Chu kỳ tăng trưởng tóc diễn ra như thế nào?

Tóc là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên vẻ đẹp, sự tự tin cho mỗi người. Bên cạnh đó, mái tóc còn giúp bảo vệ da đầu khỉ các tổn thương, vi khuẩn và các tác động động từ môi trường. Tuy nhiên để có một mái tóc suôn mượt và khỏe mạnh thì trước hết cần phải hiểu rõ về cấu trúc và chu kỳ tăng trưởng tóc.

Cấu trúc của tóc

Tóc là những sợi mảnh dài, bao phủ toàn bộ da đầu con người được cấu tạo từ chất sừng keratin (chiếm đến 70%) cùng các hợp chất khác như nước, chất béo, vitamin, hydrat cacbon và một số khoáng chất như canxi, biotin, nitơ, lưu huỳnh,…

Tóc được cấu tạo gồm 2 phần hai riêng biệt bao gồm nang tóc nằm trong da và thân tóc phát triển lên phía trên da đầu.

Chu kỳ tăng trưởng tóc diễn ra như thế nào? 2
Tóc có cấu tạo gồm 2 phần hai riêng biệt bao gồm nang tóc và thân tóc

Nang tóc

Nang tóc là một cấu trúc hình túi nằm ở lớp biểu bì trải dài xuống lớp hạ bì của da. Trong cấu trúc nang tóc có phần đáy phình ra được gọi là bầu tóc. Bên trong của bầu tóc chứa các mao mạch và các dây thần kinh có vai trò cung cấp các dưỡng chất để nuôi dưỡng các tế bào mầm tóc. Nhờ đó mà các tế bào mầm tóc sẽ phát triển, đẩy ra ngoài nhằm tạo nên phần thân tóc.

Ngoài ra, trong cấu trúc của nang tóc còn bao gồm hai bộ phận quan trọng khác là phình tóc (nơi chứa các tế bào mầm tóc) và nhú bì (nơi tăng sinh và biệt hóa các tế bào mầm tóc thành sợi tóc hoàn chỉnh). Xung quanh nang tóc còn có các tuyến bã nhờn hay tuyến dầu có vai trò sản xuất dầu tự nhiên giúp bảo vệ và duy trì sức khỏe của tóc.

Thân tóc

Thân tóc là phần tóc có thể nhìn thấy phía trên da đầu được tạo thành từ một loại protein gọi là keratin. Thân tóc có cấu tạo gồm 3 lớp bao gồm: Lớp bên trong cùng là tủy, lớp thứ hai là vỏ và lớp ngoài cùng là biểu bì.

Lớp tủy

Lớp tủy là lớp trong cùng của tóc, bao gồm một lõi mỏng có chứa các hạt chất béo. Lớp tủy có thể giúp củng cố thêm độ cứng và cung cấp khả năng cách nhiệt cho sợi tóc. Hầu hết lớp tủy chỉ xuất hiện ở những mái tóc khỏe, đối với các mái tóc yếu mỏng và thiếu dinh dưỡng, lớp tủy có thể bị tiêu biến hoặc không phát triển đầy đủ.

Lớp vỏ

Vỏ là lớp giữa và chiếm phần lớn trong cấu tạo của thân tóc. Đây còn là lớp dày nhất của tóc gồm các bó sợi nhỏ và hợp chất melanin hợp thành.

Melanin là các hạt sắc tố tự nhiên quyết định màu sắc của tóc. Thông thường có hai loại Melanin chính là Eumelanin và Pheomelanin lần lượt là sắc tố nâu đen và sắc tố nâu đỏ. Tuỳ thuộc vào các yếu tố của môi trường, di truyền, độ tuổi mà tỉ lệ số lượng sắc tố melanin bị thay đổi. Điều này khiến cho tóc có thể thay đổi từ đen sang bạc hoặc vàng sang nâu.

Lớp biểu bì

Đây là lớp ngoài cùng của tóc được cấu tạo bao gồm các lớp vảy keratin xếp chồng lên nhau. Bên ngoài lớp biểu bì còn được bao phủ bởi một lớp dầu với nhiệm vụ chống thấm nước và giữ ẩm cho tóc.

Chu kỳ tăng trưởng tóc diễn ra như thế nào? 3
Thân tóc là phần tóc nhô lên khỏi da đầu

Chu kỳ tăng trưởng tóc

Tóc trên da đầu sẽ dài ra khoảng 3 đến 4mm mỗi ngày tương đương với khoản 1 - 1,5cm mỗi tháng và phát triển chậm lại khi tóc đạt chiều dài hơn 25cm. Thông thường mỗi sợi tóc có tuổi đời trung bình khoảng 2 - 6 năm và mỗi chu kỳ tăng trưởng của tóc trải qua 3 giai đoạn bao gồm:

Giai đoạn Anagen

Giai đoạn Anagen là giai đoạn dài nhất trong các giai đoạn của chu kỳ tăng trưởng tóc. Trung bình giai đoạn này sẽ kéo dài từ 2 - 6 năm ở phụ nữ và 2 - 4 năm ở đàn ông.

Trong giai đoạn này, các tế bào mầm tóc liên tục di chuyển xuống nhú bì để tăng sinh và biệt hóa tạo thành sợi tóc nhú dần ra ngoài da đầu. Giai đoạn anagen kéo dài càng lâu, tốc độ mọc tóc và dài tóc càng nhanh. Thông thường, khoảng 85 - 95% tóc trên da đầu đang ở giai đoạn này, 25% còn lại sẽ nằm trong 2 giai đoạn sau.

Giai đoạn Catagen

Giai đoạn Catagen là giai đoạn chuyển tiếp của giai đoạn Anagen. Trong giai đoạn này kích thước của nhú bì sẽ giảm đến một nửa, các tế bào mầm tóc dừng hoạt động phân bào và các tế bào tiền thân của sợi tóc ngừng biệt hóa.

Chu kỳ tăng trưởng tóc diễn ra như thế nào? 1
Mỗi chu kỳ tăng trưởng của tóc sẽ trải qua 3 giai đoạn bao gồm Anagen, Catagen và Telogen

Tóc lúc này sẽ ngừng phát triển, nang tóc bắt đầu co lại còn khoảng 1/6 đường kính so với ban đầu và tách khỏi nhú bì. Giai đoạn này thường kéo dài khoảng 3 tuần và chỉ chiếm khoảng 1 - 2% số lượng sợi tóc trên đầu.

Giai đoạn Telogen

Telogen là giai đoạn nghỉ ngơi và thường chiếm từ 6% đến 8% số lượng sợi tóc trên đầu. Trong giai đoạn telogen, nang lông hoàn toàn nghỉ ngơi, sợi tóc bắt đầu bị đẩy ra khỏi da đầu và bầu tóc mới bắt đầu được hình thành. Giai đoạn này thường kéo dài trong 2 - 3 tháng trước khi tóc rụng và tóc mới tái sinh, bắt đầu lặp lại một chu kỳ tăng trưởng tóc mới.

Theo nghiên cứu, mỗi người có khoảng 100 - 120 nghìn sợi tóc trên đầu và mỗi ngày có thể sẽ rụng khoảng 60 - 100 sợi tóc. Tuy nhiên khi rụng nhiều hơn 100 sợi trong một ngày thì đó có thể là biểu hiện của một bệnh lý nào đó đang mắc phải.

Chu kỳ tăng trưởng tóc bị ảnh hưởng bởi các yếu tố nào?

Một số các yếu tố có thể gây ảnh hưởng đến chu kỳ tăng trưởng tóc bao gồm:

Yếu tố nội tiết

Nội tiết tố nữ và nam đều góp phần đáng kể đối với sức khỏe và sự phát triển của tóc. Nồng độ hormone giảm do quá trình lão hóa dẫn đến tóc mọc chậm, tóc mỏng và kém bóng mượt.

Di truyền

Yếu tố di truyền đóng vai trò quan trọng quyết định mật độ, kết cấu và sự phát triển của tóc. Nếu gia đình có tiền sử bị rụng tóc hay bạc tóc sớm thì bạn rất có thể gặp tình trạng tương tự. Đôi khi bệnh hói đầu có thể là hậu quả của chứng rụng tóc do di truyền.

Căng thẳng

Căng thẳng là một trong những nguyên nhân tác động tiêu cực đến sự phát triển của tóc. Căng thẳng tâm lý nặng nề làm gián đoạn chu kỳ phát triển của tóc, tế bào mầm tóc bị tổn thương dẫn đến giai đoạn mọc tóc bị rút ngắn lại và thúc đẩy giai đoạn chờ rụng đến nhanh.

Chu kỳ tăng trưởng tóc diễn ra như thế nào? 4
Căng thẳng có thể gây ảnh hưởng đến chu kỳ tăng trưởng tóc

Điều này khiến cho tóc rụng nhiều hơn và tóc mọc chậm hơn, tóc cũ đã rụng mà tóc mới chưa mọc lên kịp.

Chế độ dinh dưỡng

Tóc có cấu tại chủ yếu là keratin do đó việc bổ sung các thực phẩm giàu protein có thể hỗ trợ giúp tóc chắc khỏe. Ngoài ra, các nhóm vitamin cũng có nhiệm vụ kích thích chu kỳ tăng trưởng tóc, kéo dài giai đoạn anagen và trì hoãn giai đoạn telogen.

Chăm sóc tóc không đúng cách

Việc chăm sóc không đúng cách cũng là một trong những yếu tố gây ảnh hưởng đến chu kỳ tăng trưởng tóc. Các dụng cụ làm tóc như máy sấy nóng, máy uốn, duỗi tóc tác dụng nhiệt và quy trình thẩm mỹ có thể khiến tóc bị hư tổn và gãy rụng. Đôi khi việc làm sạch tóc quá mức cũng có thể thúc đẩy rụng tóc do làm mất đi lớp dầu tự nhiên bảo vệ trên tóc.

Sản phẩm có thành phần hại tóc

Một số sản phẩm dành cho tóc có thể chứa các hóa chất có tác dụng mạnh làm yếu và hư tổn tóc, dẫn đến rụng tóc tạm thời. Bạn nên tránh dùng dầu gội có chứa polyethylene glycol và cồn, thuốc nhuộm tóc có chứa paraphenylenediamine vì nó có thể làm gãy tóc, kích ứng da đầu.

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn biết thêm thông tin về cấu trúc của tóc cũng như chu kỳ tăng trưởng tóc. Mỗi chu kỳ tăng trưởng tóc gồm nhiều giai đoạn khác nhau nhằm tạo nên một mái tóc dày và chắc khỏe.

Xem thêm:

Link nội dung: https://tcquoctesaigon.edu.vn/toc-moc-bao-lau-a70695.html