Lau dọn bàn thờ Thần Tài dịp cuối năm hay những ngày thường trong năm đều rất quan trọng. Cẩn thận tránh những điều kiêng kỵ khi lau dọn bàn thờ Thần Tài vừa giúp gia chủ thể hiện được cái tâm của mình, vừa tránh điều xui rủi ảnh hưởng đến lộc làm ăn buôn bán. Đọc bài viết ngay bên dưới để tìm hiểu thông tin chi tiết!
Thờ Thần Tài được rất nhiều chủ hộ kinh doanh, buôn bán thực hiện. Đây cũng là nét đẹp trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt từ xưa. Lễ cúng Thần Tài - Ông Địa được thực hiện quanh năm nhưng đặc biệt nhất là vào ngày mùng 10 tháng Giêng (Âm lịch).
Trong văn hóa tín ngưỡng Đông phương, Thần Tài là vị thần cai quản tiền bạc và của cải của gia chủ. Bởi vậy, việc thờ cúng cũng như lau dọn bàn thờ Thần Tài đều rất quan trọng. Nếu chỉ lau dọn bàn thờ Thần Tài qua loa, không thể hiện cái tâm của mình với các vị Thần, không chú ý đến những điều kiêng kỵ có thể sẽ ảnh hưởng đến công việc buôn bán, đem tới những xui rủi không đáng có.
Những điều kiêng kỵ khi lau dọn bàn thờ Thần Tài Sapo tổng hợp dưới đây được đúc kết từ chiêm nghiệm của nhiều người, bạn có thể tham khảo để thực hiện.
Đây là một trong những đại kỵ khi lau dọn bàn thờ Thần Tài gia chủ nào cũng nên tránh. Người xưa quan niệm rằng, bàn thờ Thần Tài với bát nhang ở trung tâm rất linh thiêng, cai quản tiền bạc, vận may làm ăn của gia chủ. Việc xê dịch bát nhang có thể khiến bàn thờ Thần Tài “động”, ảnh hưởng không tốt đến mọi việc buôn bán.
Ngoài xê dịch bát hương, việc rút hết chân nhang và đổ tro đi cũng được liệt vào danh sách những điều nên tránh vì dễ gây “tán tài” (tiêu hao tài sản) của gia chủ. Trường hợp gia đình muốn thay bát nhang, hãy nhẹ nhàng rút chân hương và dùng thìa xúc tro ra ngoài rồi rửa sạch để tôn nhang lại.
Một trong những điều kiêng kỵ khi lau dọn bàn thờ Thần Tài là sử dụng khăn lau không sạch. Bàn thờ Thần Tài rất linh thiêng nên việc sử dụng những đồ như vậy để lau dọn là điều nên tránh vì dễ thu nạp những sinh khí không tốt. Gia chủ nên sắm một chiếc chổi lông, khăn chuyên dụng chỉ dùng vào việc lau bàn thờ, tránh dùng khăn đó để làm những việc khác như lau bàn ghế, kệ tủ.
Nên dùng khăn mới để lau bàn thờ Thần Tài, lau xong giặt sạch phơi khô để sử dụng cho lần sau.
Thay vì dùng nước lạnh, gia chủ nên sử dụng nước ấm có hương thơm tinh dầu để lau bàn thờ Thần Tài cũng như các vật phẩm cúng trên ban thờ. Cẩn thận hơn, người xưa khuyên bạn nên đun một nồi nước có 5 loại lá tương ứng với ngũ vị hương để lau bàn Thờ Thần Tài. Hay được sử dụng và dễ kiếm nhất là những loại lá như: Bưởi, lá trầu, xả, lá nếp, quế khô, lá bồ đề… Tùy từng mùa mà gia chủ có thể chọn loại nước lá phù hợp.
Trong quá trình lau, bạn cũng không nên đổ nước tràn ra bàn thờ mà phải dùng khăn bông mềm sạch thấm nước để lau cẩn thận.
Một trong những điều kiêng kỵ khi lau dọn bàn thờ Thần Tài tiếp theo bạn nên chú ý là bỏ hoa quả đã héo úa xuống. Những đồ lễ đã héo mang sinh khí không tốt, đại diện cho những điềm xui xẻo, đi xuống, tiền tài rơi rụng…
Một trong những đại kỵ khi lau dọn bàn thờ Thần Tài là làm vỡ các vật phẩm như tượng Thần Tài, Ông Địa, bát nhang, hũ gạo, hũ muối, hũ nước, 5 chén hình chữ thập… Sự đổ vỡ khiến chúng ta liên tưởng đến những điều không may và làm bể đồ thờ cúng lại càng kiêng kỵ. Vì vậy, khi lau dọn bàn thờ Thần Tài, bạn cần cẩn trọng hơn.
Theo quan niệm dân gian, 3 ngày đầu tháng (mùng 1, mùng 2, mùng 3) là những ngày gia chủ không nên lau dọn bàn thờ Thần Tài để tránh làm tán tài, tán lộc kinh doanh buôn bán. Ngoài 3 ngày đầu tháng, các ngày giữa tháng 14, 15, 16 cũng không nên lau dọn vì đây là những ngày vượng âm, công việc lau dọn bàn thờ Thần Tài cũng không phù hợp.
Để tránh những điều kiêng kỵ khi lau dọn bàn thờ Thần Tài, bạn nên chú ý tới cách dọn dẹp bàn thờ Thần Tài được chiêm nghiệm bởi nhiều người dưới đây.
Lau dọn bàn thờ Thần Tài là việc quan trọng, vì vậy quan tâm đến những kiêng kỵ khi lau dọn bàn thờ Thần Tài gia chủ không thể bỏ qua việc chọn ngày lau dọn. Ngày được chọn là ngày Hoàng Đạo, cẩn thận hơn có thể là ngày hợp với công việc tế tự hoặc ngày bách sự nghi dụng.
Lau dọn bàn thờ thường được thực hiện vào tháng 12 âm lịch
Theo quan niệm của dân gian, thời gian tốt nhất để bao sái bàn thờ Thần Tài là sau ngày 23, bởi đây là thời điểm ông Công ông Táo về trời, việc dọn dẹp sạch sẽ giúp gia chủ thể hiện lòng thành, tâm ý và công đức của mình với các vị thần linh.
Xem thêm: Ngày vía Thần Tài 2024 là ngày nào? Bạn nên làm gì để buôn may bán đắt
Tùy tâm mà việc lau dọn bàn thờ Thần Tài có thể thực hiện theo chủ ý của gia chủ, miễn là không phạm phải những điều kiêng kỵ khi lau dọn bàn thờ Thần Tài ở trên. Dưới đây là một số bước để bạn tham khảo, tránh những đại kỵ khi lau dọn.
Bước 1: Chuẩn bị trước khi lau bàn thờ Thần Tài
Những ngày bình thường, gia chủ không cần quá phức tạp trong việc chuẩn bị, nhưng với việc lau dọn bàn thờ cuối năm, công đoạn chuẩn bị là vô cùng quan trọng để thể hiện sự kính trọng và lòng thành của chính gia chủ.
Những việc cần chuẩn bị bao gồm:
Lễ vật thờ thần tài không cần quá nhiều, tránh lãng phí
Đọc thêm: Mách bạn mâm lễ cúng Thần Tài đầy đủ nhất và bài cúng Thần Tài cầu tài lộc năm 2022
Quan niệm dân gian cho rằng, các vị thần linh đều là những người ưa sạch sẽ và không thích bụi bẩn hay sự bừa bộn, vì vậy gia chủ cần hết sức lưu ý và thường xuyên giữ bàn thờ sạch sẽ.
Bước 2: Thắp hương thành tâm
Việc thắp hương là điều cần thiết để thông báo cho các vị Thần linh biết về việc dọn dẹp, mời các Ngài tạm lánh nơi khác để gia chủ bắt đầu lau dọn.
Gia chủ cần thắp 3 nén hương để kính cao với Thần linh, xin được phép tỉa chân nhang và lau dọn bàn thờ Thần Tài. Gia chủ cũng cần kết hợp với bài khấn để thông báo rõ ràng với bề trên.
Bạn có thể tham khảo bài cách cúng Thần Tài để thực hiện nghi lễ này.
Bước 3: Dọn dẹp bàn thờ Thần Tài
Bắt đầu dọn lần lượt các thứ trên bàn thờ ra 1 góc riêng sạch sẽ (trừ lư hương), phân loại các đồ vật một cách rõ ràng để dễ dàng hơn trong việc vệ sinh cũng như tránh đổ vỡ.
Sử dụng khăn khô sạch lau dọn tàn hương và bụi, mạng nhện phía bên trong, xung quanh bàn thờ Thần Tài và sau đó lau sạch lại bằng khăn ướt.
Bước 4: Dọn dẹp lư hương
Nhẹ nhàng dùng một tay giữ và một tay gạt hết tàn nhang trên lư hương, tránh dịch chuyển hay xoay hướng của lư hương. Tuyệt đối không tự ý nhổ nén nhang trong lư hương vứt đi. Có thể tỉa chân nhang Thần Tài bằng cách rút nhẹ nhàng từng chân, hạn chế tối đa việc nhổ bỏ cả 1 bó chân nhang.
Luôn lau dọn lư hương và thay tro đúng cách
Cách thay tro trong bát hương
Bước 5: Vệ sinh tượng Thần Tài
Vệ sinh sạch sẽ cho Thần Tài với nước nấu lá bưởi và một chiếc khăn sạch, lau thật cẩn thận để giữ vững tài lộc.
Lau dọn sạch sẽ các khu vực xung quanh bàn thờ, sau đó sắp xếp lại mọi thứ như vị trí ban đầu.
Xem thêm: Phong thủy - Mách bạn 10 bí mật trong kinh doanh hút tài lộc nhất
Trên đây là những điều kiêng kỵ cần tránh khi lau dọn bàn thờ Thần Tài và cách lau dọn bàn thờ Thần Tài đúng cách mà gia chủ nên biết để giữ và thu hút tài lộc. Hy vọng những chia sẻ trên của Sapo có thể giúp bạn luôn yên tâm kinh doanh, tràn đầy vượng khí, việc kinh doanh luôn thuận buồm xuôi gió.
Link nội dung: https://tcquoctesaigon.edu.vn/lau-ban-tho-than-tai-bang-nuoc-gi-a67356.html