Bạn có biết tác dụng của cây xương rồng?

1. Đặc điểm cây

Cây xương rồng còn được gọi là hóa ương lặc, bá vương tiêm, có tên khoa học là Euphorbia antiquorum L. - thuộc ho Thầu dầu (Euphorbiaceae). Xương rồng thuộc loại cây nhỡ và có những đặc điểm như sau:

Thực tế, trong tự nhiên có hơn 2000 loại xương rồng khác nhau, trong đó hai loại là xương rồng ba cạnh và xương rồng bẹ được sử dụng nhiều trong các bài thuốc chữa bệnh. Có thể phân biệt hai loại xương rồng này qua các đặc điểm cây như sau:

Tác dụng của cây xương rồng 3 cạnh được nhiều người quan tâm

2. Tác dụng của cây xương rồng

Theo y học cổ truyền, cây xương rồng có vị đắng, tính hàn và có chứa độc tố. Mỗi bộ phận của cây đều có những tác dụng không giống nhau trong điều trị bệnh như sau:

Nghiên cứu từ các nhà khoa học chỉ ra rằng cây xương rồng chứa nhiều hoạt chất có công dụng giảm đau, chống oxy hóa và chống viêm như fumaric, flavonoid, taraxerol, axit citric, B-amyrin, Friedelan-3a-ol... Vì vậy, dược liệu này được dùng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh.

3. Cây xương rồng trong các bài thuốc chữa bệnh

3.1. Bài thuốc trị đau lưng

Bởi những đặc điểm cấu tạo khác nhau nên tác dụng của cây xương rồng ba cạnh và xương rồng bẹ trong điều trị đau lưng cũng khác nhau. Bài thuốc trị đau lưng từ hai loại xương rồng trên như sau:

Trị đau lưng bằng cây xương rồng bẹ:

Trị đau lưng bằng cây xương rồng 3 cạnh: Tác dụng của cây xương rồng 3 cạnh trong trị đau lưng được thể hiện qua các bài thuốc sau đây:

3.2. Bài thuốc chữa đau răng

Sử dụng cành cây xương rồng, đem loại bỏ gai, nướng trên bếp lửa đến khi nóng mềm, giã nát và loại bỏ xơ, thêm một ít muối vào. Dược liệu sau khi chế biến dùng ngậm khi đau răng theo nguyên tắc: Lấy một miếng dược liệu đặt vào vị trí răng bị đau, ngậm chặt miệng lại, trường hợp khi nước miếng chảy ra phải nhổ đi. Sau khi ngậm cần súc miệng sạch, người bệnh nên sử dụng bài thuốc khoảng 3 - 4 lần trong ngày để đạt hiệu quả điều trị cao.

3.3. Bài thuốc trị mụn nhọt, viêm mủ ngoài da

Dùng thân cây xương rồng, cắt bỏ gai và đem nướng trên lửa đến khi chín vàng, để nguội và giã giập nát, dùng đắp lên vị trí da bị viêm mủ, mụn nhọt.

Trị đau lưng là tác dụng của cây xương rồng 3 cạnh

4. Lưu ý khi sử dụng cây xương rồng

Bên cạnh những tác dụng của cây xương rồng đối với sức khỏe con người, loại thực vật này có chứa độc tố nên có thể gây ra một số tác dụng có hại và độc tính. Vì vậy, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề khi sử dụng cây xương rồng trong điều trị như sau:

Như vậy cây xương rồng là dược liệu được sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh. Tuy nhiên cũng tương tự như những loại thuốc khác, xương rồng có thể gây ra những tác dụng phụ đối với sức khỏe. Vì vậy, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị trước khi sử dụng để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Link nội dung: https://tcquoctesaigon.edu.vn/hoa-xuong-rong-a59723.html