Những câu chuyện bí ẩn chưa có lời giải đáp trên thế giới
Làng sinh đôi
Báo Vietnamnet dẫn nguồn trang tin Northeast cho biết, ngôi làng xa xôi hẻo lánh Kodinhi thuộc quận Malappuram của bang Kerala, Ấn Độ được mệnh danh là “làng sinh đôi”. Nơi đây có tới 220 cặp sinh đôi trên tổng dân số khoảng 2.000 người.
Các nhà khoa học cho rằng nguồn nước nhiễm hóa chất trong vùng là nguyên nhân dẫn tới hiện tượng kỳ lạ. Trên thực tế, nguồn nước tại làng Kodinhi cũng rất hiếm.
Nhiều người dân địa phương cho biết hiện tượng sinh đôi đã có cách đây từ 60 - 70 năm, và đến nay vẫn chưa rõ nguyên nhân là gì.
Nhà không cửa
Tại ngôi làng Shani Shingnapur ở bang Gujarat, không có tòa nhà, cửa hàng hay trường học nào lắp cửa. Để đảm bảo sự riêng tư, mỗi ngôi nhà chỉ dựng một khung cửa gỗ nhỏ và để rèm kéo ngang.
Dù không có cửa che chắn, nhưng người dân làng không hề lo lắng về an ninh, bởi nơi đây chưa từng xảy ra bất cứ vụ trộm cắp nào.
Họ coi mọi tài sản trong nhà đều được thần Shani, vị thần Hindu nổi tiếng với sự nóng nảy và tính cương trực, bảo vệ nên không bao giờ bị đánh cắp. Nếu ai phạm luật sẽ bị Thần Shani trừng phạt.
Sự mất tích của một binh đoàn La Mã
Tạp chí Tri thức trực tuyến dẫn nguồn cuốn Bí ẩn mãi mãi là bí ẩn cho hay, sau khi một đội quân La Mã kém cỏi của tướng Crassus bị quân Ba Tư đánh bại, người ta cho rằng một nhóm nhỏ tù binh chiến tranh đã băng qua sa mạc và cuối cùng gia nhập quân đội của 17 năm sau. Sử gia Ban Gu sống ở Trung Quốc thế kỷ I ghi lại trận đối đầu với đội quân lạ lùng chiến đấu theo đội hình vảy cá, một nét đặc trưng của quân đội La Mã.
Một sử gia thuộc Đại học Oxford so sánh các tài liệu cổ và cho rằng tàn quân La Mã đã xây dựng một thị trấn nhỏ tên Liqian (cách viết của từ “La Mã” theo tiếng Trung) gần sa mạc Gobi. Các nhà khoa học đang tiến hành thử nghiệm DNA để chứng minh cho giả thiết trên và để giải thích một số đặc điểm của hậu duệ đội quân này hiện nay: mắt màu lục, tóc vàng và thú vui đấu bò.
Thành phố Helike biến mất thế nào?
Nhà văn Hy Lạp Pausanias đã miêu tả lại cảnh tượng trận động đất kinh hoàng đã phá hủy thành phố Helike trong một đêm, kéo theo một cơn sóng thần khủng khiếp nhấn chìm tất cả những gì còn sót lại của thủ phủ phồn thịnh một thời.
Thủ đô của liên minh các thành bang vùng Achae này là trung tâm thờ phụng thần biển cả Poseidon. Ngoài các văn tự Hy Lạp cổ, không có dấu hiệu gì cho thấy thành phố này từng tồn tại cho đến khi một nhà khảo cổ phát hiện đồng tiền Helike có chạm khắc hình đầu thần Poseidon.
Năm 2001, hai nhà khảo cổ xác định được vị trí của thành phố Helike bên dưới một lớp bùn và sỏi. Công tác khai quật đang được thực hiện và các nhà khoa học hy vọng sẽ tìm hiểu được quá trình phát triển và diệt vong của thành phố vốn được một số người xem là thành phố Atlantis trong huyền thoại.
Cây cầu ở Overtoun khiến những con chó tự tử
Cây cầu Overtoun, gần thị trấn Dumbarton, dường như có khả năng "xui khiến" những con chó tự tử. Kể từ đầu những năm 1960, khoảng 50 chú chó đã chết và hàng trăm con khác nhảy xuống từ trên cầu nhưng may mắn vẫn sống sót, dựa trên trang Atlas Obscura.
Hiệp hội phòng chống ngược đại động vật ở Scotland đã cử đại diện điều tra nhưng lại không có kết quả gì cả. Về khoa học, không có điều gì chắc chắn rằng những con chó lại có khả năng hình thành ý định tự tử. Cứ như có một cái gì đó đang dụ dỗ những con chó nhảy khỏi cây cầu, thường là đều từ cùng một vị trí, và luôn luôn trong những ngày nắng, khô hanh.
Nhiều giả thuyết được đưa ra, trong đó gồm: giả thuyết cây cầu bị ma ám (đây là một giả thuyết khá phổ biến sau khi một người đàn ông địa phương ném con trai của mình khỏi cây cầu vào năm 1994); giả thuyết một con chồn đánh dấu khu vực với mùi hương mà những con chó gần như không thể cưỡng lại; và một sự bất thường âm thanh tồn tại ở cây cầu mà chỉ những con chó có thể nghe thấy...
Trên đây là những câu chuyện bí ẩn chưa có lời giải đáp trên thế giới. Không ít hiện tượng khiến các nhà khoa học đau đầu nhưng vẫn không thể tìm ra lời giải thích, hoặc rất khó để đưa ra được câu trả lời hợp tình hợp lý.
Link nội dung: https://tcquoctesaigon.edu.vn/chuyen-bi-an-co-that-a68232.html