Thống kê cho thấy trên thế giới có đến 1,13 tỷ người bị tăng huyết áp, con số này đang tiếp tục tăng lên và có xu hướng ngày càng trẻ hóa. Vì vậy, phát hiện và điều trị sớm tăng huyết áp rất quan trọng. Trong bài viết dưới đây, ThS. BS Nguyễn Thị Mai Hồng sẽ thông tin đến bạn đọc về 9 nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp đang được sử dụng phổ biến hiện nay.
Thuốc điều trị tăng huyết áp là thuốc nhằm đưa huyết áp của người bệnh về khoảng giá trị tối ưu với tình trạng của bệnh nhân (dựa trên độ tuổi, các tình trạng bệnh lý liên quan).
Tăng huyết áp là tình trạng tăng liên tục của huyết áp tâm thu lúc nghỉ (≥ 130 mmHg) hoặc huyết áp tâm trương lúc nghỉ (≥ 80 mmHg), hoặc cả hai.
Huyết áp cần được đo bởi thiết bị phù hợp và thực hiện bởi nhân viên y tế đã được huấn luyện. Khi đã xác định được tình trạng tăng huyết áp, người bệnh cần điều chỉnh lối sống, kết hợp điều trị bằng thuốc. Mức huyết áp mục tiêu là 130/80mmHg hoặc thấp hơn tùy theo bệnh lý đi kèm hoặc đặc điểm riêng của từng người. Bác sĩ sẽ lựa chọn loại thuốc điều trị phù hợp với tình trạng của bệnh nhân nhằm kiểm soát huyết áp và các yếu tố nguy cơ, nguyên nhân khác.
Thuốc điều trị tăng huyết áp giúp điều hòa huyết áp, giữ huyết áp ổn định trong khoảng giá trị tối ưu được khuyến cáo tùy theo tình trạng của người bệnh. Đồng thời, giúp ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra như đau tim, đột quỵ.
Thuốc điều trị tăng huyết áp được chỉ định cho người bệnh khi bác sĩ điều trị nhận thấy việc sử dụng thuốc để kiểm soát huyết áp là cần thiết và có thể mang lại lợi ích cho bệnh nhân.
Trong điều trị tăng huyết áp ban đầu, tất cả bệnh nhân đều được tư vấn và hướng dẫn thực hiện các biện pháp không dùng thuốc như: chế ăn uống lành mạnh, giảm lượng muối tiêu thụ, kiểm soát cân nặng, không hút thuốc lá, không uống rượu bia, vận động thể dục đều đặn…
Tùy thuộc vào từng loại thuốc điều trị tăng huyết áp, các trường hợp chống chỉ định sẽ khác nhau. Cụ thể:
Bệnh nhân được chẩn đoán tăng huyết áp độ 1 đều được khuyến nghị thay đổi lối sống khoa học, điều chỉnh chế độ ăn uống cho lành mạnh, kiểm soát cân nặng phù hợp… để sớm ổn định huyết áp. Kế hoạch điều trị tăng huyết áp bằng thuốc sẽ tuân thủ vào các nguyên tắc:
Khi bệnh nhân sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp bằng đơn trị liệu nhưng không đạt hiệu quả, bác sĩ sẽ xem xét đến liệu pháp kết hợp. Kết hợp hai loại thuốc hạ huyết áp thường được áp dụng để điều trị cho bệnh nhân tăng huyết áp giai đoạn 2. Nghiên cứu cho thấy, khi phối hợp thuốc điều trị tăng huyết áp thuộc hai nhóm khác nhau, mức giảm huyết áp giảm khoảng 5 lần so với khi tăng gấp đôi liều lượng của một loại thuốc điều trị tăng huyết áp.
Trong điều trị tăng huyết áp, mỗi loại thuốc có những khoảng liều điều trị khác nhau, mỗi bệnh nhân sẽ được lựa chọn liều phù hợp. Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh bắt đầu sử dụng thuốc với liều lượng thấp, kiểm tra lại huyết áp người bệnh sau một thời gian dùng thuốc. Nếu việc sử dụng thuốc không mang lại hiệu quả đủ tốt, hoặc người bệnh gặp các tác dụng phụ không mong muốn, bác sĩ có thể kê đơn các loại thuốc khác.
Một số trường hợp cần dùng kết hợp các loại thuốc với nhau để kiểm soát huyết áp, hoặc phải dùng thuốc suốt đời. Trong trường hợp người bệnh ổn định chỉ số huyết áp sau khi điều chỉnh chế độ ăn uống, giảm cân nếu bị béo phì - thừa cân…, bác sĩ có thể giảm dần liều thuốc điều trị tăng huyết áp.
Người có chỉ số huyết áp rất cao, gây đau đầu, hoặc mắc bệnh tim, tiểu đường…, bác sĩ có thể chỉ định điều trị khẩn cấp bằng thuốc để đưa huyết áp về mức bình thường. (2)
Thuốc điều trị tăng huyết áp cần được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ. Hiện nay, có nhiều nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp hiệu quả tốt và được sử dụng rộng rãi. Tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, một số nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp được dùng thường xuyên là:
Thuốc ức chế men chuyển (AECi) được xem là lựa chọn đầu tay trong điều trị bệnh lý tim mạch như tăng huyết áp, suy tim, bệnh mạch vành… Thuốc có tác dụng giúp các mạch máu giãn ra, giảm kháng lực mạch, và hạ huyết áp. Trong quá trình điều trị tăng huyết áp bằng thuốc ức chế men chuyển, người bệnh cần tuân thủ dùng thuốc đều đặn mỗi ngày. Người bệnh cần báo cho bác sĩ biết để tìm hiểu nguyên nhân và điều chỉnh thuốc thích hợp nếu gặp một số tác dụng phụ như:
Một số loại thuốc ức chế men chuyển có thể sử dụng riêng lẻ hoặc kết hợp với các thuốc khác trong điều trị tăng huyết áp như: Moexipril, Perindopril và Enalapril thường được dùng chung với thuốc lợi tiểu thiazide; cilazapril dùng chung với thuốc lợi tiểu như hydrochlorothiazide.
Thuốc chẹn thụ thể angiotensin II làm giảm huyết áp theo cơ chế tương tự như cơ chế của thuốc ức chế men chuyển angiotensin. Thuốc trực tiếp ngăn chặn hoạt động của angiotensin II, khiến các tiểu động mạch co lại và giúp giảm huyết áp.
Các loại thuốc chẹn thụ thể angiotensin thường được kê toa bao gồm: Candesartan (Atacand), Losartan (Cozaar), Valsartan (Diovan). Do tác động trực tiếp nên thuốc chẹn thụ thể angiotensin có thể ít gây tác dụng phụ hơn so với thuốc ức chế men chuyển angiotensin. Người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ như: tổn thương thận, hạ kali máu, huyết áp thấp… (3)
Khi cần kết hợp, bác sĩ sẽ ưu tiên sử dụng thuốc chẹn thụ thể angiotensin hoặc thuốc kết hợp dựa trên chất ức chế men chuyển cho bệnh nhân mắc bệnh thận mạn. Sự kết hợp hai thuốc chẹn kênh canxi và chẹn thụ thể angiotensin II giúp kiểm soát huyết áp tốt hơn, ít tác dụng phụ hơn, kéo dài thời gian tác dụng chống tăng huyết áp. Tác dụng hạ huyết áp tốt hơn khi phối hợp thuốc chẹn thụ thể angiotensin với thuốc lợi tiểu thiazid.
Cơ chế của thuốc chẹn thụ thể beta-adrenergic là ức chế thụ thể beta giao cảm ở tim, mạch ngoại vi, do đó làm chậm nhịp tim và hạ huyết áp. Thuốc được chỉ định cho bệnh nhân tăng huyết áp trong trường hợp có dấu hiệu của suy tim và nhồi máu cơ tim. Thuốc có tác dụng làm giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do bệnh tim mạch ở người trẻ tuổi. Tuy nhiên, thuốc sẽ giảm tác dụng đối với bệnh nhân trên 65 tuổi và có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ.
Một số tác dụng phụ có thể xảy ra khi dùng thuốc chẹn thụ thể beta-adrenergic là:
Tùy theo cơ chế tác động của từng phân nhóm mà bác sĩ sẽ phối hợp thuốc một cách phù hợp để kê đơn cho bệnh nhân. Khi phối hợp thuốc chẹn thụ thể beta-adrenergic với các thuốc hạ huyết áp, thuốc đau thắt ngực hay thuốc chống trầm cảm, cần thận trọng vì nó có thể gây ra các tương tác thuốc.
Thuốc chẹn kênh calci có tác dụng ngăn chặn canxi đi vào tế bào của tim và động mạch, cho phép các động mạch thư giãn và mở ra, giúp tim bơm máu đi khắp cơ thể dễ dàng hơn, nhờ đó giúp ổn định huyết áp.
Thuốc chẹn kênh calci cũng được chỉ định cho bệnh nhân đau thắt ngực, nhịp tim nhanh, đau nửa đầu, bệnh nhân cao tuổi… mà không ảnh hưởng đến chuyển hóa đường, mỡ trong cơ thể. Thuốc chẹn kênh calci có thể có tác dụng ngắn hoặc tác dụng kéo dài. Thuốc chẹn kênh calci tác dụng ngắn không được sử dụng để điều trị huyết áp cao vì có thể tăng nguy cơ tử vong do đau tim.
Một số tác dụng phụ có thể xảy ra khi sử dụng thuốc chẹn kênh calci trong điều trị tăng huyết áp như:
Thuốc lợi tiểu có tác dụng loại bỏ nước và natri khỏi cơ thể. Nhờ đó, giúp giảm thể tích dịch lên thành động mạch và làm giảm huyết áp. Các loại thuốc lợi tiểu bao gồm hydroclorothiazid, indapamid, furosemid, sprironolacton, amilorid, triamteren…
Thuốc lợi tiểu thiazide thường là phương pháp điều trị đầu tiên cho bệnh tăng huyết áp bằng cách dùng đơn độc hoặc kết hợp với các thuốc hạ huyết áp khác ở mọi lứa tuổi.
Thuốc lợi tiểu thường được sử dụng với các loại thuốc khác trong điều trị tăng huyết áp. Thuốc lợi tiểu thiazide kết hợp với thuốc lợi tiểu giữ kali có hiệu quả như đơn trị liệu ức chế canxi trong quản lý tăng huyết áp. Đồng thời, tỷ lệ hạ kali máu ít hơn so với đơn trị liệu bằng hydrochlorothiazide.
Trong quá trình sử dụng thuốc, người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ có thể xảy ra bao gồm:
Một số loại thuốc điều trị tăng huyết áp khác ít được sử dụng hơn là:
Tùy thuộc vào loại thuốc điều trị tăng huyết áp được bác sĩ kê đơn, người bệnh có thể gặp những tác dụng phụ khác nhau. Một số tác dụng phụ nhẹ, có thể tự giảm dần khi người bệnh quen với thuốc hoặc người bệnh có thể tự khắc phục tại nhà. Tuy nhiên, nếu các tác dụng phụ xuất hiện với tần suất cao, mức độ tăng dần và kéo dài, người bệnh cần thông báo ngay với bác sĩ để được kiểm tra, điều chỉnh thuốc hoặc thay đổi thuốc nếu cần.
Một số tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp như:
Khi có dấu hiệu nghi ngờ tăng huyết áp, nên đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị. Tùy thuộc vào mức độ tăng huyết áp, các yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch, có sự tổn thương các cơ quan, các bệnh lý đi kèm như đái tháo đường… mà bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc và liều lượng thuốc cho từng trường hợp người bệnh. Bệnh nhân không tự ý sử dụng thuốc trị tăng huyết áp khi không có chỉ định từ bác sĩ.
Thuốc điều trị tăng huyết áp là một nhóm thuốc được sử dụng phổ biến hiện nay trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Điều trị tăng huyết áp giúp ngăn ngừa các bệnh lý liên quan đến tim mạch. Vì vậy, lựa chọn nhóm thuốc trị tăng huyết áp chính xác, phù hợp với từng trường hợp bệnh là rất quan trọng, giúp kiểm soát tốt huyết áp và hạn chế những tác dụng phụ có thể xảy ra.
Sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị tăng huyết áp bằng thuốc phù hợp cho người bệnh. Trong quá trình sử dụng thuốc, cần có sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ, thường xuyên kiểm tra tương tác thuốc và kịp thời xử trí các tác dụng phụ có thể xảy ra.
Người bệnh cần tuân thủ đúng theo phác đồ điều trị của bác sĩ, không tự ý điều chỉnh liều lượng, thay đổi loại thuốc hoặc ngưng thuốc đột ngột. Thông báo ngay với bác sĩ khi nhận thấy các tác dụng phụ không mong muốn có tính chất nghiêm trọng hoặc kéo dài. Đồng thời, duy trì chế độ ăn uống khoa học, giảm lượng muối, hoạt động thể chất, cân nặng phù hợp, tránh hút thuốc lá, không uống rượu bia… để giúp hỗ trợ ổn định huyết áp.
Trong quá trình điều trị tăng huyết áp bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh nên có sự điều chỉnh trong lối sống, sinh hoạt để giúp hỗ trợ đưa huyết áp về mức ổn định bằng các cách:
Nhiều người bị huyết áp cao nhưng không có bất kỳ triệu chứng nào, chỉ phát hiện khi tình cờ đo huyết áp hay khám sức khỏe, hoặc khi đã có biến chứng như nhồi máu cơ tim, đột quỵ, suy thận mạn giai đoạn cuối… Vì vậy, tất cả người lớn nên kiểm tra huyết áp ít nhất 2 năm một lần. Người lớn từ 50 tuổi trở lên cần khám sức khỏe tổng quát và kiểm tra huyết áp theo định kỳ.
Một số trường hợp người bệnh phải uống thuốc điều trị tăng huyết áp suốt đời. Nếu người bệnh có lối sống khoa học, giảm cân và thay đổi chế độ ăn uống giúp làm giảm huyết áp về mức ổn định, bác sĩ có thể giảm liều thuốc.
Trường hợp người bệnh dùng thuốc điều trị tăng huyết áp theo đúng chỉ định của bác sĩ, có điều chỉnh lối sống khoa học nhưng huyết áp vẫn không giảm, bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp điều trị khác như:
Tăng huyết áp là bệnh lý nguy hiểm không chỉ ở người cao tuổi, mà bệnh còn gặp nhiều ở người trẻ hiện nay. Do đó, khi có các yếu tố nguy cơ hoặc dấu hiệu tăng huyết áp, nên đến bệnh viện để khám và điều trị. Người bệnh không tự ý mua thuốc trị tăng huyết áp về uống nếu không có chỉ định của bác sĩ. Tốt nhất người bệnh nên đến bệnh viện có chuyên khoa Tim mạch để được bác sĩ thăm khám và điều trị bệnh lý tăng huyết áp hiệu quả.
Để đặt lịch khám, tư vấn và điều trị trực tiếp với các bác sĩ chuyên khoa tim mạch tại Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách có thể liên hệ theo thông tin sau:
Khi có chỉ định dùng thuốc điều trị tăng huyết áp, người bệnh cần sử dụng thuốc đúng theo hướng dẫn, không tự ý thay đổi hoặc ngưng thuốc. Song song với đó, nên có sự điều chỉnh về lối sống khoa học để giúp hỗ trợ đưa huyết áp về mức ổn định.
Link nội dung: https://tcquoctesaigon.edu.vn/cach-chua-huyet-ap-cao-a65838.html