏ bớt mầm bệnh (như virus, vi khuẩn), bụi bẩn… nhưng vẫn chưa đủ khả năng bảo vệ toàn diện. Đặc biệt là trong trường hợp bạn phải tiếp xúc một cách thường xuyên với các tác nhân gây hại cho hệ hô hấp.
Một số tác nhân, yếu tố có thể tác động đến hệ hô hấp, đặc biệt là phổi, dẫn đến các vấn đề sức khỏe ở mức độ nhẹ đến nặng, gồm có:
Chúng ta đã biết hiện có các biện pháp bảo vệ hệ hô hấp nào, vậy bệnh lý hệ hô hấp nào cần được lưu tâm? Những bệnh lý thường gặp ở hệ hô hấp gồm có:
Để đặt lịch thăm khám, điều trị bệnh tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ:
Bài viết này đã phần nào nêu ra các biện pháp bảo vệ hệ hô hấp mà mỗi người có thể chủ động áp dụng. Ngay khi gặp những triệu chứng nghi do bệnh đường hô hấp gây ra, người bệnh nên nhanh chóng đến cơ sở y tế uy tín thăm khám.
Link nội dung: https://tcquoctesaigon.edu.vn/ho-hap-dien-ra-manh-nhat-trong-truong-hop-nao-sau-day-a80474.html