Vai Trò Của Giáo Dục Và Đào Tạo Đối Với Con Người, Xã Hội Hiện Nay

Trong xu thế hội nhập toàn cầu cùng sự bùng nổ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, giáo dục và đào tạo đóng vai trò ngày càng quan trọng, trở thành kim chỉ nam cho sự phát triển bền vững của mọi quốc gia, dân tộc. Trong bài viết này, Tri Thức Cộng Đồng mời bạn đọc cùng tìm hiểu những thông tin bổ ích về vai trò của giáo dục và đào tạo đối với sự phát triển của con người và xã hội hiện nay.

1. Vai trò của giáo dục và đào tạo đối với sự phát triển xã hội

Giáo dục và đào tạo là một hiện tượng xã hội, là hoạt động có tổ chức nhằm thúc đẩy, bồi dưỡng và phát triển tri thức, nhận thức, kỹ năng và hoàn thiện nhân cách của mỗi cá nhân.

Cùng với sự phát triển của xã hội, vai trò của giáo dục trở nên đặc biệt được coi trọng và là ưu tiên hàng đầu của tất cả các quốc gia. Vai trò của giáo dục đối với xã hội được thể hiện ở 4 khía cạnh chính, bao gồm:

1.1. Nâng cao dân trí ở mọi quốc gia, dân tộc

Tri thức nhân loại là thước đo sự thành công, phát triển bền vững của xã hội. Vị thế của một đất nước được thể hiện ở sức mạnh tri thức toàn dân. Do đó, vai trò của giáo dục đối với xã hội trước hết được thể hiện trong việc đào tạo tri thức, nâng cao dân trí mọi dân tộc, quốc gia.

Giáo dục và đào tạo góp phần nâng cao trình độ dân trí ở mọi quốc gia nghĩa là nâng cao trình độ hiểu biết chung của người dân trên tất cả các lĩnh vực. Cụ thể:

Các quốc gia tiến hành phổ cập giáo dục theo các cấp học, xóa nạn mù chữ, cung cấp kiến thức và kỹ năng cơ bản cho toàn bộ người dân. Giáo dục đảm bảo mặt bằng chung nhân dân đều được tiếp cận với tri thức, từ đó nâng cao trình độ học vấn của mỗi cá nhân.

Hoạt động giáo dục đào tạo đảm bảo cho các tầng lớp nhân dân có nhận thức đúng đắn về giá trị đạo đức, văn hóa, thể chế chính trị, hiến pháp và pháp luật. Qua đó mỗi cá nhân có thái độ và hành vi cư xử chuẩn mực.

Trong thời đại mới, giáo dục giúp người dân tiếp thu và ứng dụng những thành tựu khoa học - kỹ thuật. Con người có cơ hội tiếp cận với internet, các phương tiện thông tin đại chúng, biết cách sử dụng các thiết bị máy móc, công nghệ.

Thông qua hoạt động giáo dục và đào tạo, mặt bằng dân trí được nâng cao, là cơ sở để khẳng định sức mạnh của quốc gia. Một đất nước sở hữu dân trí cao có khả năng phát triển lớn và khẳng định được vị thế trên trường quốc tế. Ngược lại, một đất nước không coi trọng giáo dục, đất nước đó chắc chắn sẽ bị diệt vong.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế hiện nay, chức năng xã hội của giáo dục càng thể hiện rõ nét ở vai trò nâng cao dân trí. Vì vậy, mỗi quốc gia cần tập trung đẩy mạnh phổ cập giáo dục toàn dân, phát triển toàn diện yếu tố con người để thích ứng nhanh với nền kinh tế tri thức.

Giáo dục và đào tạo nâng cao dân trí của mọi quốc gia, dân tộc

Cùng với sự bùng nổ của khoa học - công nghệ, nguồn nhân lực trở thành yếu tố quyết định nhất tới sự phát triển bền vững của nền kinh tế tri thức. Mọi quốc gia muốn phát triển nhanh chóng, vững mạnh cần dựa vào nguồn nhân lực dồi dào, có chuyên môn cao đã qua đào tạo.

Để tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao, vai trò của giáo dục là không thể thay thế. Giáo dục và đào tạo góp phần cung cấp nguồn nhân lực có trình độ, đáp ứng đủ số lượng và chất lượng phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Điển hình là:

Giáo dục hướng đến đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn kỹ thuật, tay nghề cao, có khả năng thực hành, chủ động sáng tạo, có trách nhiệm trong công việc. Qua đó tăng năng suất sử dụng lao động.

Giáo dục không chỉ nâng cao chất lượng mà còn cung cấp nguồn nhân lực có trình độ cao với số lượng lớn, xây dựng nguồn nhân lực còn thiếu hụt để đáp ứng nhu cầu thực tế.

Hoạt động giáo dục phát triển nguồn nhân lực trình độ cao một cách toàn diện, cơ cấu nguồn nhân lực đa dạng. Đồng thời, giáo dục giúp luân chuyển cơ cấu nguồn nhân lực theo từng lĩnh vực một cách hợp lý, ưu tiên những ngành nghề mang lại giá trị tri thức cao.

Bước đầu xây dựng nền kinh tế tri thức, Việt Nam tiến hành phổ cập giáo dục trung học cơ sở, tuy nhiên trình độ lao động phổ thông còn thấp, lao động có tay nghề cao còn hạn chế. Chính vì vậy cần ưu tiên phát triển giáo dục và đào tạo, đổi mới toàn diện hướng tới công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Khái niệm giáo dục là gì?

1.3. Giáo dục - đào tạo bảo vệ chế độ chính trị của mỗi quốc gia

Giáo dục - đào tạo không chỉ góp phần nâng cao dân trí, cung cấp nguồn nhân lực có trình độ mà trên tất cả, vai trò của giáo dục chính là bảo vệ chế độ chính trị của mỗi quốc gia. Vai trò được thể hiện qua 2 nội chính chính, bao gồm:

Giáo dục là phương tiện tuyên truyền pháp luật, đường lối chính sách của một quốc gia. Thông qua hoạt động giáo dục, công dân có đủ kiến thức, lòng yêu nước, lập trường chính trị vững vàng trước những thách thức trong quá trình hội nhập quốc tế.

Giáo dục mang sứ mệnh bảo vệ độc lập, chủ quyền lãnh thổ và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Giáo dục là con đường bền vững nhất để ổn định chính trị xã hội, tạo ra cuộc cách mạng về tư tưởng chống lại những cuộc xung đột văn hóa trong thời đại mới.

Đảng và Nhà nước ta luôn coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, ưu tiên nhất trong các chương trình và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Đầu tư cho giáo dục là tiền đề để Việt Nam phát triển kinh tế tri thức, củng cố quốc phòng an ninh, hội nhập sâu rộng trên tinh thần hòa nhập nhưng không hòa tan.

1.4. Bồi dưỡng nhân tài, xây dựng đội ngũ lao động

Vai trò của giáo dục và đào tạo đối với xã hội còn được thể hiện trong quá trình xây dựng đội ngũ lao động, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Đào tạo nhân lực trình độ cao quyết định sự thành công của nền kinh tế tri thức.

Giáo dục và đào tạo góp phần tạo ra lực lượng lao động đông đảo cho đất nước. Người lao động có tay nghề cao, trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng để đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe của nền sản xuất.

Hoạt động giáo dục giúp phát hiện, bồi dưỡng và trọng dụng người tài trên tất cả các lĩnh vực. Tạo điều kiện thuận lợi để nhân tài phát huy năng lực phục vụ công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Hiểu rõ tầm quan trọng của giáo dục trong việc bồi dưỡng nhân tài, Đảng và Nhà nước luôn chú trọng đầu tư phát triển giáo dục toàn diện. Trong thời kỳ mới, Việt Nam tiến hành hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục, phát huy nội lực của người Việt, có nhiều chính sách thu hút nhân tài, tránh tình trạng chảy máu chất xám.

2. Vai trò của giáo dục đối với con người

Con người là chủ thể chính trong hoạt động giáo dục và đào tạo. Giáo dục giúp lưu giữ, truyền đạt tri thức, kỹ năng từ thế hệ này sang thế hệ khác, góp phần rèn luyện đạo đức và hoàn thiện nhân cách của mỗi cá nhân. Chính vì thế, vai trò của giáo dục đối với con người là vô cùng to lớn, không thể thay thế trong xã hội hiện đại.

2.1. Giáo dục kiến thức và kỹ năng

Vai trò của giáo dục và đào tạo đối với con người được thể hiện thông qua việc trang bị hệ thống kiến thức và kỹ năng cần thiết cho mỗi cá nhân. Từ đó, con người nâng cao trình độ, tăng hiệu quả lao động, nâng cao chất lượng cuộc sống, thích nghi với hoàn cảnh tự nhiên, xã hội.

Dưới đây là những vai trò của giáo dục trong việc đào tạo kiến thức và kỹ năng cho con người, bao gồm:

Đối với mỗi cá nhân, giáo dục mang lại trình độ học vấn, kiến thức và kỹ năng. Nhờ có giáo dục, con người kế thừa, phát huy những tri thức đã có, tìm tòi những kiến thức mới, ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật để phục vụ sự phát triển chung.

Vai trò của giáo dục và đào tạo nằm ở việc trang bị những kiến thức và kỹ năng cần thiết để con người sản xuất hàng hóa, tạo ra của cải xã hội. Giáo dục góp phần gia tăng năng suất lao động của mỗi cá nhân, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống.

Qua hoạt động giáo dục, kỹ năng lao động của con người ngày càng được nâng cao. Tăng kỹ năng lao động kết hợp tăng năng suất sẽ là động lực để thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế.

Giáo dục góp phần thay đổi bộ mặt xã hội, hàn gắn vết thương, xóa bỏ những rào cản tồn tại giữa người với người. Thông qua những hoạt động của cá nhân và tập thể, các mối quan hệ xã hội, giáo dục giúp con người hòa nhập vào cộng đồng.

Ý nghĩa của giáo dục đối với con người được thể hiện ở sự chủ động trước những thay đổi của môi trường xung quanh. Giáo dục giúp mỗi cá nhân có khả năng giải quyết các vấn đề, có đủ kiến thức để thích nghi tốt nhất với điều kiện tự nhiên và xã hội.

Vai trò của giáo dục đối với xã hội việt nam trong bối cảnh hiện nay

2.2. Rèn luyện đạo đức và nhân cách con người

Giáo dục là một quá trình lâu dài, một hiện tượng xã hội đặc biệt, lấy con người làm trung tâm. Vai trò của giáo dục đối với con người không chỉ dừng lại ở cung cấp kiến thức và kỹ năng, quan trọng hơn, giáo dục hướng tới rèn luyện, tu dưỡng đạo đức và hoàn thiện nhân cách.

Vai trò của giáo dục trong rèn luyện đạo đức và hoàn thiện nhân cách con người được thể hiện rõ nét như sau:

Giáo dục mang trong mình sứ mệnh rõ ràng và mục tiêu cao cả là dạy làm người, rèn luyện đạo đức. Giáo dục lên án cái xấu, hướng mỗi cá nhân tới chân - thiện - mỹ, có thái độ và hành vi ứng xử chuẩn mực.

Vai trò của giáo dục đào tạo là định hướng, dẫn dắt sự hình thành và phát triển nhân cách của con người. Một nền giáo dục tiên tiến, đi trước dẫn đường cho nhân cách, điều chỉnh các yếu tố nhằm tạo điều kiện thuận lợi phát triển nhân cách theo hướng tích cực.

Giáo dục cung cấp cho con người nguồn tri thức và kỹ năng để tham gia các hoạt động tổ chức xã hội, xây dựng đời sống văn minh, hạnh phúc. Con người có nền tảng giáo dục tốt sẽ luôn sống có trách nhiệm với chính bản thân, gia đình và xã hội.

Giáo dục có vai trò vô cùng quan trọng đối với xã hội, chính vì thế được rất nhiều sinh viên lựa chọn làm chủ đề nghiên cứu tham khảo: Top 60 Để Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Giáo Dục Kèm Bài Mẫu Hay Nhất

Giáo dục và đào tạo là một nội dung quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế - xã hội của mọi quốc gia, dân tộc trên thế giới. Đầu tư và phát triển giáo dục - đào tạo sẽ là chìa khóa đem lại sự thành công cho mỗi cá nhân và sự phát triển bền vững của toàn xã hội.

Sưu tầm

Link nội dung: https://tcquoctesaigon.edu.vn/giao-duc-dao-tao-co-vai-tro-la-mot-trong-nhung-a57411.html