Bật Mí Kiến Thức Kinh Doanh Cho Người Mới Khởi Nghiệp

Muốn khởi nghiệp thành công, ngoài những kiến thức chuyên môn, bạn cần nắm chắc kiến thức kinh doanh cơ bản để làm nền tảng vững chắc sau này. Vậy những kiến thức kinh doanh nào bạn cần chú ý tới? Hãy cùng tìm hiểu kĩ hơn trong bài viết dưới đây nhé.

1. Kiến thức kinh doanh là gì?

2. Tại sao khi khởi nghiệp cần tích lũy kiến thức kinh doanh?

Khi bắt đầu khởi nghiệp, các bạn trẻ cần có nền tảng kiến thức kinh doanh vững vàng để định hướng và dẫn dắt những ý tưởng của mình đến bến bờ thành công.

Đối với thị trường nội địa hoặc quốc tế, việc nắm vững kiến thức kinh doanh là chìa khóa then chốt để xây dựng chiến lược chi tiết và hoàn hảo cho từng bước đi. Ngoài ra, nắm chắc được kiến thức chuyên môn giúp hạn chế tối đa thất bại do những ảnh hưởng từ bên ngoài.

Kiến thức kinh doanh cho người mới khởi nghiệp
Kiến thức kinh doanh cho người mới khởi nghiệp

Sự am hiểu về lợi nhuận kinh doanh, số liệu thống kê và kế hoạch kinh doanh cụ thể cũng là những yếu tố then chốt để củng cố niềm tin với các nhà đầu tư. Họ cần nhìn thấy tiềm năng và khả năng sinh lời của dự án để đưa ra quyết định rót vốn. Do vậy, tích lũy kiến thức kinh doanh là bước đệm thiết yếu cho hành trình khởi nghiệp suôn sẻ và thành công.

3. Một số kiến thức kinh doanh cơ bản

Dựa vào mục đích và mô hình kinh doanh mà những kiến thức bạn cần tập trung tới sẽ khác nhau. Tuy nhiên dù ở lĩnh vực nào thì cũng cần chuẩn bị những nội dung kiến thức kinh doanh sau:

3.1 Lên ý tưởng khởi nghiệp

Trong thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, sản phẩm/dịch vụ của bạn cần có điểm độc đáo nổi bật về chất lượng, mẫu mã. Đồng thời cách thức bán hàng hoặc dịch vụ chăm sóc khách hàng cũng phải đa dạng để thu hút sự chú ý và tạo lợi thế cạnh tranh. Tuy nhiên, “khác biệt” không đồng nghĩa với “viển vông” hay “phi thực tế”. Hãy đảm bảo ý tưởng của bạn khả thi và có thể đáp ứng đúng nhu cầu thị trường.

Kiến thức kinh doanh cho người mới khởi nghiệp
Kiến thức kinh doanh cho người mới khởi nghiệp

Bên cạnh đó, suy nghĩ về tiềm năng phát triển lâu dài của ý tưởng khởi nghiệp. Ý tưởng này có thể tồn tại và phát triển trong bao lâu? Lợi nhuận thu được có đáp ứng kỳ vọng của bạn hay không? Thị trường mục tiêu có tiềm năng phát triển hay không? Lập kế hoạch chi tiết và dự tính những rủi ro tiềm ẩn sẽ giúp bạn đưa ra quyết định sáng suốt và chuẩn bị cho tương lai.

3.2 Xác định mô hình kinh doanh

Mỗi ý tưởng kinh doanh độc đáo sẽ đi kèm với mô hình kinh doanh riêng biệt để đảm bảo hiệu quả hoạt động. Việc xác định mô hình phù hợp đóng vai trò then chốt trong việc hiện thực hóa ý tưởng và gặt hái thành công. Để lựa chọn mô hình kinh doanh hiệu quả, hãy cân nhắc những yếu tố sau:

Khách hàng mục tiêu

Giá trị sản phẩm

Kênh phân phối

Kiến thức kinh doanh cho người mới khởi nghiệp
Kiến thức kinh doanh cho người mới khởi nghiệp

Chiến lược chăm sóc khách hàng

Mô hình thu lợi

Hoạt động kinh doanh

Kiến thức kinh doanh cho người mới khởi nghiệp
Kiến thức kinh doanh cho người mới khởi nghiệp

Nhu cầu nhân sự

Hợp tác chiến lược

Vốn đầu tư

3.3 Phân tích thị trường và đối thủ cạnh tranh

Xác định và phân loại đối thủ cạnh tranh

Muốn xác định chính xác đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp cần nắm rõ về lĩnh vực hoạt động của mình. Đó có thể bao gồm sản phẩm/ dịch vụ cốt lõi, thị trường mục tiêu mà mình nhắm đến, tệp khách hàng tiềm năng,…

Đối với việc xác định các đối thủ trực tiếp, doanh nghiệp cần tập trung vào các công ty cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ tương tự. Các đối thủ cạnh tranh gián tiếp thường là những công ty cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ thay thế cho nhu cầu của khách hàng. Trong khi đó, các đối thủ cạnh tranh tiềm năng là những công ty có khả năng tham gia vào thị trường trong tương lai.

Thu thập thông tin

Khi tiến hành phân tích đối thủ, bước thu thâp thông tin luôn là yếu tố quan trọng nhất, là cơ sở để tiến hành các bước tiếp theo. Khi thu thập thông tin cần tìm hiểu kĩ các yếu tố chính sau: tổng quan về doanh nghiệp đó; sản phẩm/dịch vụ chính; kênh phân phối; mạng lưới truyền thông; đánh giá của khách hàng,…

Kiến thức kinh doanh dành cho người mới khởi nghiệp
Kiến thức kinh doanh dành cho người mới khởi nghiệp

Phân tích đối thủ cạnh tranh

Dữ liệu được sắp xếp vào bảng phân tích để hiển thị một cách khoa học, thuận tiện cho việc chia sẻ và cập nhật. Bảng có thể được phân nhóm theo các tiêu chí khác nhau mà doanh nghiệp quan tâm, như:

Ứng dụng mô hình phân tích đối thủ

Mô hình SWOT: Phân tích ưu, nhược điểm, cơ hội và thách thức của doanh nghiệp.

Mô hình 5 lực cạnh tranh của Michael Porter: Tập trung vào việc phân tích ảnh hưởng của 5 yếu tố đến mức độ cạnh tranh trong ngành, bao gồm các đối thủ trực tiếp và tiềm ẩn, sản phẩm thay thế, nhà cung cấp, và khách hàng.

Mô hình 5 lực cạnh tranh của Michael Porter
Mô hình 5 lực cạnh tranh của Michael Porter

Ma trận BCG: Đánh giá danh mục sản phẩm của doanh nghiệp dựa trên hai yếu tố chính là tăng trưởng thị trường và thị phần tương đối.

Mô hình SPACE: Dựa vào 4 yếu tố cơ bản để phân tích vị thế chiến lược của doanh nghiệp, gồm sức mạnh tài chính, sức mạnh môi trường, điểm hấp dẫn của ngành và lợi thế cạnh tranh.

Lập báo cáo phân tích đối thủ

Sau khi đã thực hiện các bước trên, bạn cần tiến hành lập bảng báo cáo. Báo cáo này giúp tổng hợp các thông tin quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp đó. Đối với báo cáo này, tính khách quan và trung thực là vô cùng quan trọng, đồng thời cung cấp thông tin hữu ích và có giá trị cho doanh nghiệp.

3.4 Lập kế hoạch Marketing

Để thành công trong môi trường kinh doanh hiện nay, việc sử dụng marketing là không thể phủ nhận. Nó không chỉ giúp duy trì mối quan hệ vững chắc giữa doanh nghiệp và khách hàng mà còn đóng góp vào việc đo lường hiệu quả và phủ sóng của sản phẩm.

Đồng thời, bạn cũng nên sử dụng các kênh quảng cáo như mạng xã hội, Email Marketing, TVC, PR,… để tiếp cận một phạm vi đa dạng hơn của khách hàng.

Kiến thức kinh doanh dành cho người mới khởi nghiệp

Bài viết trên đã tổng hợp kiến thức kinh doanh cơ bản dành cho những ai mới bắt đầu khởi nghiệp. Bạn cần nắm chắc những kiến thức nền tảng này để có thể lập được chiến lược kinh doanh phù hợp cho doanh nghiệp của mình. Taki mong rằng thông qua bài viết bạn sẽ có cái nhìn tổng quát về kiến thức kinh doanh, từ đó góp phần tạo động lực phát triển doanh nghiệp.

Link nội dung: https://tcquoctesaigon.edu.vn/kien-thuc-ve-kinh-doanh-a56814.html