Trắc nghiệm Bài 8 Địa lí 10 Cánh Diều

Trắc nghiệm Bài 8 Địa lí 10 Cánh Diều: KHÍ ÁP, GIÓ VÀ MƯA.

I. NHẬN BIẾT

Câu 1. Khí áp là sức nén của

A. không khí xuống mặt Trái Đất.

B. luồng gió xuống mặt Trái Đất.

C. không khí xuống mặt nước biển.

D. luồng gió xuống mặt nước biển.

Câu 2. Các vành đai khí áp nào sau đây là áp cao?

A. Xích đạo, chí tuyến.

B. Chí tuyến, ôn đới.

C. Ôn đới, cực.

D. Cực, chí tuyến.

Câu 3. Các vành đai khí áp nào sau đây là áp thấp?

A. Xích đạo, chí tuyến.

B. Chí tuyến, ôn đới.

C. Ôn đới, xích đạo.

D. Cực, chí tuyến.

Câu 4. Vành đai áp nào sau đây chung cho cả hai bán cầu Bắc và Nam?

A. Cực.

B. Ôn đới.

C. Chí tuyến.

D. Xích đạo.

Câu 5. Các vành đai áp nào sau đây được hình thành do nhiệt lực?

A. Xích đạo, chí tuyến.

B. Chí tuyến, cực.

C. Cực, xích đạo.

D. Ôn đới, chí tuyến.

Câu 6. Khí áp giảm khi nhiệt độ

A. tăng lên.

B. giảm đi.

C. không tăng.

D. không giảm.

Câu 7. Gió Mậu dịch ở nửa cầu Bắc thổi theo hướng

A. Đông Bắc.

B. Đông Nam

C. Tây Bắc.

D. Tây Nam

Câu 8. Gió mùa là loại gió

A. thổi theo mùa.

B. thổi quanh năm.

C. thổi trên cao.

D. thổi ở mặt đất.

Câu 9. Gió nào sau đây thay đổi hướng theo ngày đêm?

A. Gió Tây ôn đới.

B. Gió Mậu dịch.

C. Gió đất, gió biển.

D. Gió fơn.

Câu 10. Gió Mậu dịch có tính chất

A. khô, ít mưa.

B. ẩm, mưa nhiều.

C. lạnh, ít mưa.

D. nóng, mưa nhiều.

Câu 11. Gió mùa thường hoạt động ở đâu?

A. Đới nóng.

B. Đới lạnh.

C. Đới ôn hòa.

D. Đới cận nhiệt.

Câu 12. Các khu áp thấp thường là nơi có lượng mưa

A. lớn.

B. nhỏ.

C. trung bình.

D. rất nhỏ.

Câu 13. Khu vực xích đạo có lượng mưa

A. ít nhất.

B. nhiều nhất.

C. trung bình.

D. tương đối nhiều.

Câu 14. Ở những nơi có khí áp cao sẽ có lượng mưa

A. rất lớn.

B. trung bình.

C. ít hoặc không mưa.

D. không mưa.

Câu 15. Miền có Frông, nhất là dãy hội tụ nhiệt đới đi qua thường

A. không mưa.

B. mưa nhiều.

C. khô hạn.

D. mưa rất ít.

Câu 16. Cùng một dãy núi sườn đón gió thường có

A. mưa nhiều.

B. mưa ít.

C. không còn mưa.

D. không khí khô ráo.

Câu 17. Nơi có dòng biển nóng chảy qua thì

A. mưa nhiều.

B. trung bình.

C. mưa ít.

D. không mưa.

Câu 18. Yếu tố nào không ảnh hưởng nhiều đến lượng mưa là

A. dòng biển.

B. địa hình.

C. khí áp.

D. sinh vật.

Câu 19. Ở địa hình núi cao, sườn đón gió là sườn có lượng mưa

A. nhiều.

B. ít mưa.

C. không mưa.

D. khô ráo.

Câu 20. Khu vực nào có lượng mưa nhiều nhất trên bề mặt Trái Đất theo chiều vĩ tuyến là

A. vùng xích đạo.

B. vùng chí tuyến.

C. vùng ôn đới.

D. vùng cực.

Câu 21. Gió phơn có đặc điểm

A. tính chất nóng ẩm, mưa lớn.

B. gió thổi liên tục quanh năm.

C. tính chất nóng và khô.

D. loại gió thổi theo mùa.

Câu 22. Khí áp tăng khi

A. nhiệt độ giảm.

B. nhiệt độ tăng.

C. độ cao tăng.

D. khô hạn giảm.

Câu 23. Tính chất của gió ở sư­ờn đón gió là

A. mát và ẩm.

B. nóng và ẩm.

C. mát và khô.

D. nóng và khô.

Câu 24. Vùng nào dưới đây không xuất hiện gió mùa?

A. Đông Phi.

B. Tây Phi.

C. Đông Nam LBNga.

D. Đông Nam Á.

Câu 25. Gió Tây ôn đới thổi từ áp cao

A. chí tuyến về áp thấp ôn đới.

B. cực về áp thấp ôn đới.

C. chí tuyến về áp thấp xích đạo.

D. cực về áp thấp xích đạo.

Câu 26. Nơi nào sau đây có nhiều mưa?

A. Khu khí áp thấp.

B. Khu khí áp cao.

C. Miền có gió Mậu dịch.

D. Miền có gió Đông cực.

Câu 27. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự hình thành gió mùa trên Trái Đất là sự nóng lên hoặc lạnh đi không đều giữa

A. các vĩ độ theo mùa.

B. lục địa và đại d­ương theo mùa.

C. các kinh độ theo mùa.

D. các bán cầu theo mùa.

Câu 28. Nơi có ít mưa thường là ở

A. xa đại dương.

B. gần đại dương.

C. khu vực khí áp thấp.

D. trên dòng biển nóng.

Câu 29. Trên Trái Đất, mưa nhiều nhất ở vùng

A. xích đạo.

B. ôn đới.

C. chí tuyến.

D. cực.

Câu 30. Trên Trái Đất, mưa ít nhất ở vùng

A. xích đạo.

B. ôn đới.

C. chí tuyến.

D. cực.

Câu 31. Nhân tố nào sau đây thường gây ra mưa nhiều?

A. Dòng biển lạnh.

B. Dải hội tụ nhiệt đới.

C. Gió Mậu dịch

D. Gió Đông cực.

Câu 32. Tại một dãy núi, thường có mưa nhiều ở

A. sườn khuất gió.

B. sườn núi cao.

C. đỉnh núi cao.

D. sườn đón gió.

Câu 33. Nơi nào sau đây có mưa ít?

A. Nơi có dòng biển lạnh đi qua.

B. Nơi có dòng biển nóng đi qua.

C. Nơi có frông hoạt động nhiều.

D. Nơi có dải hội tụ nhiệt đới.

Câu 34. Nơi nào sau đây có mưa ít?

A. Giữa các khối khí nóng và khối khí lạnh.

B. Giữa khu vực áp cao và khu vực áp thấp.

C. Khu vực có nhiễu loạn mạnh không khí.

D. Khu vực thường xuyên có gió lớn thổi đi.

Câu 35. Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa là

A. khí áp, frông, gió, địa hình, thổ nhưỡng.

B. khí áp, frông, gió, dòng biển, địa hình.

C. khí áp, frông, gió, địa hình, sông ngòi.

D. khí áp, frông, gió, dòng biển, sinh vật.

Câu 36. Khu vực chịu ảnh hưởng của gió Mậu dịch thường mưa ít do

A. gió Mậu dịch không thổi qua đại dương

B. gió Mậu dịch chủ yếu là gió khô

C. gió Mậu dịch thổi yếu

D. gió Mậu dịch thổi từ đại dương vào.

Câu 37. Sự thay đổi khí áp theo độ cao có đặc điểm

A. càng lên cao khí áp càng giảm.

B. càng lên cao khí áp càng tăng.

C. khí áp tăng giảm thất thường.

D. chỉ ở đồng bằng khí áp mới giảm theo độ cao.

Câu 38. Đặc điểm hoạt động của gió Tây ôn đới là

A. chỉ thổi vào mùa xuân và mùa hạ, thư­ờng đem theo mư­a.

B. thổi quanh năm, thư­ờng đem theo mư­a, độ ẩm cao suốt bốn mùa.

C. Thổi quanh năm, thư­ờng đem theo rất ít hơi nư­ớc, chỉ vào mùa xuân.

D. Thổi quanh năm, thư­ờng đem theo mư­a, độ ẩm cao suốt mùa xuân.

Câu 39. Gió núi - thung lũng là

A. loại gió thổi quanh năm, tính chất rất khô và mưa ít.

B. hình thành vùng ven biển, hướng thay đổi theo ngày, đêm.

C. gió vượt qua núi và thổi xuống, tính chất nóng và khô.

D. loại gió hoạt động theo ngày - đêm ở khu vực miền núi.

Câu 40. Gió Mậu dịch là loại gió thổi từ

A. các khu áp thấp ở hai chí tuyến về phía vùng áp thấp ôn đới.

B. các khu áp cao ở hai chí tuyến về phía vùng áp thấp xích đạo.

C. các khu áp cao ở hai chí tuyến về phía vùng áp thấp ôn đới.

D. các khu áp thấp ở hai chí tuyến về phía vùng áp thấp xích đạo.

Câu 41. Hướng thổi thường xuyên của gió Tây ôn đới ở 2 bán cầu là

A. Tây Bắc ở bán cầu Bắc và Tây Nam ở bán cầu Nam.

B. Tây Nam ở bán cầu Bắc và Tây Bắc ở bán cầuNam.

C. Tây Bắc ở cả 2 bán cầu.

D. Tây Nam ở cả 2 bán cầu.

Câu 42. Khi không khí chứa nhiều hơi nước thì khí áp sẽ

A. giảm do không khí chứa hơi nước nhẹ hơn không khí khô

B. tăng do mật độ phân tử trong không khí tăng lên

C. tăng do không khí chứa nhiều hơi nước nặng hơn không khí khô

D. giảm do hơi nước và không khí khô bằng nhau

II. THÔNG HIỂU

Câu 43. Nguyên nhân chính khiến khí áp giảm theo độ cao là

A. càng lên cao gió thổi càng mạnh.

B. càng lên cao hiện tượng đối lưu càng yếu.

C. càng lên cao không khí càng loãng.

D. càng lên cao nhiệt độ càng thấp.

Câu 44. Hiện tư­ợng xảy ra khi nhiệt độ tăng là

A. không khí co lại, tỉ trọng giảm nên khí áp tăng.

B. không khí nở ra, tỉ trọng giảm nên khí áp giảm.

C. không khí co lại, tỉ trọng tăng nên khí áp tăng.

D. không khí nở ra, tỉ trọng tăng nên khí áp tăng.

Câu 45. Miền có gió mùa thì có mưa nhiều là do

A. gió luôn thổi từ đại dương đem mưa vào lục địa.

B. gió luôn thổi từ lục địa ra đại dương.

C. gió hay thổi theo mùa và gây mưa lớn liên tục.

D. trong năm có nửa năm là gió thổi từ đại dương vào lục địa.

Câu 46. Hiện tượng xảy ra khi nhiệt độ giảm là

A. không khí co lại, tỉ trọng tăng nên khí áp giảm.

B. không khí nở ra, tỉ trọng giảm nên khí áp tăng.

C. không khí co lại, tỉ trọng tăng nên khí áp tăng.

D. không khí nở ra, tỉ trọng tăng nên khí áp tăng.

Câu 47. Dải hội tụ nhiệt đới hình thành từ hai khối khí

A. chí tuyến hải dương và chí tuyến lục địa.

B. chí tuyến hải dương và xích đạo.

C. xích đạo ở bán cầu Bắc và bán cầu Nam.

D. chí tuyến lục địa và xích đạo.

Câu 48. Gió Tây ôn đới có nguồn gốc xuất phát từ

A. các khu áp thấp ở hai chí tuyến về phía vùng áp thấp ôn đới.

B. các khu áp cao ở hai chí tuyến về phía vùng áp thấp xích đạo.

C. các khu áp cao ở hai chí tuyến về phía vùng áp thấp ôn đới.

D. các khu áp thấp ở hai chí tuyến về phía vùng áp thấp xích đạo.

Câu 49. Hướng thổi thư­ờng xuyên của gió Tây ôn đới ở hai bán cầu là

A. tây bắc ở bán cầu Bắc và tây nam ở bán cầu Nam.

B. tây nam ở bán cầu Bắc và tây bắc ở bán cầu Nam.

C. tây bắc ở cả hai bán cầu.

D. tây nam ở cả hai bán cầu.

Câu 50. Hướng thổi thư­ờng xuyên của gió Mậu dịch ở hai bán cầu là

A. đông bắc ở bán cầu Bắc và đông nam ở bán cầu Nam.

B. tây bắc ở bán cầu Bắc và tây nam ở bán cầu Nam.

C. đông bắc ở cả hai bán cầu.

D. đông nam ở cả hai bán cầu.

Câu 51. Gió mùa là loại gió thổi theo mùa với đặc tính

A. mùa hạ gió nóng khô, mùa đông gió lạnh ẩm.

B. mùa hạ gió nóng ẩm, mùa đông gió lạnh khô.

C. mùa hạ gió mát mẻ, mùa đông gió ấm áp.

D. mùa hạ gió nóng bức, mùa đông gió lạnh ẩm.

Câu 52. Các khu áp cao th­ường có mưa rất ít hoặc không có mưa là do

A. có ít gió thổi đến, độ ẩm không khí rất thấp.

B. nằm sâu trong lục địa, độ ẩm không khí rất thấp.

C. chỉ có không khí khô bốc lên cao, độ ẩm rất thấp.

D. không khí ẩm không bốc lên đư­ợc lại chỉ có gió thổi đi.

Câu 53. Phát biểu nào sau đây không đúng về sự phân bố của khí áp?

A. Các đai khí áp phân bố liên tục theo các đường kinh tuyến

B. Trên Trái Đất có 7 đai khí áp chính

C. Hai đai áp cao được ngăn cách với nhau bởi 1 đai áp thấp

D. Gió thường xuất phát từ các áp cao

Câu 54. Sự dịch chuyển các đai áp trên Trái Đất chủ yếu là do

A. sự thay đổi độ ẩm.

B. sự thay đổi của hướng gió mùa.

C. sự thay đổi nhiệt độ giữa lục địa và đại dương.

D. chuyển động biểu kiến của Mặt Trời trong năm.

Câu 55. Khu vực chịu ảnh hưởng của gió Mậu dịch thường mưa ít là do

A. gió Mậu dịch chủ yếu là gió khô.

B. gió Mậu dịch không thổi qua đại dương.

C. gió Mậu dịch thổi yếu.

D. gió Mậu dịch xuất phát từ áp cao.

Câu 56. Các vành đai áp nào sau đây được hình thành do động lực?

A. Xích đạo, chí tuyến.

B. Chí tuyến, cực.

C. Cực, xích đạo.

D. Ôn đới, chí tuyến.

Câu 57. Nhân tố nào sau đây không ảnh hưởng đến sự thay đổi của khí áp?

A. Độ cao.

B. Nhiệt độ.

C. Độ ẩm.

D. Hướng gió.

Câu 58. Phát biểu nào sau đây không đúng với sự thay đổi của khí áp?

A. Nhiệt độ lên cao, khí áp giảm.

B. Độ cao càng tăng, khí áp giảm.

C. Có nhiều hơi nước, khí áp giảm.

D. Độ hanh khô tăng, khí áp giảm.

Câu 59. Trị số khí áp tỉ lệ

A. nghịch với tỉ trọng không khí.

B. thuận với nhiệt độ không khí.

C. thuận với độ ẩm tuyệt đối.

D. nghịch với độ cao cột khí.

Câu 60. Nguyên nhân sinh ra gió là

A. áp cao và áp thấp.

B. frông và dải hội tụ.

C. lục địa và đại dương.

D. hai sườn của dãy núi.

Câu 61. Loại gió nào sau đây không phải là gió thường xuyên?

A. Gió Tây ôn đới.

B. Gió Mậu dịch.

C. Gió Đông cực.

D. Gió mùa.

Câu 62. Khu vực nào sau đây thường có mưa nhiều?

A. Nơi ở rất sâu giữa lục địa.

B. Miền có gió Mậu dịch thổi.

C. Miền có gió thổi theo mùa.

D. Nơi dòng biển lạnh đi qua.

Câu 63. Khu vực áp cao chí tuyến thường có hoang mạc lớn do

A. nóng.

B. lạnh.

C. khô.

D. ẩm.

Câu 64. Phát biểu nào sau đây không đúng với các vành đai khí áp trên Trái Đất?

A. Các đai áp cao và áp thấp phân bố xen kẽ nhau.

B. Các đai áp cao và áp thấp đối xứng qua xích đạo.

C. Các đai khí áp được hình thành chỉ do nhiệt lực.

D. Các đai khí áp bị chia cắt thành khu khí áp riêng.

Câu 65. Phát biểu nào sau đây đúng với sự thay đổi của khí áp?

A. Không khí càng loãng, khí áp giảm.

B. Độ ẩm tuyệt đối lên cao, khí áp tăng.

C. Tỉ trọng không khí giảm, khí áp tăng.

D. Không khí càng khô, khí áp giảm.

Câu 66. Các khu khí áp thấp có nhiều mưa là do

A. Luôn có gió từ trung tâm thổi đi.

B. Luôn có gió quanh rìa thổi ra ngoài.

C. Không khí ẩm được đẩy lên cao.

D. Không khí ẩm không được bốc lên.

Câu 67. Những địa điểm nào sau đây thường có mưa nhiều?

A. Nơi ở rất sâu giữa lục địa, nơi có áp thấp.

B. Miền có gió Mậu dịch thổi, nơi có áp thấp.

C. Miền có gió thổi theo mùa, nơi có áp thấp.

D. Nơi dòng biển lạnh đi qua, nơi có áp thấp.

Câu 68. Những địa điểm nào sau đây thường có mưa ít?

A. Khu vực khí áp thấp, nơi có frông hoạt động.

B. Nơi có dải hội tụ nhiệt đới, khu vực áp cao.

C. Sườn núi khuất gió, nơi có dòng biển lạnh.

D. Miền có gió mùa, nơi có gió luôn thổi đến.

Câu 69. Phát biểu nào sau đây không đúng với phân bố lượng mưa trên Trái Đất?

A. Mưa nhiều nhất ở vùng xích đạo.

B. Mưa tương đối ít ở vùng chí tuyến.

C. Mưa nhiều ở vùng vĩ độ trung bình.

D. Mưa tương đối nhiều ở hai vùng cực.

Câu 70. Phát biểu nào sau đây đúng với phân bố lượng mưa trên Trái Đất?

A. Mưa không nhiều ở vùng xích đạo.

B. Mưa tương đối ít ở vùng chí tuyến.

C. Mưa không nhiều ở hai vùng ôn đới.

D. Mưa tương đối nhiều ở hai vùng cực.

Câu 71. Vùng chí tuyến có mưa tương đối ít, chủ yếu là do

A. các khu khí áp cao hoạt động quanh năm.

B. các dòng biển lạnh ở cả hai bờ đại dương.

C. có gió thường xuyên và gió mùa thổi đến.

D. có nhiều khu vực địa hình núi cao đồ sộ.

Câu 72. Các nhân tố làm cho vùng xích đạo có mưa rất nhiều là

A. áp thấp, dải hội tụ nhiệt đới, dòng biển nóng.

B. áp thấp, dải hội tụ nhiệt đới, dòng biển lạnh.

C. dải hội tụ nhiệt đới, frông nóng, gió Mậu dịch.

D. dải hội tụ nhiệt đới, các núi cao, gió Mậu dịch.

Câu 73. Vùng chí tuyến có mưa tương đối ít là do tác động của

A. áp cao.

B. áp thấp.

C. gió mùa.

D. địa hình.

Câu 74. Vùng cực có mưa ít là do tác động của

A. áp thấp.

B. áp cao.

C. frông.

D. địa hình.

Câu 75. Các nhân tố nào sau đây thường gây ra nhiễu loạn thời tiết rất mạnh?

A. Frông ôn đới, gió Mậu dịch.

B. Dải hội tụ nhiệt đới, frông ôn đới.

C. Gió Mậu dịch, gió Đông cực.

D. Gió Đông cực, frông ôn đới.

Câu 76. Gió Đông cực thổi từ áp cao

A. chí tuyến về áp thấp ôn đới.

B. cực về áp thấp ôn đới.

C. chí tuyến về áp thấp xích đạo.

D. cực về áp thấp xích đạo.

Câu 77. Gió Mậu dịch thổi từ áp cao

A. chí tuyến về áp thấp ôn đới.

B. cực về áp thấp ôn đới.

C. chí tuyến về áp thấp xích đạo.

D. cực về áp thấp xích đạo.

Câu 78. Loại gió nào sau đây có tính chất khô?

A. Gió Tây ôn đới.

B. Gió Mậu dịch.

C. Gió mùa.

D. Gió đất, biển.

Câu 79. Tính chất của gió Mậu dịch là

A. nóng ẩm.

B. khô.

C. lạnh khô.

D. ẩm.

Câu 80. Tính chất của gió Tây ôn đới là

A. nóng ẩm.

B. lạnh khô.

C. khô.

D. ẩm.

Câu 81. Ở Bắc bán cầu, gió Mậu dịch thổi quanh năm theo hướng

A. đông bắc.

B. đông nam.

C. tây bắc.

D. tây nam.

Câu 82. Ở Bắc bán cầu, gió Tây ôn đới thổi quanh năm theo hướng

A. đông bắc.

B. đông nam.

C. tây bắc.

D. tây nam.

Câu 83. Đặc điểm của gió mùa là

A. hướng gió thay đổi theo mùa.

B. tính chất không đổi theo mùa.

C. nhiệt độ các mùa giống nhau.

D. độ ẩm các mùa tương tự nhau.

Câu 84. Khu vực nào sau đây không có gió mùa hoạt động?

A. Nam Á.

B. Đông Nam Á.

C. Đông Phi.

D. Tây Phi.

Câu 85. Về mùa đông, gió Đông Bắc thổi từ các cao áp phương Bắc về phía nam

có tính chất

A. lạnh, khô.

B. lạnh, ẩm.

C. nóng, khô.

D. nóng, ẩm.

Câu 86. Gió đất có cường độ mạnh nhất vào khoảng

A. đầu buổi chiều.

B. đầu buổi tối.

B. lúc giữa khuya.

D. lúc gần sáng.

Câu 87. Phát biểu nào sau đây không đúng với gió mùa?

A. Mùa đông thổi từ lục địa ra đại dương.

B. Mùa hạ thổi từ đại dương vào đất liền.

C. Do chênh lệch áp giữa các đới gây ra.

D. Thường xảy ra ở phía đông đới nóng.

Câu 88. Gió nào sau đây thường gây nhiều mưa cho khu vực Đông Nam Á vào

mùa hạ?

A. Tín phong bán cầu Bắc.

B. Tín phong bán cầu Nam vượt xích đạo.

C. Gió tây nam từ Bắc Ấn Độ Dương.

D. Gió Đông Bắc từ phương Bắc đến.

Câu 89. Phát biểu nào sau đây không đúng với gió biển, gió đất?

A. Được hình thành ở vùng ven biển.

B. Hướng thay đổi theo ngày và đêm.

C. Có sự khác nhau rõ rệt về độ ẩm.

D. Có sự giống nhau về nguồn gốc.

Câu 90. Loại gió sau khi trút hết ẩm ở sườn núi bên này sang sườn núi bên kia trở nên khô và rất nóng là gió

A. đất.

B. biển.

C. phơn.

D. mùa.

Câu 91. Thổi từ khu vực áp cao chí tuyến về khu vực áp thấp xích đạo là gió

A. Mậu dịch.

B. Tây ôn đới.

C. Đông cực.

D. mùa.

Câu 92. Thổi từ khu vực áp cao chí tuyến về khu vực áp thấp ôn đới là gió

A. Mậu dịch.

B. Tây ôn đới.

C. Đông cực.

D. mùa.

Câu 93. Thổi từ khu vực áp cao cực về khu vực áp thấp ôn đới là gió

A. Mậu dịch.

B. Tây ôn đới.

C. Đông cực.

D. mùa.

Câu 94. Gió biển có cường độ mạnh nhất vào khoảng

A. đầu buổi chiều.

B. đầu buổi tối.

C. giữa khuya.

D. gần sáng.

Câu 95. Các loại gió nào sau đây có phạm vi địa phương?

A. Gió Tây ôn đới, gió phơn.

B. Gió Đông cực; gió đất, biển.

C. Gió đất, biển; gió phơn.

D. Gió Mậu dịch; gió mùa.

Câu 96. Theo độ vĩ trên Trái Đất mưa nhiều nhất là vùng

A. từ 45-500N.

B. từ 50-100B.

C. từ 50B-50N.

D. từ 200B-200N.

Câu 97. Nhân tố nào sau đây sẽ gây ra mưa nhiều?

A. Các khu khí áp cao.

B. Hội tụ nhiệt đới đi qua.

C. Gió mậu dịch hoạt động.

D. Các dòng biển lạnh.

Câu 98. Phân bố lượng mưa trên các lục địa theo vĩ tuyến 300 Bắc từ Đông sang Tây

A. tăng dần.

B. giảm dần.

C. không giảm.

D. không tăng.

Câu 99. Nước mưa ở những khu vực nằm sâu trong lục địa chủ yếu có nguồn gốc từ

A. đại dương.

B. ao hồ, rừng cây.

C. nước ngầm.

D. gió thổi đến.

III. VẬN DỤNG

Câu 100. Nguyên nhân hình thành gió mùa chủ yếu là do

A. sự nóng lên hoặc lạnh đi không đều giữa lục địa và đại dương theo mùa.

B. sự phân bố các vành đai áp xen kẽ và đối xứng nhau qua áp thấp xích đạo.

C. các lục địa và các đại dương có biên độ nhiệt độ năm khác nhau theo mùa.

D. hoạt động của gió kết hợp với độ cao, độ dốc và hướng sườn núi theo mùa.

Câu 101. Nguyên nhân nào sau đây dẫn đến sự thay đổi của các vùng khí áp cao và khí áp thấp ở lục địa và đại dương theo mùa?

A. Giữa lục địa và đại dương có sự nóng lên hoặc lạnh đi không đều theo mùa.

B. Các vành đai khí áp phân bố xen kẽ và đối xứng nhau qua áp thấp xích đạo.

C. Các lục địa và các đại dương có biên độ nhiệt độ năm khác nhau theo mùa.

D. Hoạt động của gió kết hợp với độ cao, độ dốc và hướng sườn núi theo mùa.

Câu 102. Vào mùa hạ, trung tâm áp thấp I-ran (Nam Á) hút gió

A. Mậu dịch từ bán cầu Nam và tây nam từ Bắc Ấn Độ Dương.

B. Mậu dịch từ bán cầu Nam và Đông Bắc từ cao áp phương BắC.

C. tây nam từ Bắc Ân Độ Dương và Tín phong bán cầu Bắc.

D. từ Bắc Ấn Độ Dương và Đông Bắc từ cao áp phương Bắc.

Câu 103. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc hình thành đai áp thấp ở xích đạo là

A. diện tích rừng lớn, lượng mưa lớn.

B. có tỉ lệ diện tích lục địa nhỏ hơn nhiều so với tỉ lệ diện tích đại dư­ơng.

C. có vận tốc tự quay lớn nên lực li tâm lớn khiến sức nén của không khí lên mặt đất giảm.

D. quanh năm có nhiệt độ cao, không khí nóng giãn nở và bốc lên cao, sức nén xuống bề mặt đất thấp.

Câu 104. Hai đai khí áp hình thành chủ yếu do ảnh hư­ởng của yếu tố nhiệt độ (đai áp nhiệt lực) đó là

A. áp cao chí tuyến và áp thấp xích đạo.

B. áp cao chí tuyến và áp thấp ôn đới.

C. áp thấp xích đạo và áp thấp ôn đới.

D. áp thấp xích đạo và áp cao cực.

Câu 105. Bản chất gió mùa mùa hạ ở khu vực Nam Á và Đông Nam Á có nguồn gốc hình thành từ

A. gió Mậu dịch bán cầu Bắc.

B. gió Mậu dịch bán cầu Nam v­ượt xích đạo.

C. gió xuất phát từ vịnh Bengan.

D. gió xuất phát từ Tây Nam Á.

Câu 106. Trong thực tế các đai khí áp không liên tục, nguyên nhân chủ yếu là do

A. sự phân bố xen kẽ giữa lục địa và đại dương.

B. bị địa hình bề mặt Trái Đất chia cắt.

C. diện tích của các lục địa và các đại dương không đều nhau.

D. tác động của các loại gió thổi trên bề mặt Trái Đất.

Câu 107. Khu vực chịu ảnh hưởng của gió mùa thường có lượng mưa lớn là do

A. gió mùa mùa Đông thường đem mưa đến.

B. gió mùa mùa hạ thổi từ biển vào thường xuyên đem mưa đến.

C. cả gió mùa mùa hạ và gió mùa mùa Đông đều đem mưa lớn đến.

D. thường xuyên chịu ảnh hưởng của áp thấp.

Câu 108. Gió đất thổi ra biển vào ban đêm là do

A. ban đêm ở đất liền lạnh hơn biển.

B. ban đêm ở biển lạnh hơn đất liền.

C. ban đêm ở đất liền có khí áp cao hơn biển.

D. ban đêm ở đất liền có khí áp thấp hơn biển.

Câu 109. Hiện tượng mưa ngâu của nước ta liên quan đến sự xuất hiện của gió Đông Nam và

A. frông cực.

B. frông nóng.

C. frông lạnh.

D. dải hội tụ nhiệt đới.

Câu 110. Vào mùa hạ, vùng biển Đông thường có bão là do

A. hình thành vùng áp cao.

B. hình thành vùng áp thấp.

C. ảnh hưởng của dòng biển nóng.

D. ảnh hưởng của gió mùa.

Câu 111. Vào mùa Thu - Đông ở dãy Trường Sơn nước ta, sườn có mưa nhiều là

A. Trường Sơn Đông.

B. Trường Sơn Tây.

C. cả hai sườn đều mưa nhiều.

D. không có sườn nào.

Câu 112. Các hoang mạc hình thành chủ yếu do nguyên nhân nằm gần dòng biển lạnh là

A. Na-míp, A-ta-ca-ma.

B. Gô-bi, Na-mip.

C. A-ta-ca-ma, Sa-ha-ra.

D. Na-mip, Tac-la-ma-can.

Câu 113. Nơi nào sau đây ở các sườn đón gió của các ngọn núi sẽ có mưa nhiều nhất?

A. Chân núi.

B. Sườn núi .

C. Đỉnh núi.

D. Tùy theo mùa.

Câu 114. Những khu vực nằm ven dòng biển nóng có mưa nhiều tiêu biểu như

A. Tây Âu, Đông Braxin.

B. Tây Nam Phi, Tây Nam Nam Mĩ.

C. Tây Âu, Đông Nam Á.

D. Đông Á, Đông Phi.

Câu 115. Các khu vực có gió Tây thịnh hành là

A. Tây Bắc Bắc Mĩ, Tây Âu.

B. Tây Âu, Tây Phi.

C. Đông Âu và Tây Bắc Bắc Mĩ.

D. Tây Nam Á, Tây Âu.

Câu 116. Không khí khô khi từ đỉnh núi xuống chân núi, trung bình 100 m tăng

A. 0,6°C.

B. 0,8°C.

C. l,0°C.

D. l,2°C.

Câu 117. Không khí ẩm khi từ chân núi lên đỉnh núi, trung bình 100 m giảm

A. 0,6°C.

B. 0,8°C.

C. l,0°C.

D. l,2°C.

Câu 118. Các hoang mạc lớn trên thế giới thường phân bố ở khu vực cận chí tuyến chủ yếu là do

A. nhận đư­ợc nguồn bức xạ từ Mặt Trời lớn.

B. dòng giáng từ trên cao khí quyển xuống.

C. khu vực áp cao thống trị, dòng biển lạnh.

D. có lớp phủ thực vật thư­a thớt, dòng biển lạnh.

Câu 119. Theo Hình 1. Các khu áp cao, áp tháp trong tháng 7, nhận xét nào sau đây đúng về sự phân bố khí áp trên Trái Đất?

A. Các khu khí áp dịch chuyển về bán cầu Nam nhiều hơn.

B. Các khu khí áp dịch chuyển về bán cầu Đông nhiều hơn.

C. Các khu khí áp dịch chuyển về bán cầu Tây nhiều hơn.

D. Các khu khí áp dịch chuyển về bán cầu Bắc nhiều hơn.

Hình 1. Các khu áp cao, áp thâp trong tháng 7

Câu 120. Theo Hình 2. Các khu áp cao, áp thấp trong tháng 1, nhận xét nào sau đây đúng về sự phân bố khí áp trên Trái Đất?

A. Các khu khí áp không phân bố thành vành đai liên tục.

B. Các khu vực khí áp dịch chuyển về bán cầu Nam nhiều.

C. Các áp cao ở đại dương có phạm vi rộng hơn ở lục địa.

D. Trên các lục địa ở bán cầu Nam là các áp cao rộng lớn.

Hình 2. Các khu áp cao, áp thấp trong tháng 1

Câu 121. Theo Hình 3. Gió phơn, nhận xét nào sau đây đúng về sự thay đổi khí hậu trong hoạt động của gió phơn?

A. Cứ lên cao 100 m, không khí ẩm giảm l°C.

B. Ở sườn núi đón gió có không khí khô nóng.

C. Sườn khuất gió khô nóng hơn sườn đón gió.

D. Có lượng mưa lớn xảy ra ở sườn khuất gió.

Câu 122. Theo Hình 1. Phân bố lượng mưa theo vĩ độ, nhận xét nào sau đây đúng về phân bố mưa trên Trái Đất?

A. Xích đạo có lượng mưa lớn nhất.

B. Chí tuyến có lượng mưa nhỏ nhất.

C. Ở ôn đới có lượng mưa lớn nhất.

D. Ở hai cực có lượng mưa lớn nhất.

Câu 123. Theo Hình 2. Phân bố lượng mưa trên thế giới, nhận xét nào sau đây đúng về phân bố mưa trên Trái Đất?

A. Xích đạo có lượng mưa nhỏ nhất, chí tuyến mưa nhiều nhất.

B. Ở vùng nhiệt đới, bờ đông của lục địa mưa nhiều hơn bờ tây.

C. Ở vùng ôn đới, bờ đông của lục địa mưa nhiều hơn bờ tây.

D. Ôn đới có mưa nhiều nhất, vùng chí tuyến có mưa nhỏ nhất.

IV. VẬN DỤNG CAO

Câu 124. Ở vùng ôn đới bán cầu Bắc, bờ tây lục địa có mưa nhiều quanh năm chủ yếu là do

A. gió Tây ôn đới, dòng biển lạnh, frông cực và ôn đới.

B. vị trí gần đại dương, dải hội tụ nhiệt đới, dòng biển nóng.

C. tác động của gió mùa, dòng biển nóng, frông cực và ôn đới.

D. vị trí gần đại dương, hoạt động của gió, frông, dòng biển.

Câu 125. Ở vùng nhiệt đới bán cầu Bắc, bờ đông lục địa có mưa nhiều chủ yếu là do

A. dòng biển nóng, gió mùa hoạt động, frông cực và ôn đới.

B. tác động của gió, dải hội tụ nhiệt đới và dòng biển.

C. dòng biển nóng, gió Tây ôn đới và vị trí gần đại dương.

D. hoạt động của gió mùa, frông ôn đới và dòng biển nóng.

Câu 126. Vùng ôn đới mưa nhiều chủ yếu là do

A. gió Tây ôn đới, dòng biển nóng, áp thấp.

B. gió Tây ôn đới, dòng biển lạnh, vị trí.

C. áp thấp ôn đới, gió Đông cực, dòng biển.

D. áp cao nhiệt đới, gió Mậu dịch, dòng biển.

Câu 127. Nguyên nhân chủ yếu của việc hình thành đai áp cao cận chí tuyến là

A. có tỉ lệ diện tích lục địa lớn hơn nhiều so với tỉ lệ diện tích đại dư­ơng.

B. nhiệt độ trong năm khá thấp, không khí co lại nên sức nén xuống bề mặt đất lớn.

C. thu­ờng xuyên chịu tác động của các dòng không khí có nguồn gốc từ khu vực xích đạo từ trên cao nén xuống.

D. diện tích hoang mạc lớn, nhiệt độ cao không khí chuyển động mạnh.

Câu 128. Trong năm, các đai khí áp có sự dịch chuyển theo vĩ độ thể hiện

A. về phía Bắc vào tháng 7 và về phía Nam vào tháng 1.

B. về phía Nam vào tháng 7 và về phía Bắc vào tháng 1.

C. các đai áp thấp luôn có xu h­ướng dịch chuyển về phía Bắc.

D. các đai áp cao luôn có xu hướng dịch chuyển về phía Bắc.

Câu 129. Sự dịch chuyển các đai áp trên Trái Đất chủ yếu là do

A. sự thay đổi độ ẩm.

B. sự thay đổi của hư­ớng gió mùa.

C. sự thay đổi nhiệt độ giữa lục địa và đại dư­ơng.

D. chuyển động biểu kiến của Mặt Trời trong năm.

Câu 130. Nhận định nào dư­ới đây là khôngchính xác?

A. Khu vực gió mùa điển hình trên thế giới là ở châu Á.

B. Gió mùa chỉ xuất hiện ở bờ đông các lục địa.

C. Gió mùa chỉ xuất hiện ở bán cầu Bắc.

D. Gió mùa mùa hạ thư­ờng xuất phát từ đại dương thổi vào lục địa.

Câu 131. Gió mùa mùa đông ở khu vực Nam Á và Đông Nam Á có đặc điểm

A. thổi theo h­ướng chính bắc, có tính chất lạnh và khô.

B. thổi theo hư­ớng đông bắc, có tính chất lạnh và khô.

C. thổi theo hướng chính bắc, có tính chất lạnh và ẩm.

D. thổi theo hư­ớng tây bắc, có tính chất lạnh và khô.

Câu 132. Khu vực chịu nhiều ảnh h­ưởng nhất của gió phơn ở nư­ớc ta là

A. Bắc Trung Bộ.

B. Duyên hải Nam Trung Bộ.

C. Tây Nguyên.

D. Tây Bắc.

Câu 133. Một trong những yếu tố quan trọng khiến khí hậu nước ta không khô hạn như các nước cùng vĩ độ ở Tây Á, Tây Phi là do nước ta có

A. gió mùa, gần biển.

B. gió Mậu dịch.

C. gió đất, gió biển.

D. gió Tây ôn đới.

Câu 134. Vùng Bắc Trung Bộ nước ta, sườn đông dãy Trường Sơn có gió phơn (gió Lào) khô nóng là donguyên nhân nào sau đây?

A. Có khí áp cao.

B. Có gió khô Tây Nam thổi đến.

C. Có gió Mậu Dịch thổi đến.

D. Do ảnh hưởng của địa hình chắn gió.

Câu 135. Hiện tượng mư­a ngâu ở nước ta có liên quan đến sự xuất hiện của

A. frông cực.

B. frông nóng.

C. frông lạnh.

D. dải hội tụ nhiệt đới.

Câu 136. Một trong những yếu tố quan trọng khiến khí hậu nư­ớc ta không khô hạn như­ các nước cùng vĩ độ ở Tây Á, Tây Phi là

A. gió mùa.

B. gió Mậu dịch.

C. gió đất, gió biển.

D. gió Tây ôn đới.

Câu 137. Yếu tố nào không phải là nguyên nhân gây mưa nhiều ở khu vực xích đạo?

A. áp thấp.

B. diện tích đại dương lớn.

C. frông, dòng biển nóng.

D. địa hình đón gió.

Câu 138. Các hoang mạc hình thành chủ yếu do nguyên nhân nằm gần dòng biển lạnh là

A. A-ta-ca-ma, Na-míp.

B. Gô-bi, Na-míp.

C. A-ta-ca-ma, Xa ha ra.

D. Na-míp, Tac-la-ma-can.

Câu 139. Những khu vực có lượng mưa lớn ở nước ta như Móng Cái, Huế…chủ yếu do ảnh hưởng của

A. địa hình và gió mùa.

B. áp cao và vị trí giáp biển.

C. gió Tây ôn đới và vị trí.

D. gió đất, gió biển và địa hình.

Câu 140. Cho nhiệt độ ở chân sườn đón gió ẩm là 25°C, nhiệt độ ở chân sườn khuất gió 35°C. Độ cao của ngọn núi sẽ là

A. 2000m.

B. 2500m.

C. 3000m.

D. 3500m.

Link nội dung: https://tcquoctesaigon.edu.vn/cac-vanh-dai-khi-ap-nao-sau-day-la-ap-cao-a65304.html