Phân đạm nitrat
Đặc điểm chung của nhóm phân này: hòa tan mạnh trong nước, chứa N ở dạng NO3-; mang điện tích âm nên không được đất giữ, dễ được cây hút, dễ bị rửa trôi và tham gia vào quá trình phản đạm hóa dẫn đến mất đạm cả ở thể khí. Thích hợp cho cây trồng trong điều kiện khó khăn, phân phát huy hiệu lực cao ở đất cạn, đều là các phân kiềm sinh lý,...
1. Canxi Nitrat (Ca (NO3)2.)
- Thành phần: 13 - 15%N; 25 - 36% CaO. Phổ biến là loại phân chứa 15 - 15,5%N và 25% CaO.
- Tính chất:
- Phân có dạng tinh thể hình viên tròn, màu trắng đục, hòa tan nhanh trong nước chứa đạm chứa dạng NO3-.
- Phân có tính kiềm sinh lý, dễ hút ẩm chảy nước, đóng thành tảng khó bảo quản. Đây là hạn chế khả năng sử dụng phân này trong điều kiện nhiệt đới ẩm của Việt Nam.
- NO3- không bị đất hấp phụ nên dễ được cây hút, ngay cả trong điều kiện không thuận lợi cho hút dinh dưỡng của cây (khô hạn, lạnh, đất chua, mặn,...) nhưng cũng dễ bị rửa trôi.
- Không bị mất đạm ở thể khí như phân amon, nhưng NO3- nếu không được cây trông sử dụng hết, dễ bị rửa trôi, hoặc tham gia vào quá trình Nitrat hóa.
- Đặc điểm sử dụng:
- Phân Canxi Nitrat rất thích hợp với các cây trồng cạn, đặc biệt cho các cây gặp điều kiện khó khăn (khô hạn, đất mặn, chua, cây trồng vụ đông, cây trồng trên đất có thành phần cơ giới nặng.
- Phân cũng thích hợp để bón lót trên đất chua, đất mặn, đất phèn, do tác động làm giảm độ chua của đất.
- Thích hợp để phun lên lá cho cây trồng.
- Dạng phân đạm, này được sử dụng nhiều trong cây trồng không dùng đất (trồng cây trong dung dịch, trong cát, trên giá thể) để vừa cung cấp đạm, vừa cung cấp Ca cho cây.
- Sử dụng cho lúa có hiệu quả không cao do NO3- dễ bị rửa trôi, nhưng dùng lượng vừa phải để bón thúc ở thời kỳ làm đòng đến trỗ bông cho lúa trên đất chua phèn lại có hiệu quả cao.
2. Nitrat natri (NaNO3)
-
Thành phần: 15 - 16%N, 25 - 26%Na và một số yếu tố vi lượng.
-
Tính chất: dễ hòa tan trong nước, dễ hút ẩm, chảy nước có tính kiềm. Do có nhiều Na nên dễ làm keo đất phân tán, đất chai lại, không tơi xốp.
-
Đặc điểm sử dụng: Thích hợp cho cây có nhu cầu Na cao (củ cải đường), cây lấy rễ và thích hợp bón cho đất chua.
Xem thêm: BỘ ĐÔI 3M CÓC - QUÝ HƠN VÀNG - DỄ DÀNG GIẢI QUYẾT NỖI LO NGUY HẠI CHO CÂY TRÁI
BỘ ĐÔI KÍCH RỄ DƯỠNG CÂY XANH
BỘ ĐÔI RA HOA CỰC MẠNH
Phân đạm amoni nitrat (đạm 2 lá NH4NO3)
Là phân vừa có tính chất của phân Amon lại vừa có tính chất của phân Nitrat.
- Thành phần: amon Nitrat nguyên chất chứa 35%N.
- Do Amon Nitrat dễ hút nước và chảy rữa, nên các nhà sản xuất thường đưa thêm chất bổ trợ dễ bảo quản. Chất bổ trợ có thể là CaCO3, Sét, hoặc kisengua. Do vậy có nhiều phân đạm Amoni Nitrat.
- Phân amoni Nitrat tỷ lệ đạm thấp 22%N.
- Phân amoni Nitrat tỷ lệ đạm trung bình 26 - 27,5%N.
- Phân amoni Nitrat tỷ lệ đạm cao 33 - 34,5%N.
-
Tính chất:
-
Dạng tinh thể thô màu trắng.
-
Là phân chua sinh lý yếu do cây hút NH4+ mạnh hơn để lại NO3-, tạo khả năng gây chua đất nhưng tác dụng gây chua không cao.
-
Phân không có ion thừa.
-
Phân khó bảo quản do hút ẩm mạnh, chảy rửa.
-
-
Đặc điểm sử dụng:
-
Bón cho nhiều loại cây trồng khác nhau, thích hợp với cây trồng cạn, vụ đông, hiệu quả kém với lúa nước (vì NO3- linh động, dễ bị rửa trôi và bị khử thành N2).
-
Là phân không phổ biến ở Việt Nam.
-
Phân đạm amit
Đây là nhóm phân đạm chứa đạm ở dạng amit - NH2 hay được chuyển hóa thành NH2. Phân đạm amit thường được xếp vào phân amon, vì sau khi bón vào đất các loại phân đạm amit đều được chuyển thành amon cacbonat, rồi mới chuyển hóa tiếp và cung cấp đạm cho cây.
1. Phân ure CO (NH2)2:
Phân đạm ure hay Cacbomit là dạng phân đạm tiêu biểu của nhóm phân đam amit và là dạng phân đạm phổ biến nhất trong thực tế sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam hiện nay.
- Thành phần: Chứa 46% N, không quá 2% biure (nếu >2% sẽ gây độc cho hầu hết các loại cây trồng, giảm hiệu quả của phân.
- Tính chất:
- Phân ure có dạng tinh thể, viên tròn hình trứng cá, kích thước hạt 1 - 3mm, màu trắng đục hay trắng ngà, không mùi, hòa tan nhanh trong nước, rất linh động.
- Phân ure có thể coi là có phản ứng trung tính sinh lý, do sau khi bón vào đất ure chuyển hóa thành cacbonat amon tuy tạm thời làm cho đất kiềm. Ion NH4+ được tạo thành có thể được cây, vi sinh vật sử dụng, hoặc keo đất hấp phụ, ngoài ra có thể bị Nitrat hóa thành HNO3 mà tạm thời làm cho đất chua. Nhưng sau 1 thời gian cây hút đạm ở 2 dạng NH4+ và NO3-; gốc axit và gốc kiềm đều biến mất, nên độ pH trong đất thay đổi không đáng kể.
- Ở nhiệt độ >20 độ phân hút ẩm chảy nước, trở nên nhợt nhớt và lạnh, có thể vón cục và đóng tảng gây ra ảnh hưởng xấu đến trạng thái vật lý, và sử dụng của phân.
- Phân ure còn được gọi là phân amon hiệu quả chậm, do sự chuyển hóa của ure trong đất thành amon cần thiết cho việc cung cấp dinh dưỡng thuận lợi cho cây lại tùy thuộc vào nhiệt độ, ẩm độ, chất hữu cơ, pH đất, vi sinh vật,...Trong đó quan trọng nhất là nhiệt độ. Nhiệt độ môi trường 30 độ C quá trình xảy ra nhanh (3 ngày) nhiệt độ thấp 10 độ C, quá trình xảy ra chậm hơn nhiều (10 ngày).
- Phân ure có thể bị mất NH3 khi bón vãi phân trực tiếp trên mặt đất (không vùi phân vào đất sau khi bón) do phân sau khi được chuyển hóa thành amon cacbonat, chất này không bền vững, dễ bị phân hủy thành amoniac và bicacbonat amon mà dẫn đến mất đạm dưới dạng NH3. Quá trình này xảy ra mạnh trong môi trường từ trung tính đến kiềm. Khi đất có ẩm, NH3 có thể tạo thành NH4OH mà hạn chế việc mất NH3.
- Phân ure còn có thể bị mất đạm trong điều kiện nhiệt độ cao vì sau khi chuyển thành cacbonat amon, chất này có thể kết hợp với nước và CO2 chuyển thành Bicacbonat amon. Bicacbonat amon được tạo thành trong các phản ứng chuyển hóa trên dễ bị phân hủy, trong điều kiện nhiệt độ cao tạo khả năng mất đạm ở dạng NH3.
-
Đặc điểm sử dụng:
-
Phân sử dụng tốt cho nhiều loại cây trồng (do thành phần của phân không có ion gây hại).
-
Phân có thể sử dụng tốt trên các loại đất khác nhau đặc biệt thích hợp trên đất chua, đất bạc màu, đất rửa trôi mạnh.
-
Phân có thể sử dụng dưới nhiều hình thức: bón lót, bón thúc, bón vào đất hoặc phun lên lá, (nên sử dụng phân có hàm lượng biure thấp tốt nhất là <0.25%; chú ý tới nồng độ dinh dưỡng để phun. Nồng độ dinh dưỡng còn phụ thuộc vào thời kỳ dinh dưỡng của cây.
-
Ure còn có thể sử dụng cho vào khẩu phần thức ăn chăn nuôi, có nhiều ứng dụng khác trong công nghiệp.
-
Để tránh quá trình amon hóa phân ure trên mặt đất, dẫn đến mất đạm cần bón sâu 10 - 14cm vào đất (bón cho cây trồng cạn cần vùi phân sâu vào đất hay dùng nước tưới hòa phân đưa phân thấm xuống sâu, bón cho lúa cần bón vào tầng khử của đất.
-
Không được bón phân trực tiếp dưới trời nắng gắt, trời mưa sẽ làm mất đạm.
-
Do hàm lượng dinh dưỡng có trong phân cao, nên trộn phân thêm với đất bột, phân chuồng mục,...để tăng khối lượng cho dễ bón.
-
2. Phân Canxi xianamit (CaCN2):
- Thành phần: 20 - 23%N, 20 - 54%CaO.
- Tính chất: Phân nguyên chất có dạng bột màu trắng. Phân lẫn tạp chất có dạng bột màu đen. Phân không tan trong nước, dễ gây bỏng và tính sát trùng cao (diệt nấm, bệnh u rễ bắp cải, sâu bọ hung, bổ củi, tuyến trùng, ký sinh trùng gia súc) có phản ứng kiềm.
- Đặc điểm sử dụng:
- Bón phải trộn đều với đất và bón trước khi gieo cấy ít nhất 2 - 3 tuần. Vì các chất trung gian hình thành có thể gây độc cho vi sinh vật đất. .
- Ngoài tác dụng làm phân bón xianamit canxi còn có tác dụng diệt trùng, diệt nấm bệnh do phân chứa 20 - 54% CaO ở dạng rất hoạt động đồng thời thích hợp để cải tạo các loại đất sét, và đất đã mất nhiều vôi.
- Có tác dụng làm rụng lá bông, để có thể thu hoạch bằng máy.
- Có thể dùng làm phân bón thúc, nhưng phải ủ trước với đất.
Thông tin liên hệ :
CÔNG TY PHÂN BÓN NÔNG NGHIỆP VIỆT ÂU
Địa chỉ: 28C6 đường DN4, P. Tân Hưng Thuận, Quận 12, Tp.HCM
Hotline: 0938 853 899
Email: vietauagri@gmail.com
Website: https://vietaugroup.vn/
Youtube: https://www.youtube.com/c/VIETAUTV/featured