Nhật Bản nằm trong khu vực khí hậu nào? Các mùa trong năm của Nhật bắt đầu từ thời điểm nào? Vị trí địa lý đã làm khí hậu Nhật Bản thay đổi ra sao?
Từ lâu Nhật Bản đã nổi tiếng với mùa Đông có nhiều tuyết và mùa xuân có Hoa Anh Đào cực đẹp. Vậy Nhật Bản nằm trong khu vực khí hậu nào để tạo nên kiểu thời tiết như vậy?
Cùng Du học Aloha khám phá qua nội dung sau nhé!
Nhật Bản nằm trong khu vực khí hậu gió mùa, mưa nhiều
Câu hỏi: Nhật Bản nằm trong khu vực khí hậu
Đáp án: C
Giải thích: Nhật Bản nằm ở bán cầu Nam, trong khu vực khí hậu ôn đới nhưng lại có vị trí địa lý trải dài sang khu vực cận nhiệt đới, khi hậu của Nhật Bản có sự phân bố không đồng đều, biến đổi rõ rệt từ Bắc vào Nam.
Nhật Bản nằm trong khu vực khí hậu gió mùa, mưa nhiều. Nhật Bản nằm trong khu vực khí hậu gió mùa, mưa nhiều; thời tiết thay đổi bất thường vì mang tính chất trung gian giữa đới nóng và đới lạnh.
Lượng nhiệt trung bình và các mùa thể hiện rất rõ trong năm, lượng mưa hàng năm dao động trong khoảng 500-1000mm. Nhật Bản nằm trong khu vực khí hậu gió mùa, mưa nhiều. Phía Bắc nằm trong khu vực ôn đới với khí hậu chủ yếu là mùa lạnh và có nhiều tuyết (mùa đông sẽ kéo dài hơn bình thường).
Phía Nam Nhật Bản có khí hậu của vùng cận nhiệt đới, với mùa đông không quá lạnh, mùa hè nóng bức và thường có mưa lớn.
Nhiệt độ nóng nhất đo được ở Nhật Bản là 40,9°C - đo được vào 16 tháng 8 năm 2007. Thấp nhất là -37,5°C. Mùa hè nhiệt độ tăng cao, nhiệt độ trung bình của mùa hè tại Nhật Bản khoảng 28 độ, thời tiết nóng, gió từ biển thổi vào đất liền khiến không khí mang độ ẩm cao.
Mùa hè tại Nhật Bản mưa nhiều. Mùa mưa chính bắt đầu từ đầu tháng 5 tại Okinawa; trên phần lớn đảo Honshu, mùa mưa bắt đầu từ trước giữa tháng 6 và kéo dài 6 tuần.
Vào cuối hè và đầu thu, các cơn bão thường mang theo mưa nặng. Từ giữa tháng 6 đến tháng 7 sẽ xảy ra khá nhiều cơn mưa bất chợt và không được dự báo trước. Từ tháng 7 đến tháng 8, nhiệt độ tại Tokyo và Kyoto một số tỉnh lân cận khá cao.
Nhiều người thường nghĩ khí hậu Nhật Bản thuộc kiểu lạnh quanh năm với tuyết rơi dày và những rừng thông trên núi cao. Tuy nhiên Nhật Bản cũng có 4 mùa rõ rệt, đó là Xuân, Hạ, Thu, Đông.
Do địa hình trải dài trên nhiều vĩ tuyến từ Bắc xuống Nam nên khí hậu các vùng phân hóa khá rõ rệt, các vùng phía Bắc có nhiệt độ trung bình thấp hơn hẳn các vùng phía Nam.
Về cơ bản mùa xuân ở Nhật kéo dài từ tháng 3 tới tháng 5, mùa hạ từ tháng 6 tới tháng 8, mùa thu từ tháng 9 tới tháng 11, và mùa đông từ tháng 12 tới hết tháng 2.
Vì bốn mùa ở Nhật Bản đều có những điểm đặc trưng riêng không nơi nào có nên đặc điểm của 4 kỳ học Nhật Bản bởi vậy mà cũng khác nhau
Bởi vậy bạn nên tìm hiểu kỹ trước khi quyết định kỳ đăng ký du học Nhật Bản để có sự chuẩn bị tốt nhất.
Sau đây là chi tiết các mùa tại Nhật:
Mùa xuân ở Nhật vẫn còn khá lạnh, bạn vẫn sẽ cần phải mang thêm áo ấm để mặc mỗi khi đi ra ngoài đường. Nhiều khi vẫn có tuyết rơi nhưng nói chung là thời tiết khá dễ chịu, rất thích hợp cho việc du lịch khám phá.
Vào mùa xuân, khí hậu Nhật Bản chủ yếu là kiểu thời tiết khá dễ chịu, với nền nhiệt trong mức 12 độ C, rất phù hợp để mặc áo khoác ngoài kèm một chiếc áo len mỏng. Đây cũng là thời điểm các loại cây và hoa nở rộ, đặc biệt là hoa Anh Đào.
Vào cuối tháng 3, hoa Anh Đào sẽ nở rộ khắp các đường phố Nhật Bản, và người dân Nhật Bản bắt đầu bước vào các lễ hội hoa Anh Đào được tổ chức hằng năm.
Tại các vùng núi cao và các hòn đảo ở phía Bắc Hokkaido, thời tiết sẽ vẫn còn rất lạnh, tuyết vẫn bao phủ cho đến hết tháng 3. Người Nhật cũng thường đi trượt truyết trong khoảng thời gian này.
Nếu ở Nhật vào mùa xuân, bạn nhất định nên đi tham quan rừng tre Sagano tại thành phố Kyoto Nhật Bản - Một trong những khu rừng tre đẹp nhất thế giới.
Vì Nhật Bản nằm trong khu vực khí hậu ôn đới, cận nhiệt đới nên vào mùa hè thời tiết ở đây cũng có nhiều nét tương đồng với nước ta, đặc biệt là khu vực phía Nam Nhật Bản.
Mùa hè nhiệt độ tăng cao, nhiệt độ trung bình của mùa hè tại Nhật Bản khoảng 28 độ, thời tiết nóng, gió từ biển thổi vào đất liền khiến không khí mang độ ẩm cao. Mùa hè tại Nhật Bản thường có rất nhiều mưa.
Đối với các vị trí gần biển hoặc khu vực đồi núi, thời tiết sẽ mát mẻ hơn rất nhiều vì vậy đây cũng là thởi điểm mà nhiều người chọn để đi leo núi.
Mùa hè ở Nhật là thời điểm dành riêng cho các lễ hội, đặc biệt là các lễ hội pháo hoa diễn ra trên khắp đất nước Nhật Bản. Bạn cũng sẽ bị choáng ngợp với các điệu nhảy truyền thống, thức ăn tryền thống và không khí sôi động của mùa hè tại Nhật.
Mùa thu thường là mùa có thời tiết mát mẻ nhất, nhưng đầu thu thì Nhật Bản thường hay có bão, nên bạn cần phải cẩn thận.
Nhiệt độ trung bình vào mùa thu ở Nhật sẽ là khoảng 12 độ C ở phía Bắc, khoảng 20 độ C ở khu vừng miền trung và khoảng 26 độ C ở phía Nam Nhật Bản. Từ giữa tháng 10 trở đi, trời sẽ trở lạnh dần vì vậy nếu sang Nhật vào thời điểm này bạn cũng nên chuẩn bị sẵn áo ấm nhé.
Đến tháng 11, thời tiết lạnh rõ rệt hơn, lá cây sẽ chuyển sang màu vàng và đỏ vô cùng đẹp mắt, rất thích hợp để chụp những bức hình mang nét đẹp đặc trưng của Nhật Bản.
Mùa đông nhiệt độ tại khắp các vùng đều hạ xuống thấp, tuyết rơi ở nhiều nơi, những vùng gần biển và phía bắc thường có tuyết dày đặc suốt mùa đông.
Bắt đầu vào mùa đông, nhiệt độ trung bình vào ban ngày ở Nhật khoảng 12 độ C và vào buổi tối là khoảng 5 độ C. Sang đến giữa mùa đông, thời tiết ngày càng lạnh và có thể đạt mức trung bình từ 5 - 10 độ C vào ban ngày, các vùng phía Bắc, núi cao sẽ có tuyết rơi dày đặc.
Khi đến Nhật Bản vào mùa đông bạn phải đặc biệt chú ý việc giữ ấm cơ thể vì Nhiệt độ chênh lệch khá nhiều so với nước ta.
Nhật Bản thuộc khu vực Đông Á, nằm về phía Tây của Thái Bình Dương và được cấu thành từ 4 quần đảo lớn là: quần đảo Nhật Bản, quần đảo Ryukyu, quần đảo Kuril (còn gọi là quần đảo Chishima) và Izu-Ogasawara. Các đảo của Nhật Bản là một phần của dải núi ngầm trải dài từ Đông Nam Á đến Alaska.
Nhật Bản là một quốc đảo độc lập, hoàn toàn không tiếp giáp với quốc gia hay lãnh thổ trên đất liền, được bao bọc bởi các vùng biển:
Nhật Bản gần Nga, Bắc Triều Tiên, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan; đi xa hơn về phía Nam là Philippines và quần đảo Bắc Mariana.
Nhật Bản có đường bờ biển kéo dài 37.000 km, có đá lớn và nhiều vịnh nhỏ. Đồi núi chiếm 72% tổng diện tích tự nhiên của cả nước, trong đó phần lớn là núi lửa.
Nhật Bản nổi tiếng với nhiều ngọn núi cao, đực biết có một số đỉnh núi cao trên 3000 mét, hơn 530 ngọn núi cao hơn 2000 mét, trong đó cao nhất là núi Phú Sĩ với độ cao 3776 mét và nơi thấp nhất ở Nhật bản là Hachinohe mine, nơi này có độ sâu 160m (do nhân tạo) và hồ Hachirogata sâu 4m một cách tự nhiên.
Từ vị trí địa lý ta có thể rút ra:
Nhật bản nằm ở Đông Á, gần các nước như Trung Quốc, Hàn Quốc, Triều Tiên và các nước Đông Nam Á- khu vực có nền kinh tế mở phát triển năng động giúp cho Nhật Bản có điều kiện giao lưu, buôn bán, mở rộng thị trường và có nguồn lao động dồi dào.
Hơn nữa, lãnh thổ Nhật Bản cả 4 mặt đều giáp biển tạo điều kiện thuận lợi để phát triển giao thông vận tải biển, du lịch biển và khai thác khoáng sản biển. Bờ biển khúc khuỷu, bị chia cắt mạnh tạo thành nhiều vũng, vịnh thuận lợi để xây dựng các cảng biển.
Tại các vùng biển quanh quần đảo Nhật Bản, nơi các dòng biển nóng và lạnh gặp nhau, tạo nên ngư trường lớn với nhiều loài cá (cá ngừ, cá thu, cá mòi, cá trích, …) giúp phát triển ngành khai thác thủy sản. Nhưng hay xảy ra thiên tai: Động đất, núi lửa, sóng thần, bão, lũ,..ảnh hưởng rất nhiều đến nền kinh tế của Nhật.
Ở Nhật Bản địa hình chủ yếu là núi, đồng bằng nhỏ, hẹp nên thiếu đất nông nghiệp. Trên lãnh thổ có hơn 80 núi lửa đang hoạt động, mỗi năm có hàng nghìn trận động đất lớn, nhỏ gây ra nhiều thiệt hại về người và của.
Tại Nhật Bản, nhiệt độ mùa đông và mùa hạ chênh nhau lên đến 30 độ. Vào mùa hạ, nhiệt độ và độ ẩm tương đối cao, đến mức người không quen với khí hậu ở đây có thể cảm thấy khó chịu. Vào mùa xuân và mùa thu khí hậu rất thoải mái dễ chịu nhưng thời tiết cũng thường thay đổi.
Vào đầu mùa hạ, ngoại trừ Hokkaido ra, các vùng khác thường có mưa nhiều từ tháng Sáu đến giữa tháng Bảy. Mùa thu cũng tương đối có nhiều mưa. Có một điều đáng chú ý là giữa mùa hạ đến đầu mùa thu, ở vùng phía tây của Bắc Thái Bình Dương có nhiều cơn bão phát sinh đổ bộ vào Nhật Bản, đôi khi gây ra nhiều thiệt hại lớn.
Ngoài ra các dãy núi chạy dọc chiều dài Nhật Bản phân chia đất nước thành hai phần: phần biển Nhật Bản và phần Bắc Thái Bình Dương. Khí hậu Nhật Bản vào mùa đông sẽ có nhiều tuyết rơi, đây cũng là điểm vô cùng đặc trưng của đất nước Nhật Bản.
Ở Nhật Bản mỗi một mùa đều có nét đẹp riêng của nó. Tuy vậy, phần lớn người Nhật nói rằng mùa đẹp nhất là mùa xuân và mùa thu. Đặc biệt là đầu tháng Năm khi cây lá xanh tươi và khoảng từ cuối tháng Chín tới giữa tháng 11 - mùa lá đỏ.
Họ thích những khoảng thời gian này vì thời tiết ổn định, lý tưởng cho những chuyến dã ngoại hay đi chơi xa.
Điều kiện tự nhiên
Quần đảo Nhật Bản nằm ở Đông Á, trải ra theo một vòng cung dài khoảng 3800km trên Thái Bình Dương, gồm 4 đảo lớn: Hô-cai-đô, Hôn-su (chiếm 61% tổng diện tích), Xi-cô-cư, Kiu-xiu và hàng nghìn đảo nhỏ.
Về địa hình Nhật Bản thì:
Từ địa hình có thể thấy Nhật thiếu đất canh tác, vì chiếm phần lớn diện tích là núi nên có nhiều động đất, núi lửa phun trào.
Nhưng thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp ở các đồng bằng ven biển. Tạo điều kiện phát triển ngành du lịch vì có nhiều cảnh quan đẹp và xây dựng các hải cảng.
Gió mùa và mưa nhiều. Địa hình lãnh thổ kéo dài 25 độ vĩ tuyến, khí hậu có sự phân hóa từ Bắc xuống Nam phức tạp và phân theo vùng:
Từ khí hậy của Nhật sẽ tạo nên cơ cấu cây trồng và vật nuôi đa dạng nhưng có nhiều thiên tai: bão, lũ và mùa đông lạnh giá, tuyết rơi nhiều.
Đặc điểm sông ngòi của Nhật:
Nghèo khoáng sản, thiếu nhiên liệu để phát triển công nghiệp. Các khoáng sản như quặng sắt, đồng đỏ, kẽm, chì, bạc và các tài nguyên năng lượng quan trọng như dầu mỏ, than đều phải nhập khẩu.
Việt Nam và Nhật Bản nằm trong các đới khí hậu khác nhau. Vì thế, khí hậu và thời tiết tại hai quốc gia có khá nhiều điểm khác biệt. Nhật Bản thuộc vùng khí hậu ôn đới, còn Việt Nam thuộc vùng khí hậu nhiệt đới. Thêm đó, Nhật Bản có địa hình trải dài nên sự phân bố khí hậu tại Nhật cũng có nhiều khác biệt giữa đầu bắc và đầu nam.
Do nằm trong khu vực nhiệt đới nên đặc trưng của khí hậu Việt Nam là nóng ẩm, mưa nhiều. Độ ẩm quanh năm cao và một năm có một thời kỳ khô hạn. Cụ thể, nhiệt độ trung bình cả năm trên toàn lãnh thổ Việt Nam đều cao hơn 20 độ C. Nhiệt độ trung bình hàng tháng rất khác nhau và có xu hướng tăng dần từ bắc vào Nam, từ vùng cao xuống vùng thấp.
Nhật Bản nằm trong khu vực có khí hậu ôn đới - cận nhiệt đới, mang tính chất trung gian giữa đới nóng và đới lạnh nên thời tiết thay đổi thất thường. Lượng nhiệt trung bình và các mùa thể hiện rất rõ trong năm, lượng mưa hàng năm dao động trong khoảng 500-1000 mm.
Chính vì thời tiết phân hóa rõ rệt giữa các mùa và khu vực nên nếu có ý định du học hoặc làm việc tại Nhật, bạn nên tìm hiễu rõ đặc trưng thời tiết của khu vực mình sinh sống và chuẩn bị trang phục phù hợp cho thời tiết nơi đó.
Trên đây là một số thông tin về Nhật Bản nằm trong khu vực khí hậu nào mà Du học Aloha đã tổng hợp và muốn chia sẻ với các bạn.
Hy vọng nội dung trên sẽ giúp các bạn hiểu thêm về quốc gia này
Nếu các bạn muốn tìm hiểu thêm về các thông tin khác thì hãy đón đọc những bài viết mới của chúng tôi nhé!
Có thể bạn quan tâm:
Link nội dung: https://tcquoctesaigon.edu.vn/vao-mua-ha-phan-lanh-tho-phia-nam-nhat-ban-co-thoi-tiet-noi-bat-la-a64637.html