Tại Hoa Kỳ, hệ thống tính điểm phổ biến và được sử dụng rộng rãi nhất là 4.0. Sau đây là bảng quy đổi điểm GPA do College Board cung cấp:
Cũng có một số trường sử dụng hệ thống tính điểm hoàn toàn khác. Ví dụ: Trường nội trú hàng đầu Phillips School Andover sử dụng hệ thống thang điểm 6, trong khi trường Trung học Tilton sử dụng SES, ES, MS, v.v. để ghi kết quả của từng môn học. Các hệ thống tính điểm này tương đối rắc rối khi quy đổi sang điểm trung bình chung, nhưng các trường thường cung cấp bảng quy đổi để tham khảo.
Đồng thời, GPA cũng sẽ được chia thành Weighted GPA (GPA có trọng số) và Unweighted GPA (GPA không trọng số). GPA không trọng số sẽ được tính từ thang điểm 0 đến 4.0, còn GPA có trọng số được tính từ 0 đến 5.0.
Sự khác biệt chính giữa 2 loại GPA là độ khó của khóa học/chương trình học. Ví dụ, nếu học sinh đạt được điểm A trong lớp thường, điểm A sẽ quy đổi điểm GPA thành 4.0. Nhưng nếu học sinh đạt điểm A trong lớp chuyên sâu/danh dự (AP, honors), điểm A đó sẽ quy đổi điểm GPA thành 4.5
Do đó, điểm trung bình có trọng số có thể phản ánh tốt hơn độ khó tổng thể của khóa học và kết quả học tập trong quá trình học của học sinh.
Một số học sinh có hỏi chúng tôi: Nếu trường của em chỉ có GPA không trọng số, còn trường khác thì có GPA trọng số, có phải em sẽ gặp bất lợi trong quá trình nộp đơn đại học?
Trên thực tế, văn phòng tuyển sinh của hầu hết các trường sẽ tính lại GPA theo trường hợp cụ thể của trường trung học của ứng viên. Do đó, khi nhân viên tuyển sinh xem xét GPA, họ đã tính điểm GPA lại theo cùng 1 tiêu chuẩn của trường. Mọi trường học và thậm chí mọi chuyên ngành đều có tiêu chuẩn GPA riêng, nên học sinh không cần quá lo lắng về vấn đề này.
Dưới đây là cách tính điểm GPA, và cách quy đổi điểm GPA từ Việt Nam sang hệ giáo dục Mỹ (đề nghị bởi VEF - Quỹ Giáo dục Việt Nam):
Link nội dung: https://tcquoctesaigon.edu.vn/gpa-la-gi-a65300.html