Tổng quan về bệnh viêm tụy: triệu chứng, nguyên nhân và điều trị 

Bệnh viêm tụy cấp nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời thì tỷ lệ biến chứng và tử vong khá cao. Do đó, chúng ta cần có những hiểu biết cơ bản về bệnh viêm tụy để có thể dự phòng bệnh cũng như phát hiện sớm và điều trị ngay.

Chức năng của tuyến tụy

Tụy là một tuyến thuộc bộ máy tiêu hóa vừa có chức năng ngoại tiết (tiết ra dịch tụy đổ vào ruột giúp tiêu hóa thức ăn) vừa có chức năng nội tiết (như tiết insulin đổ vào máu có tác dụng điều hòa đường huyết...).

Các tuyến nội tiết tiết ra nhiều loại hormon vào máu, trong số đó quan trọng nhất là insulin và glucagon.

Dịch tụy chứa nhiều muối bicarbonat và nhiều loại enzym giúp tiêu hóa hầu hết các loại thức ăn, bao gồm: Nhóm enzym tiêu hóa protein (trypsin, chymotrypsin, elastase, carboxypeptidase), enzym tiêu hóa glucid (amylase), enzym tiêu hóa lipid (lipase, phospholipase A2, cholesterol esterase), enzym tiêu hóa acid nucleic (ribonuclease, deoxyribonuclease).

Bình thường tuyến tụy bài tiết các men tuỵ dưới dạng chưa hoạt động (tiền men). Các men này chỉ có tác dụng sau khi được hoạt hoá ở tá tràng. Vì lý do nào đó các men tụy được hoạt hoá ngay trong chính mô tụy làm tổn thương nhu mô và gây viêm tuỵ.

Triệu chứng giúp bạn phát hiện bệnh viêm tụy cấp

Một cơn viêm tụy cấp tính gây đau bụng trên như dao đâm âm ỉ liên tục, thường dữ dội và cần phải dùng thuốc để giảm đau. Đau lan đến phần lưng ở khoảng 50% số bệnh nhân.

Đau bụng

Viêm tụy cấp gây đau bụng theo cơ chế căng tuyến tụy, thoát dịch sau phúc mạc hay do viêm phúc mạc:

Buồn nôn và nôn

Buồn nôn và ói mửa là triệu chứng phổ biến gặp trong bệnh viêm tủy cấp với 2 đặc điểm sau:

Một số triệu chứng khác

Bên cạnh 2 triệu chứng chính nhận biết viêm tụy cấp là đau bụng dữ dội và buồn nôn, nôn người bệnh còn có các triệu chứng:

dau bung do viem tuy
Các cơn đau bụng thường khởi phát đột ngột, sau 1 bữa ăn no và có thể kèm theo buồn nôn - Ảnh: Canva

Nguyên nhân nào gây bệnh viêm tụy cấp

Viêm tụy cấp là tình trạng viêm nhiễm cấp tính của các nhu mô tụy, có thể bao gồm cả tổn thương của các tổ chức cơ quan lân cận. Có 3 nhóm nguyên nhân chính gây nên viêm tụy cấp:

Viêm tụy cấp là bệnh nguy hiểm, có thể đe dọa đến tính mạng nếu không được cấp cứu kịp thời. Do đó, các chuyên gia thường khuyến cáo, bỏ rượu bia và điều trị rối loạn mỡ máu là phương pháp tối ưu để dự phòng bệnh.

Chẩn đoán viêm tụy cấp

Viêm tụy cấp là một trong những căn bệnh hàng đầu ở khoa cấp cứu liên quan đến bệnh lý đường tiêu hóa trên toàn thế giới. Mức độ viêm tụy cấp từ nhẹ đến nặng với tỷ lệ tử vong cao, do đó cần cảnh giác với bệnh, đặc biệt là những người có yếu tố nguy cơ cao để phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm.

Bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa sẽ dựa vào quá trình hỏi bệnh và thăm khám để đưa ra chẩn đoán bệnh viêm tụy cấp.

Điều trị viêm tụy cấp

Do nguy cơ xảy đến các biến chứng và tử vong trong viêm tụy cấp nhẹ và nặng rất khác nhau, nên việc đánh giá tình trạng nặng nhẹ của một ca bệnh là rất cần thiết để từ đó có hướng xử trí thích hợp nhất nhằm làm giảm nguy cơ tử vong.

Hiện nay việc đánh giá độ nặng viêm tụy theo 2 mức độ:

Điều trị nội khoa

Nhằm giảm đau, giảm tiết dịch tuỵ, phòng và chống sốc, nuôi ăn, sử dụng kháng sinh khi có bội nhiễm và các biện pháp điều trị hỗ trợ khác.

Điều trị ngoại khoa

Điều trị ngoại khoa cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ nhu mô tụy khi:

Chăm sóc người bệnh viêm tụy cấp

Trong 24h đầu nhập viện, cơ thể bệnh nhân chưa thể hồi phục do đó biện pháp để cung cấp chất dinh dưỡng cho người bệnh là qua đường truyền dịch, đảm bảo lượng calo, đường, đạm theo nhu cầu..

Những ngày sau đó chuyển dần sang nuôi ăn qua đường miệng theo trình tự: nước đường, cháo đường, cơm nhão rồi cơm bình thường. Chú ý kiêng sữa, mỡ, béo. Đối với viêm tụy cấp nhẹ có thể tiến hành nuôi ăn qua đường miệng sớm, 24 - 72 giờ sau nhập viện. Việc nuôi ăn sớm giúp ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm như suy đa cơ quan, viêm tụy cấp hoại tử.

Thực phẩm nấu chín hoặc chiên ngập dầu có thể làm bùng phát bệnh viêm tụy.

Nói tóm lại, bệnh viêm tụy cấp khá nguy hiểm và hoàn toàn có thể dự phòng được bằng cách thực hiện theo lối sống lành mạnh. Đó là không uống quá nhiều rượu bia, không hút thuốc lá, không thường xuyên ăn thức ăn chứa nhiều dầu mỡ,… và đặc biệt là khám bệnh định kỳ 6 tháng 1 năm hoặc khám bệnh ngay khi có các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh.

Link nội dung: https://tcquoctesaigon.edu.vn/chuc-nang-cua-tuy-a59411.html