Nói về những ngôi Chùa nổi tiếng cố xưa tại Tp Long Xuyên như Chùa Minh Sư, Đình Mỹ Phước và Bắc Đế miếu (tức chùa Ông Bắc), Chùa Quảng Tế, Chùa Bửu Long Cổ Tự (Chùa ông Hổ), đều mang dấu ấn sâu sắc những người có cơ hội đặt chân đến vùng đất linh thiêng này. Long Xuyên là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh An Giang, Việt Nam. Thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam.
Chùa Bửu Long Cổ Tự (Chùa ông Hổ)
Vị trí Chùa Ông Hồ nằm ở xã Mỹ Hòa Hưng, tp Long Xuyên, trước đây là Cù Lao Ông Hổ, là quê hương của cựu Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng. Cổng chùa tên “Bửu Long cổ tự”, nhưng người dân địa phương ở đây chỉ quen gọi là miếu Ông Hổ hay chùa Ông Hổ.
Truyền thuyết kể rằng, xưa có vợ chồng ông lão chèo xuồng đi bắt cá mưu sinh cứu vớt được 1 con vật giống như mèo. Thương con vật vừa đói, vừa rét nên ông, bà mang về chăm sóc, sau này mới biết là con Hổ. Con Hổ được ông bà yêu thương nên không mang tính hung tợn hay phá phách. Dân làng bất an, nên Hổ rút sâu vào rừng. Ông Bà tuổi cao sức yếu nên qua đời, được dân làng chôn cất. Hằng năm cứ vào ngày giỗ của Ông bà, Hổ lại cõng về một con thú rừng để cúng. Sau đó ông Hổ chết tại đây, dân làng đã chôn cất “ông” thật cẩn trọng rồi lập miếu thờ. Cũng từ đó, người dân đặt tên cù lao này là cù lao Ông Hổ. Người dân thường đến đây để cầu tài cầu Lộc.
Địa chỉ: số 68 đường Phạm Hồng Thái, Mỹ Long, Thành phố Long Xuyên, An Giang
Chùa Ông Bắc là một trong những Chùa lâu năm được xây dựng ở thế kỹ 19 của người Hoa gốc Quảng Đông đến lập nghiệp, khi vùng đất này con mang tên Đông Xuyên. Sau này thuộc thôn Mỹ Phước, huyện Tây Xuyên, phủ Tuy Biên, tỉnh An Giang thời nhà Nguyễn.
Chùa Ông Bắc hiện tại vẫn giữ các di vật, nội thất kiến trúc cổ xưa được xây dựng với cấu trúc phong thủy hình tam cấp, tượng trưng cho ba cõi: Thiên, địa, nhân. Qua nhiều năm, Chùa được công nhận là phần di tích văn hóa thể hiện toàn cảnh một mô hình thu nhỏ của các ngôi nhà quan lại phong kiến Trung Hoa.
51 Lý Thái Tổ, Mỹ Long, Thành phố Long Xuyên, An Giang, Việt Nam
Trước đây, chùa còn có tên là chùa Minh Sư. Một phần lịch sử được ghi nhớ, vào năm 1904, nhà chí sĩ Phan Bội Châu vào Sài Gòn, đi qua Mỹ Tho, xuôi xuống miền Cao Lãnh, Sa Đéc rồi đến Bảy Núi. Hy vọng tìm vài nhân vật của phong trào “trung quân ái quốc” còn sót lại…Theo lời kể thì có lần cụ Phan cũng đã đến ngủ đêm tại chùa.
Chùa được trang trí như thể xuyên qua một đường hầm thời gian, các bức tượng Phật phản ánh văn hóa dưới thời nhà Nguyễn.
9CMR+8Q2, Nguyễn Huệ A, Mỹ Long, Thành phố Long Xuyên, An Giang, Việt Nam
Đình Mỹ Phước là một trong những ngôi đình biểu tượng quan trọng với kiến trúc nghệ thuật thuộc cấp quốc gia của tỉnh An Giang, Việt Nam. Năm xây dựng không xác định rõ năm nào, chỉ biết buổi sơ khai, đình được lợp bằng tre, lá. Đến năm 1889, được sửa lại khang trang hơn với nền lợp ngói, cột bằng gỗ căm xe. Trãi qua ba lần tu sửa ngôi đình đã được xếp di tích “kiến trúc nghệ thuật” cấp quốc gia vào ngày 26/6/1995.
Việc thờ cúng: Chính điện có khám thờ thần Thành Hoàng làng là Nguyễn Hữu Cảnh (1650-1700), một vị tướng của chúa Nguyễn Phúc Chu, người có công mang dân đến khai phá vùng đất này.
Trung điện có bàn thờ 18 đời vua Hùng và thờ chủ tịch Hồ Chí Minh. Hai bên gian chính, là các bàn thờ: Tả ban, Hữu ban, Đông Hiến, Tây hiến, tiền hiền, hậu hiền…Ít ai biết đến, nơi đây còn thờ thần Thị, tức ông Nguyễn Văn Võ, người có công lập chợ Long Xuyên.
Link nội dung: https://tcquoctesaigon.edu.vn/chua-long-xuyen-a52829.html