Đây là thời điểm người Thái tỏ lòng kính trọng với Đức Phật, dọn dẹp nhà cửa, té nước vào người cao tuổi nhằm tỏ lòng tôn kính. Đặc biệt, trong tết Songkran, người dân sẽ té nước lên nhau bằng xô, súng phun nước, bóng... những người càng được té nhiều nước càng may mắn.
Sau 3 năm nhu cầu của người dân bị dồn nén vì Covid-19, Tết cổ truyền Songkran mừng năm mới 2023 (diễn ra từ 13-15/4), được Tổng Cục Du lịch Thái Lan (TAT) thông báo sẽ trở lại đầy đủ với hàng loạt sự kiện văn hóa, giải trí quy mô lớn; bao gồm từ các màn trình diễn văn hóa và nghi thức tôn giáo đến những sự kiện âm nhạc và lễ hội quốc tế.
Phát ngôn viên Chính phủ Thái Lan, Anucha Burapachaisri dẫn kết quả khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu Kasikorn ngày 10/4 cho biết, hơn 5 triệu người dân Thái Lan sẽ đi du lịch dịp Tết Songkran 2023 trong tuần này, tăng 28,8% so với số lượng khách đi du lịch cùng kỳ năm 2022. Chiếm tỷ lệ lớn là 44,7% cư dân Thủ đô Bangkok đã lên kế hoạch đi du lịch, về quê...
Người dân Thái Lan ngày 12/4 rời Thủ đô Bangkok từ Bến xe Mo Chit để đoàn tụ với gia đình khi kỳ nghỉ lễ Songkran bắt đầu từ ngày 13-15/4 - Ảnh Khaosod
Thủ đô Bangkok (Thái Lan) sẽ triển khai 4.000 cảnh sát thực hiện các nhiệm vụ đảm bảo an toàn, trật tự công cộng và giảm thiểu tai nạn giao thông do tình trạng lái xe khi say rượu trong dịp lễ hội mừng năm mới Songkran - Ảnh Khaosod
2023 là năm đầu tiên các hoạt động truyền thống của Songkran trở lại sau 3 năm gián đoạn vì dịch bệnh. Không khí lễ hội ở khắp nơi trên Thái Lan đang náo nhiệt hơn bao giờ hết.
Trong 3 ngày đánh dấu thời điểm năm mới của người Thái, mọi người sẽ dọn dẹp nhà cửa, tỏ lòng kính trọng với người lớn tuổi bằng cách rửa chân cho họ bằng nước thơm, thực hiện các nghi lễ tôn giáo ở đền, chùa - Ảnh Tuấn Anh
Lễ hội Songkran đầu tiên được tổ chức quy mô lớn trên phố Khaosan vào năm 1992 đã thu hút một lượng lớn khách quốc tế. Kể từ đó, sự kiện này nổi tiếng khắp thế giới. Hiện tại nhiều thành phố khác trên khắp Thái Lan đã học tập thành công của mô hình này nhằm thúc đẩy quảng bá du lịch tới xứ sở Chùa Vàng
Khaosan là một trong số ít những khu vực được cho phép tổ chức bắn súng nước tại thủ đô Bangkok, và sẽ chỉ hoạt động trong khung giờ từ 12h đến 20h từ ngày 13 đến 15/4 - Ảnh Tuấn Anh
Một quầy hàng bày bán súng phun nước trên phố Khaosan - Ảnh Tuấn Anh
Người Thái có phong tục đi lang thang trên đường phố, phun nước vào nhau để rửa trôi điều xấu và mang đến may mắn cho người bị té nước - Ảnh Tuấn Anh
Người dân Thái Lan và hàng triệu du khách nước ngoài vẫn vui chơi Tết Songkran 2023 dù bị cấm tạt nước ngoài đường phố, cấm sử dụng các loại vòi nước hoặc súng nước có áp lực nước cao cũng như cấm trét bột mì - Ảnh Tuấn Anh
Dù chính phủ Thái Lan ban hành lệnh cấm các trang phục tắm đối với nữ và cấm cởi trần đối với nam nhưng các du khách từ khắp nơi trên thế giới vẫn vui chơi cuồng nhiệt tại thủ đô Bangkok - Ảnh Tuấn Anh Khung cảnh vô cùng thú vị và tràn ngập niềm vui trên phố Khaosan. Một khi đã bước chân vào lễ hội Songkran, không cần phân biệt người quen hay lạ, chỉ cần nhắm và tạt nước vào mọi người xung quanh là cuộc vui sẽ không bao giờ chấm dứt - Ảnh Tuấn Anh Cảnh tượng dòng người đông đúc dọc khắp các con phố, cả người dân và khách du lịch đang hào hứng chơi té nước chào đón năm mới của xứ Chùa Vàng - Ảnh Tuấn Anh Không chỉ người lớn mà những bạn trẻ Thái Lan cũng hòa mình vào làn nước mát và âm nhạc sôi động trên con đường Khaosan ngày 13/4 - Ảnh Tuấn AnhDự kiến trong các ngày lễ hội từ hôm nay cho đến hết Chủ nhật, khoảng 30.000 đến 40.000 du khách Thái Lan và nước ngoài sẽ đổ đến đường Khao San mỗi ngày với mức chi tiêu trung bình 1.000 baht mỗi người, tương đương 30 - 40 triệu baht/ngày. Lượng đặt phòng khách sạn trên đường Khao San và các khu vực lân cận đã đạt 70% công suất.
Chính phủ Thái Lan kỳ vọng Lễ hội Songkran là cơ hội thu hút hàng triệu lượt du khách quốc tế đến tham quan, trải nghiệm, tạo ra khoản doanh thu lên tới 18,5 tỷ baht (gần 550 triệu USD) cho Thái Lan.
Link nội dung: https://tcquoctesaigon.edu.vn/tet-thai-lan-thang-may-a60593.html