Nấm móng tay: Hình ảnh, dấu hiệu, nguyên nhân và phòng ngừa

Bệnh nấm móng xảy ra ở 10% dân số nói chung nhưng phổ biến hơn ở người lớn tuổi; tỷ lệ mắc bệnh là 20% ở những người trên 60 tuổi và 50% ở những người trên 70 tuổi. Nấm móng chia thành 2 khu vực, móng tay và móng chân, trong đó nấm móng tay phổ biến hơn nấm móng chân. Vậy nấm móng tay là gì? Dấu hiệu, nguyên nhân và cách phòng ngừa như thế nào?

Nấm móng tay

Nấm móng tay là bệnh gì?

Bệnh nấm móng tay là một bệnh nhiễm trùng do nấm ở móng tay gây ra tình trạng thay đổi tính chất ở móng thường gặp như đổi màu, dày lên và tách khỏi nền móng. Tỷ lệ mắc bệnh nấm móng tăng ở người lớn tuổi có liên quan đến bệnh mạch máu ngoại biên, rối loạn miễn dịch và đái tháo đường.

Nguy cơ mắc bệnh nấm móng cao hơn từ 1,9 - 2,8 lần ở những người mắc bệnh tiểu đường so với dân số nói chung. Ở những bệnh nhân bị nhiễm vi-rút gây suy giảm miễn dịch ở người, tỷ lệ mắc bệnh dao động từ 15% - 40%. (1)

Dấu hiệu bị nấm móng tay

Nấm móng tay có thể gây ra một số dấu hiệu thay đổi như: (2)

Móng tay dày lên và chuyển màu vàng là dấu hiệu của nấm móng tay
Móng tay dày lên và chuyển sang màu vàng là 1 trong số những dấu hiệu nấm móng tay

Nguyên nhân bị nấm móng tay

Có nhiều nguyên nhân bị nấm móng tay: (3)

Móng tay bị nấm có bao nhiêu loại?

Bệnh nấm móng tay được chia thành nhiều loại dựa trên các hình thái và phương thức xâm lấn móng. Nấm móng có thể được chia thành 4 loại:

Hình ảnh nấm móng tay thực tế

Nấm móng tay khiến móng trở nên giòn và dễ gãy
Nấm xâm nhập vào móng tay khiến móng trở nên giòn, dễ gãy hơn
Nấm móng tay làm mất thẩm mỹ của móng tay
Nấm làm mất tính thẩm mỹ của móng tay, khiến màu sắc trên móng không đồng đều
Móng tay đau đớn cản trở sinh hoạt thường nhật
Móng đau đớn gây cản trở sinh hoạt thường nhật

Nấm móng tay có nguy hiểm không?

Không. Nấm móng tay thường không nguy hiểm vì chúng không ảnh hưởng đến tính mạng, tuy nhiên móng bị nấm thường đổi màu, dễ gãy và dày lên làm bàn tay mất thẩm mỹ và gây mất tự tin, tạo nhiều cản trở trong cuộc sống hàng ngày. Thêm vào đó nấm móng còn gây đau, khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt, gây suy giảm chất lượng cuộc sống.

Một số trường hợp nấm còn lây lan sang móng hoặc vùng da khác trên cơ thể, lây lan sang những người xung quanh. Vì vậy khi có dấu hiệu nấm móng, người bệnh nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa Da liễu - Thẩm mỹ Da để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu móng ngày càng đổi màu, dày lên hoặc biến dạng, đây là lúc bạn nên tìm đến chuyên gia, bác sĩ để nhân được lời tư vấn kịp thời. Đặc biệt nếu bạn xuất hiện:

Phương pháp chẩn đoán bệnh nấm móng tay

Dưới đây là các phương pháp chẩn đoán nấm móng tay: (4)

Cách điều trị móng tay bị nấm hiệu quả

Điều trị nấm móng tay cần nhiều thời gian lên đến vài tháng, do đó sẽ có thể dùng thuốc bôi, thuốc uống hoặc kết hợp nhiều phương pháp điều trị: (5)

Cách phòng ngừa nấm móng tay tái phát

Tạo những thói quen sau đây có thể ngăn ngừa tái nhiễm nấm móng tay:

Nên hạn chế sơn móng tay hoặc gắn móng giả khi từng bị nấm móng tay
Đối với người từng bị nấm móng tay, nên hạn chế sơn móng tay hoặc gắn móng giả để ngăn ngừa tái nhiễm nấm

Một số câu hỏi liên quan

1. Nấm móng tay có tái phát sau điều trị không?

Có. Nấm móng tay dễ dàng tái phát kể cả sau khi đã điều trị khỏi hoàn toàn. Vi nấm luôn tồn tại trong môi trường, vì vậy kể cả sau khi điều trị móng đã trở lại trạng thái khỏe mạnh nhưng nếu lại tiếp xúc với nấm thì bệnh sẽ tái lại.

Thêm vào đó, nếu không giữ gìn móng tay sạch sẽ, sống trong môi trường ẩm ướt, người bệnh có hệ miễn dịch yếu hoặc tự ý ngừng điều trị khi các triệu chứng đã hết nhưng chưa có chỉ định của bác sĩ sẽ tăng nguy cơ nấm móng. Vì vậy người bệnh nên tuân thủ đúng theo phác đồ điều trị của bác sĩ, vệ sinh móng thường xuyên và xây dựng lối sống lành mạnh để tăng cường sức khỏe cho cơ thể, chống lại bệnh tật.

2. Nấm móng tay có tự khỏi không?

Không. Nấm móng tay thường không tự khỏi và có khả năng lan ra các móng khác và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Tuy không đe dọa đến tính mạng nhưng nấm móng tay lại ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, thế nên người bệnh nên đến tham vấn ý kiến bác sĩ khi bị nấm móng tay để được tư vấn và điều trị theo phác đồ phù hợp, tránh để bệnh kéo dài gây ra nhiều cản trở trong sinh hoạt thường nhật.

3. Nấm móng tay để lâu có sao không?

Mặc dù không đe dọa đến tính mạng, bệnh nấm móng có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như viêm mô tế bào, nhiễm trùng lan rộng, tổn thương mô và mất móng. Vì vậy khi nghi ngờ mình xuất hiện dấu hiệu nấm móng, bạn nên đến thăm khám bác sĩ ngay. (6)

Chuyên khoa Da liễu - Thẩm mỹ Da, BVĐK Tâm Anh TP.HCM là một trong những địa chỉ uy tín hàng đầu về điều trị và thẩm mỹ da tại khu vực miền Nam. Với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, tận tâm và được đào tạo bài bản về các kỹ thuật tiên tiến, chuyên khoa này đã giúp hàng ngàn bệnh nhân cải thiện tình trạng da và nâng cao sức khỏe, thẩm mỹ.

Mỗi bệnh nhân sẽ được xây dựng phác đồ điều trị riêng, đảm bảo phù hợp và hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, bệnh viện còn sở hữu hệ thống máy móc hiện đại, cơ sở vật chất tiên tiến và quy trình khám chữa bệnh khoa học, mang lại hiệu quả điều trị tối ưu và trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.

Tuy không phải là bệnh lý nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng nhưng nấm móng tay ra nhiều phiền toái, cản trở sinh hoạt hàng ngày và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Chủ động tìm hiểu về nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp bạn sớm nhận biết các dấu hiệu bệnh ngay từ giai đoạn đầu và điều trị kịp thời, gìn giữ nét đẹp cho đôi bàn tay.

Link nội dung: https://tcquoctesaigon.edu.vn/hinh-anh-mong-tay-dep-a79710.html