Dù là lĩnh vực còn khá mới và chưa phổ biến ở Việt Nam, thế những Khoa học xã hội và hành vi vẫn thu hút không ít sự quan tâm của thế hệ Gen Z bởi cơ hội việc làm rất lớn.
Khác với với khoa học tự nhiên về các chủ đề như vật lí, sinh học hay hóa học, khoa học xã hội và hành vi hướng đến phân tích các mối quan hệ, hành vi giữa cá nhân và xã hội, cũng như sự phát triển và hoạt động của các xã hội. Những thông tin được rút ra từ nghiên cứu khoa học xã hội có thể được sử dụng để giúp định hình chiến lược của công ty và chính sách của chính phủ.
Các ngành đào tạo thuộc lĩnh vực Khoa học xã hội và hành vi: Quan hệ quốc tế, Tâm lý học, Đông phương học, Việt Nam học.
Đội ngũ đào tạo
Hướng đến đào tạo nguồn nhân lực có kiến thức, kỹ năng phân tích các vấn đề xã hội và hành vi con người, đội ngũ giảng viên của lĩnh vực này quy tụ những nhà tâm lý học, chuyên gia về khoa học xã hội, giảng viên quốc tế về văn hóa Nhật Bản hay Hàn Quốc.
Tập thể giảng viên khoa Khoa học giáo dục (ngành Tâm lý học)
Tập thể giảng viên khoa Du lịch
Ban chủ nhiệm khoa Ngoại ngữ
Hệ thống phòng thực hành
Dù là lĩnh vực phụ thuộc nhiều vào phương pháp giải thích và nghiên cứu định tính, không đòi hỏi trang bị các máy móc hay thiết bị, thế nhưng Trường ĐH Nguyễn Tất Thành vẫn đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người học thông qua các không gian thực hành chuyên môn như: phòng tham vấn tâm lý, …
Phòng tham vấn tâm lý không chỉ là nơi để sinh viên thực hành mà còn là địa điểm tư vấn tâm lý đáng tin cậy của sinh viên NTTU
Những hoạt động trên lớp và ngoại khóa vui nhộn và bổ ích đối với sinh viên lĩnh vực Khoa học xã hội và hành vi
Liên kết doanh nghiệp
Với triết lý đào tạo “Thực học - Thực hành - Thực danh - Thực nghiệp”, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành đã không ngừng mở rộng mạng lưới doanh nghiệp thực hành dành cho sinh viên. Nhà trường thường xuyên tổ chức các buổi workshop, tham quan các doanh nghiệp, trung tâm hỗ trợ, các cơ sở tham vấn tâm lý, …
Các ngành đào tạo
Thực hiện: Hồng Quang
Link nội dung: https://tcquoctesaigon.edu.vn/khoa-hoc-xa-hoi-va-hanh-vi-a68039.html