Giảng dạy và đào tạo thần kinh học tại trung tâm viện trường Bạch Mai

Giảng dạy và đào tạo thần kinh học tại trung tâm viện trường Bạch Mai

PGS.TS. Nguyễn Chương

Nguyên cán bộ giảng dạy Bộ môn Tinh Thần kinh từ 1960

TÓM TẮT

Trước năm 1954, không có Khoa Thần kinh ở trong bệnh viện, cũng không có bộ môn Thần kinh ở Đại học Y Dược. Ở Bệnh viện Cống Vọng Bạch Mai có khu Tù và Điên - được “mang tên” Khoa Thần kinh.

Ngày 2 tháng 12 năm 1956, Bộ Y tế có quyết định thành lập Bộ môn Tinh Thần kinh tại Đại học Y Dựơc khoa Hà Nội và Khoa Tinh Thần kinh Bệnh viện Bạch Mai. Bác sĩ Nguyễn quốc Ánh được cử làm Chủ nhiệm Bộ môn và Chủ nhiệm Khoa buổi ban đầu, Bác sĩ Ánh đã có tập bài giảng bằng tiếng Việt cho các đối tượng trong đại học. Từ năm 1959, Khoa Tinh Thần kinh đã nhận sinh viên tới thực tập.

Trong chương trình đào tạo bác sĩ Y khoa (chương trình Roupassov) có giảng dạy Tinh Thần kinh… Đế quốc Mỹ ném bom, chiến tranh phá hoại miền Bắc, giảng dạy Tinh Thần kinh lại có thay đổi…, đồng thời vẫn có đào tạo bác sĩ chuyên khoa Tinh Thần kinh.

Theo xu hướng trên thế giới ngày 13 tháng 8 năm 1969, Bộ Y tế chia tách khoa Thần kinh và khoa Tâm thần, Bộ môn Thần kinh và Bộ môn Tâm thần. Ngay năm học 1969-1970 Khoa Bộ môn Thần kinh đã đào tạo bác sĩ chuyên khoa và chuyên khoa cấp 1 Nội trú bệnh viện tiến tới đào tạo sau đại học và trên đại học.

Khoa - Bộ môn Thần kinh hoạt động như một trung tâm Viện - đã có những đơn vị mới (Tổ điện não và Thần kinh sinh lý lâm sàng, Thần kinh can thiệp…) đã tổ chức các đợt hội thảo, hướng dẫn chuyên đề mở đầu cho đào tạo chuyên khoa cấp 2, cao học và nghiên cứu sinh. Đặc biệt trong Thập kỷ của não (1990-2000), Khoa Bộ môn Thần kinh đã tăng cường đào tạo nghiên cứu sinh và cử người đi tu nghiệp ở Hoa Kỳ , đồng thời đi báo cáo chuyên đề ở Martinique, Lille, San Francisco.

Toàn chuyên ngành Thần kinh đã có 200 thạc sĩ, 60 tiến sĩ với 8 giáo sư và 12 phó giáo sư.

MỞ ĐẦU

Dưới thời đất nước còn bị đô hộ, ở Việt Nam không có chuyên khoa Thần kinh học. Trong các cơ sở bệnh viện của chế độ cũ, ở Hà Nội, Huế và Sài Gòn, các bệnh nhân thần kinh thương được nằm rải rác tại các Khoa, Phòng khác nhau: Bệnh nhân người lớn được điều trị trong các “Khu nội thương” hoặc Khu truyền nhiễm, bệnh nhân trẻ em (bệnh nhi) trong các Khoa Nhi, còn bệnh nhân loạn trí được giữ riêng trong một số trại như ở Bắc Giang, Biên Hoà…

Riêng tại bệnh viện Cống Vọng Bạch mai sau khi được cải tạo năm 1939, vẫn có một khu vực đặc biệt được gọi là “ Khu Điên và Tù “ (service des Aliênes et Prísonniers) nhưng trên lối cửa ra vào nơi này từ năm 1949 lại được ghi dòng chữ “Khoa Thần kinh”! Thực chất không phải là Khoa Thần kinh vì đó là nơi giam giữ các bệnh nhân loạn thần nặng và các tù nhân bị ốm đau kể cả tù nhân chính trị… Còn tại Trường Đại học Y Dược khoa thời ấy không thấy giảng dạy về thân kinh và tâm thần… Phải chăng - từ di tích của cơ cấu tổ chức này mà trong một thời gian dài, các cán bộ quản lý y tế ở các cấp từ trung ương cho tới địa phương đều “nhầm”: Dùng danh từ thần kinh để chỉ những bệnh nhân loạn trí, đồng thời cũng không có ý tưởng tổ chức giảng dạy, phục vụ, tổ chức Khoa Thần kinh… Sự nhầm lẫn còn “rơi rớt” kéo dài còn có người vẫn dùng từ thần kinh để chỉ những kẻ điên khùng.

Ngày 2 tháng 12 năm 1956, Bộ Y tế có quyết định thành lập Bộ môn Tinh Thần kinh, Đại học Y Dược khoa và Khoa Tinh Thần kinh, Bệnh viện Bạch Mai và Bác sĩ Nguyễn Quốc Ánh được cử làm Chủ nhiệm Bộ môn và Chủ nhiệm Khoa.

NHỮNG BƯỚC ĐI BAN ĐẦU

Ngay khi có quyết định thành lập của Bộ Y tế, trường Đại học Y Dược khoa và Bệnh viện Bạch Mai đã kịp thời cử cán bộ, xây dựng tổ chức bộ môn - khoa thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao.

Từ đầu 1957, các hoạt động khám chữa bệnh, giảng dạy sinh viên và đào tạo cán bộ chuyên khoa Tinh Thần kinh được song song triển khai… Khoa là cơ sở thực hành của Bộ môn và được Bộ Y tế giao nhiệm vụ giúp Bộ chỉ đạo Ngành Tinh Thần kinh.

Buổi ban đầu, tài liệu về thần kinh hầu như không có, ngay cả sách bằng tiếng nước ngoài cũng chỉ có 1 - 2 quyển. Bác sĩ Nguyễn Quốc Ánh đã tranh thủ thời gian tập hợp viết - chuyển sang tiếng Việt các bài (Bác sỹ Nguyễn quốc Ánh là kiều bào ở Pháp về sau 18 năm ở Paris nên chuẩn bị, viết bài bằng tiếng Pháp sau đó mới dịch sang tiếng Việt), tập giảng về Tinh Thần kinh ngay khi thành lập Khoa - Bộ môn. Có tập bài giảng Tinh Thần kinh cho giảng dạy các lớp Y ở Đại học Y Dược khoa. Từ năm 1959, Khoa - Bộ môn Tinh Thần kinh đón nhận sinh viên y khoa năm thứ Tư đến thực tập.

Giảng dạy Thần kinh trong chương trình đào tạo Y trong đại học

Sau ngày tiếp quản Thủ đô (10-1954), Ngành Giáo dục Đại học Y vẫn tạm thời theo hình thức cũ (có sửa đôi chút). Vào năm thứ nhất Khoa Y sau khi đã tốt nghiệp Dự bị đại học: Sinh - Lý - Hoá (PCB), Lý - Hoá - Vạn vật (SPCN). Có khối Dự bị đại học gồm các học sinh đã tốt nghiệp Tú tài toàn phần ở vùng tạm chiếm cũ, và học sinh tốt nghiệp lớp 9 ở vùng Tự do cũ.

Sinh viên các năm thứ nhất, 2, 3 vẫn theo chương trình đi bệnh viện vào các buổi sáng và chiều thì theo học lý thuyết ở Trường… Đặc biệt ở các lớp trên thì chỉ có 2 sinh viên. Số cán bộ “kiêm giảng” ở các Khoa Lâm sàng ở Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Phủ Doãn (nay là Bệnh viện Việt Đức) đã hướng dẫn sinh viên năm thứ nhất, thứ nhì các thao tác khảm bệnh, làm các thủ thuật.

Đoàn chuyên gia Y tế Liên Xô đã giúp ta xây dựng chương trình đào tạo Bác sĩ Y khoa - chương trình Roupassov với nét đặc biệt: Thời gian đào tạo là 5 năm, không có trình bày luận án, không có “chức danh bác sĩ” và năm thứ 3, sinh viên mới đi bệnh viện.

Theo chương trình này, thời gian đi thực tập ở Tinh Thần kinh là 2 tuần (Thần kinh là 1 tuần, Tinh thần là 1 tuần) bao gồm cả lý thuyết và thực hành (Đúng là “cưỡi ngựa xem hoa”…).

Có một số “băn khoăn, khúc mắc” của sinh viên và cán bộ ở nhiều bộ môn… và qua thực tế kiểm nghiệm nên chương trình đào tạo có thay đổi chút cho khối chuyên khoa lẻ và thời gian luân khoa Tinh Thần kinh là 4 tuần.

Bộ môn Tinh Thần kinh - lúc mới thành lập chỉ có 1 chủ nhiệm và 1 thư ký văn phòng (không có chuyên môn)… dần dà được bổ sung cán bộ - bác sĩ mới ra trường và năm 1960, theo sự hướng dẫn của Giáo vụ Trường, cán bộ Bộ môn Tinh Thần kinh đã xây dựng được chương trình hướng dẫn luân khoa TinhThần kinh cho sinh viên năm thứ Tư đến thực tập (ngay năm học 1960-1961).

Hướng dẫn Tinh Thần kinh trong chương trình “ngoại khoa hoá” cán bộ.

Từ năm 1965, Đế quốc Mỹ tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc. Thực hiện chủ trương “sơ tán chống Mỹ cứu nước”, đào tạo y khoa vẫn tiến hành như bình thường.

Ban soạn thảo chương trình nêu tính đặc biệt - ngoại khoa hoá cán bộ, đã thống nhất với chủ nhiệm Bộ môn Tinh Thần kinh - Bác sỹ Nguyễn Quốc Ánh về một số định hướng mới cho luân khoa Tinh Thần kinh: Tinh giản nội dung chương trình, nơi sơ tán, vai trò dân vận - “ba cùng”…, kiến thức cấp cứu chiến thương, cán bộ là tiểu đội trưởng. Đặc biệt, dựa trên nội dung chương trình được cải tiến phù hợp với thời chiến - bộ môn Tinh Thần kinh tổ chức hướng dẫn sinh viên luân khoa ở nơi sơ tán (thường mỗi đợt luân khoa có 2 Tổ sinh viên 30 sinh viên… Ban đầu nơi sơ tán ở Bệnh viện Tâm thần Thường Tín, tỉnh Hà Tây cũ, sau đấy ở vùng đó, giặc Mỹ ném bom bắn phá nên phải di dời xuống 1 xã gần Vân Đình, huyện Mỹ Đức.

Ngoài nhiệm vụ kiểu trực chiến, tổ chức hướng dẫn luân khoa 1-2 buổi tới nơi sơ tán Bệnh viện Vân Đình để xem thực tế bệnh thần kinh, kết hợp tìm bệnh nhân cũ đã ra viện của bệnh viện ở quanh vùng sơ tán (1-2 km) để hướng dẫn thực hành: Khám phát hiện triệu chứng (thực ra là di chứng), cách thức chẩn đoán… tiếp tục điều trị phục hồi chức năng

Ngoài việc hướng dẫn sinh viên, Bộ môn còn cùng sinh viên lo chỗ ở, ăn ở nhà dân (sinh viên phân công đi chợ mua gạo, thực phẩm, than củi, nấu cơm, gánh nước,.. vệ sinh)

Đào tạo cán bộ chuyên khoa Tinh Thần kinh

Ngay từ khi thành lập Khoa - Bộ môn Tinh Thần kinh, các hoạt động khám chữa bệnh, giảng dạy sinh viên và đào tạo cán bộ chuyên khoa được song song triển khai.

Năm học 1959 - 1960, Khoa - Bộ môn Thần kinh tổ chức đào tạo sinh viên chuyên khoa từ Y5 khoá đầu tiên. Đồng thời theo chủ trương của Bộ, tổ chức đào tạo bác sĩ chuyên khoa từ Y sĩ - Y bổ túc…, các lớp Hàm thụ…

Xây dựng các loại chương trình đào tạo chuyên khoa

Khoa - Bộ môn tiếp nhận nhiều loại đối tượng đào tạo: Sinh viên Y năm thứ năm (Y5), Y Bổ túc, và Hàm thụ nên có nhiều “khung” chương trình. Mặt khác, Bác sĩ Nguyễn Quốc Ánh, người chủ nhiệm sáng lập có kinh nghiệm đào tạo ở bên Pháp. Khung chung là phần cơ bản của Thần kinh - phần Giải phẫu chức năng Não - Tủy ứng dụng vào Lâm sàng thần kinh. Phần này do Bác sĩ chủ nhiệm trực tiếp phụ trách và giảng 3 buổi hàng tuần cho tất cả các lớp chuyên khoa.

Dựa trên sự trao đổi của Khoa - Bộ môn Tinh Thần kinh, nhóm sinh viên chuyên khoa Khoá 1, đã dựa trên các tài liệu tham khảo bằng tiếng Pháp: E.M.C (Bách khoa thư nội ngoại khoa), quyển Thực hành Thần kinh của Riser, Hệ Thần kinh (2 quyển) của Guy Lazorthes… đã góp phần xây dựng chương trình đào tạo Bác sĩ chuyên khoa Tinh Thần kinh về lý thuyết và thực hành… Về kế hoạch thực hiện, trừ phần cơ bản, có những phần do Bác sĩ kiêm giảng trình bày, có phần chuẩn bị và trình bày của Nhóm chuyên khoa… những thắc mắc sẽ được chủ nhiệm giải đáp.

Với chương trình đào tạo đó, Khoa - Bộ môn Tinh Thần kinh đã góp phần đầo tạo được 8 khoá bác sĩ chuyên khoa từ Y5, với 47 bác sĩ, 5 khoá đào tạo từ Y bổ túc và Hàm thụ với 27 bác sĩ (giải quyết tồn đọng của y sĩ Khoá 7 về công tác tháng 8 - 1960). Năm 1966 cũng là năm kỷ niệm 10 năm thành lập Khoa Bộ môn Tinh Thần kinh - Chuyên ngành Tinh Thần kinh đã có 74 bác sĩ chuyên khoa này đã góp phần củng cố cán bộ ở Bộ môn, ở Khoa , ở Quân y và xây dựng nhiều Khoa Tinh Thần kinh ở một số tỉnh ở phía Bắc…

Các bác sĩ học chuyên khoa Nội, Mắt, Tai mũi họng, Răng hàm mặt.. được học tập luân hệ Tinh Thần kinh… Từ đó có chương trình đào tạo luân hệ vởi thời gian tùy theo ý kiến của Bộ môn chủ quản có thể từ 1 tháng tới 3 tháng. Về nội dung chương trình luân khoa nhấn mạnh thêm và chủ yếu là thực hành chú ý tới nhũng người bệnh có biểu hiện, rối loạn có liên hệ với chuyên khoa luân hệ.

CHIA tách Thần kinh và Tinh thần

Theo xu hướng chung trên thế giới, và thực tế của ta, ngày 15 tháng 8 năm 1969, dưới sự chỉ đạo của Bộ Y tế, Thần kinh học và Tâm thần học được tách thành hai chuyên ngành riêng biệt: Bộ môn Tinh Thần kinh được tách ra Tổ tâm thần. Khoa Tinh Thần kinh được tách thành khoa Thần kinh và khoa Tâm thần.

Ngay năm học 1969 - 1970, Bộ môn được phân công đào tạo bác sĩ chuyên khoa Thần kinh khoá đầu (5 học viên)

Từ năm 1970, Bộ môn Thần kinh đã có chương trình đào tạo bác sĩ chuyên khoa Thần kinh (so bộ) từ sinh viên Y5… Dịp này, Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp chỉ đạo xây dựng Mục tiêu chương trình cho các chuyên khoa của Đại học Y khoa… và chương trình đào tạo chuyên khoa Thần kinh được hoàn thiện hơn với mục tiêu yêu cầu đào tạo - chỉ tiêu phải đạt được, nội dung chương trình lý thuyết và thực hành, tổ chức ôn tập và thi tốt nghiệp.

  1. Đào tạo Sau và Trên Đại học

Từ việc đào tạo Bác sĩ chuyên khoa Thần kinh (sơ bộ) từ Y5, Bộ Y tế và Trường có giao cho Bộ môn - Khoa Thần kinh đào tạo Bác sĩ chuyên khoa cấp 1, Nội trú Bệnh viện, Bác sĩ chuyên khoa cấp 1 là những bác sĩ đã tốt nghiệp chuyên khoa sơ bộ (từ Y5), còn Nội trú bệnh viện là sinh viên đã học hết năm thứ tư đã qua thi tuyển. Tất cả - thời gian học của 2 đối tượng này là 2 năm. Một chương trình mới - chương trình đào tạo bác sĩ chuyên khoa cấp 1, Nội trú bệnh viện về Thần kinh. Chương trình này - dựa trên chương trình đào tạo bác sĩ chuyên khoa sơ bộ về Thần kinh, có tăng cường thêm về các chứng bệnh thông thường, bệnh thần kinh ở người cao tuổi, bệnh thần kinh trẻ em và điều trị học. Riêng đối với Nội trú còn được đánh giá về trình độ tay nghề. Khi tốt nghiệp, ngoài phần thi lý thuyết và thực hành, tay nghề (cho nội trú) có phần trình bày, bảo vệ luận văn tốt nghiệp.

Thực tế ở ta hai môn Thần kinh và Tâm thần là hai môn học khó, nhất là tâm thần lại trừu rượng. Do đó các loại học viên rất khó tiếp thu và khó vận dụng. Vả lại, từ “ Tinh Thần kinh” làm cho dễ nhầm khi phân biệt Thần kinh và Tâm thần và dân gian dễ nói bệnh nhân “thần kinh” để chỉ bệnh nhân điên, khùng.

Mặc dù mỗi khoá sinh viên Nội trú chỉ có 2 - 3 người, nhưng sau một thời gian, Khoa - Bộ môn Thần kinh đã có 34 bác sĩ chuyên khoa cấp 1 nội trú bệnh viện… Cùng với số lượng bác sĩ chuyên khoa cấp 1 (bác sĩ chuyên khoa sơ bộ từ các địa phương gửi về học), chuyên ngành Thần kinh đã có “mạng lưới” rộng khắp. Cho tới nay đã có 43 tỉnh, thành có Khoa Thần kinh.

Khoa - Bộ môn Thần kinh đã đào tạo và xây dựng được mạng lưới chuyên khoa từ trung ương cho tới các tỉnh thành quan trọng - đặc biệt ở quân y (có GS.TS. Hồ Hữu Lương), ở thành phố Hồ Chí Minh (có GS.TS. Lê Văn Thành),… Khoa - Bộ môn đã xây dựng “nền móng” cơ bản: Phòng Thần kinh trẻ em, Tổ Thần kinh can thiệp (phẫu thuật giải thoát phù não cấp do chèn ép), phòng cấp cứu hồi sức, Tổ điện não và Thần kinh sinh lý lâm sàng. Tất cả, hình thành Trung tâm nghiên cứu Thần kinh học mở đầu lộ trình xin thành lập Viện Thần kinh học Việt Nam.

Khoa - Bộ môn Thần kinh đã tổ chức nhiều đợt đào tạo bổ túc ngắn ngày - đào tạo liên tục… mở đầu cho việc đào tạo chuyên khoa cấp 2, đào tạo cao học và nghiên cứu sinh… Đặc biệt có những chuyên đề sau :

+ Thần kinh học tinh vi: Noron và Dẫn truyền thần kinh, Trí nhớ, Ngôn ngữ.

+ Thần kinh trẻ em: Sự phát triển về tâm thần vận động… Khám thần kinh ở trẻ mới sinh.

+ Thần kinh dược lý.

+ Động kinh: Vai trò của khứu não, của cấu tạo lưới trong nghiên cứu động kinh.

+ Viêm não: Thử đánh giá qua tác động Atropin (kết hợp với bộ môn dược lý).

+ Thần kinh điều khiển học qua các vòng tác ngược - đặc biệt ở tiểu não, ở hạ khâu não…

+ Sinh hoá não…

+ Thần kinh tâm lý học.

  1. Phát triển các hình thức đào tạo mới: Cao học, nghiên cứu sinh

Từ các năm 1989 - 1990, có một số bác sĩ lâu năm được làm nghiên cứu sinh theo chế độ đặc biệt… đã có 3 người bảo vệ thành công luận án phó tiến sỹ về Thần kinh học với các đề tài về tai bến mạch máu não, viêm não B ở trẻ em và U tiểu não ở trẻ em… Đào tạo ở nước ngoài - thực tập sinh và nghiên cứu sinh ở Đức, Tiệp, Hungari, Bungari, Hà Lan, Pháp, Israen, và Hoa Kỳ. Đẩy mạnh đào tạo nghiên cứu sinh, có phối hợp với Học viện Quân y…. Theo sự chỉ đạo của Bộ Y tế, Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp, chương trình đào tạo nghiên cứu sinh về Thần kinh dựa trên nền cao học: Chuẩn bị, hoàn thành các chứng chỉ từ cao học (nếu nghiên cứu sinh không phải là thạc sĩ), các chứng chỉ nâng cao bao gồm giải phẫu chức năng não tủy ứng dụng vào lâm sàng thần kinh, triệu chứng, hội chứng thần kinh, các chứng bệnh cấp cứu và thường gặp, các loại thuốc điều trị (thuốc kháng động kinh), hồi phục chức năng thần kinh, các chuyên đề theo tên đề tài luận án và chuẩn bị bảo vệ luận án theo cấp Bộ môn, cấp Trường, cấp quốc gia…

Đào tạo Thần kinh học với Thập kỷ của não (DOB)

Thập kỷ của não (1990 - 2000) được Tổng thống Hoa kỳ G. Bush - khai mạc Thần kinh học Hoa Kỳ với Viện nghiên cứu Bệnh thần kinh Hoa kỳ, Viện Thần kinh học Hoa kỳ (AAN) triển khai nghiên cứu, thực nghiệm nhiều lãnh vực của Thần kinh học: Các chứng bệnh thoái hoá mất myelin… bệnh Alzhêimer, Parkinson, Động kinh…, Đào tạo… Lịch sử Thần kinh học… với các Đại hội Khoa học toàn thế giới về thần kinh ở San Diego, New York, Washngton, San Francisco… Đặc biệt những nghiên cứu về Thuận tay Trái với sự ra đời của Tổ chức người Thuận tay Trái Quốc tế do Bill Clinton làm Chủ tịch.

Ở Việt Nam, đào tạo nghiên cứu sinh được tăng lên, nhất là các năm 1994 - 1998. Có nhiều đợt cán bộ Thần kinh được mới đi tu nghiệp ở Hoa kỳ: Thực tập sinh, chương trình tham quan của giáo sư - đặc biệt ngay năm 1990, đã có phó giáo sư được “kết nạp” vào Viện Hàn lâm Thần kinh Hoa kỳ (AAN)… cho tới nay đã 6 giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ là thành viên của Viện Hàn lâm Thần kinh học Hoa Kỳ. Có một số phó giáo sư, giáo sư Việt nam được mới sang trình bày bài về kén sán não (Martinique), về Sơ cứng rải rác (Lille), về Viêm não người lớn ở Việt Nam (San Francisco).

Hiện nay, thành quả đào tạo của các Bộ môn - Khoa Thần kinh ở miền Bắc, miền Trung, miền Nam và hệ thống Quân y là hai trăm thạc sĩ, chuyên khoa cấp 2 và gần 60 tiến sỹ về Thần kinh học. Toàn chuyên ngành Thần kinh học Việt nam có 8 giáo sư và 12 phó giáo sư, riêng ở Khoa - Bộ môn Thần kinh Hà Nội có 4 giáo sư và 7 phó giáo sư.

1
Hình 1. Kết quả đào tạo qua các bảo vệ luận án Tiến sĩ, luận văn Thạc sĩ.
Hình 2. Đào tạo qua các trình bày của chuyên gia nước ngoài.
Hình 3. Tổ chức đi Hội nghị ở nước ngoài.
4
Hình 4. Đào tạo qua các Hội nghị Khoa học ở địa phương.
5
Hình 5. Đào tạo qua khám bệnh ở tuyến trước (đi tuyến).
6
Hình 6. Đào tạo qua tổ chức hội thảo khoa học.

SUMMARY

Before 1954, therisnt clinic of Neurology in hospitals also no chair of neurology in Faculty of Medicine. Particularly, in Cong vong- Bach mai Hospital there is “service des Aliênes et Príonniers” named Clinic of neurology! On the 2nd of December, 1956, Minister of Health decided to organise the Chair of Neuropsychiatry in Hanoi medical School and the Clinic of Neuropsychiatry in Bach mai Hospital… and Dr Anh Nguyen Quoc the Chief of these two units… First steps, Dr Anh Nguyen prepared hardly the course of Neuropsychiatry in Vietnamese and teached for medical students of 5th class.

After some months the program of formatiom - the equivalent - level of doctor (Rou[assov program)… and medical students have practice on Neuro psychiy during one month… US troups bombarded to destroy the North Vietnam and this program has some changes, for example… surgical first aids, popular feelings.

Based on the move of Neuropsychiatry World, on the 15th of August, 1969 the Minister of Health decided to divide Chair of Neurology and the Chair of Psychiatry also the Clinic of Neurology and the Clinic of Psychiatry. In 1969-1970, the Chair-clinic of Neurology organise the training of neurologists in new program…

The Neurological Chair-Clinic activate as Center of Neurology, organise many conferences, symposium in different formations of masters and physical doctors (phD), researchers.

In the Decade of brain (DOB) the neurological Chair-Clinic have many masters and PhD, also send many doctors, professors to go to the united states of America, France, Israel and go to do some talk in Martinique, Lille, San Francisco…

Now, the Vietnam Neurology have two hundred masters, sixty phisical doctors (PhD)… eight professors and twelve associate professors.

Tài liệu tham khảo

  1. Ánh Nguyễn Quốc. Sự phát triển của Khoa Tinh Thần kinh sau 3 năm thành lập. Đặc san Bệnh viện Bạch Mai, kỷ niệm 15 năm thành lập nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà, chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần III. Bệnh viện Bạch mai 11| 60 - 52-57.
  2. Chương Nguyễn. 45 năm xây dựng và phát triên Bộ môn Tinh Thần kinh. Tạp chí Y học thực hành - 1987, 2.
  3. Chương Nguyễn, Hinh Lê Đức. Từ điển thuật ngữ Thần kinh học. Nhà xuất bản Y học 2010.
  4. Chương Ngưyễn, Hinh Lê Đức. Lịch sử Hội Thần kinh học Việt nam. Tạp chí Thần kinh học 1 - 2013, tr 69.
  5. Direction generale de linstruction publique. Lecole de plein exercice de Medecine et de Pharmacie de lIndochine - Ha Noi 1931.
  6. Hinh Lê Đức. The training of neurologits in Viet Nam. Revue medicale 2011, 1 - 4.

Link nội dung: https://tcquoctesaigon.edu.vn/trung-tam-than-kinh-benh-vien-bach-mai-a65104.html