Phẫu thuật thừa ngón tay cái khi nào thực hiện? Có an toàn không?

Phẫu thuật thừa ngón tay cái là phương pháp thường áp dụng trong điều trị ngón tay thừa, giúp hoàn trả lại tối đa chức năng vận động ngón tay cái sau. Tùy nào hình thái và độ phức tạp của cấu trúc mà bác sĩ sẽ đưa phương pháp phù hợp với từng trẻ.

phẫu thuật thừa ngón tay cái

Thông tin về dị tật thừa ngón tay cái

Một bàn tay có 1 ngón cái và 4 ngón dài là tiêu chuẩn bình thường về mặt giải phẫu. Bất cứ sự khác biệt nào cũng được xem là dị tật, bao gồm ngón tay cái thừa. Thuật ngữ ngón tay cái chia đôi phản ảnh chính xác nhất về bệnh học của dị tật cơ xương khớp này, bời vì trong hầu hết các trường hợp, không có ngón cái nào mang đầy đủ chức năng và hình dáng của một ngón cái bình thường, do đó chỉ định kỹ thuật điều trị phải tuỳ thuộc vào từng thể biến dạng, gọi chung là phẫu thuật tạo hình lại ngón cái.

Thừa ngón cái (hay thừa ngón tay trước trục) là một dị tật chi bẩm sinh thường gặp ở trẻ em. Tính đến năm 2023, tỷ lệ trẻ bị mắc bệnh là 0,08 - 1,4/1000 trẻ sơ sinh. Trẻ có 2 ngón cái phát triển cùng lúc trên 1 bàn tay, phần lớn có 1 ngón thiểu sản. Tùy vào mức độ phân chia của xương mà dị tật được chia thành 7 mức độ. Dị tật ngón tay mức độ nhẹ khi ngón tay thừa thiểu sản đơn giản là mô mềm, hoặc 2 ngón cái dính nhau không hoàn toàn tại đốt ngón xa. (1)

Nếu 2 ngón tay dính nhau ở đốt gần, có tình trạng kết hợp xương sẽ được xét là thừa ngón tay mức độ nặng. Hay sử dụng nhất là phân độ của Wassel. Theo phân độ này, sự phức tạp của dị tật tuỳ thuộc vào vị trí dính nhau của hai ngón tay cái, vị trí càng đi về phía bàn tay càng phức tạp, trong đó thể phức tạp nhất là ngón tay cái hoàn toàn chia đôi.

Dị tật thừa ngón tay tuy lành tính, nhưng lại gây nhiều khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày, đặc biệt là việc cầm nắm cần dùng ngón cái. Trẻ em bắt đầu có nhận thức cũng sẽ trở nên mặc cảm và tự ti vì khiếm khuyết bàn tay. Điều này ảnh hưởng lớn đến tâm lý và sự phát triển của trẻ.

Hơn nữa, trì hoãn điều trị dị tật thừa ngón tay cái làm tăng khả năng biến dạng xương, lệch trục ngón tay về sau. Đồng thời, bất thường cấu trúc cũng là tiền căn của các vấn đề xương khớp khác xảy ra trong giai đoạn về sau.

dị tật gây ra tự ti trong sinh hoạt hàng ngày
Dị tật thừa ngón tay cái có thể gây ra tự ti và hạn chế trong sinh hoạt hằng ngày

Phẫu thuật tạo hình thừa ngón tay cái là gì?

Phẫu thuật thừa ngón tay cái là phương pháp điều trị tạo hình bắt buộc đối với dị tật thừa ngón tay cái. Mục tiêu điều trị dị tật thừa ngón tay cái không chỉ loại bỏ ngón tay thừa thiểu sản, mà cần bảo tồn và hoàn trả tối đa chức năng vận động cho ngón tay còn lại. Trẻ sau phẫu thuật có thể chủ động gập duỗi ngón tay cái như những ngón tay bình thường khác được xem là điều trị thành công.

Nếu ngón tay cái thừa thiểu sản chỉ có mô mềm, không có xương hay hệ thống dây thần kinh, gân… Một số ít trường hợp thừa ngón đơn giản, bác sĩ có thể xử lý kẹp loại bỏ ngón tay ngay khi trẻ mới sinh.

Tuy nhiên đối với các trường hợp phức tạp hơn, 2 ngón tay thừa bị dính với nhau và có tình trạng kết hợp dính chung xương, chung móng tay… bác sĩ cần phải thực hiện phẫu thuật để vừa loại bỏ ngón tay thừa thiểu sản, vừa đưa những cơ quan vận động về đúng cấu trúc. Vì vậy, kỹ thuật loại bỏ ngón tay được cá nhân hóa ở mỗi trẻ, tùy vào hình thái ngón tay cũng như mức độ nghiêm trọng của dị tật. (2)

Bất cứ kỹ thuật xử lý nào thì phẫu thuật thừa ngón tay cũng cần đảm bảo được những yếu tố sau đây:

Khi nào nên phẫu thuật dị tật thừa ngón tay cái bẩm sinh?

Thông thường, chức năng bàn tay sẽ hoàn thiện vào năm trẻ được 3 tuổi. Để đạt được hiệu quả điều trị tối ưu, bác sĩ thường chỉ định phẫu thuật vào trước thời gian bàn tay được định hình. Điều này giúp thao tác trong phẫu thuật và quá trình tập luyện phục hồi chức năng sau đó được dễ dàng hơn.

Tuy nhiên, cũng không nên phẫu thuật quá sớm khi giải phẫu ngón tay của trẻ vẫn chưa rõ ràng. Gây khó khăn cho bác sĩ trong quá trình tiên lượng dị tật và phẫu thuật. Hơn nữa, trẻ còn quá nhỏ sẽ không đủ tiêu chuẩn về cân nặng và sức khỏe để thực hiện gây mê trước mổ.

Độ tuổi tốt nhất để phẫu thuật thừa ngón tay cái cho trẻ là 12 tháng tuổi và không trễ hơn 5 tuổi. Cần lưu ý trẻ phải được khám tiền gây mê đầy đủ trước phẫu thuật. Các chỉ số đánh giá sức khỏe nếu không đạt chuẩn thì cần hoãn phẫu thuật để đảm bảo sức khỏe tổng thể cho trẻ.

Các kỹ thuật phẫu thuật thừa ngón tay cái

Quy trình phẫu thuật thừa ngón tay cái được đi theo các bước: (3)

1. Da và mô mềm

Bác sĩ tận dụng tối đa phần da và mô mềm của ngón tay thừa thiểu sản trong việc ghép da và tạo hình cho ngón tay cái. Da đạt chuẩn để sử dụng ghép tạo hình là phần da dày, có đầy đủ lớp dưới da. Nếu da từ ngón thiểu sản không đủ, bác sĩ sẽ lấy da từ những cơ quan khác trên cơ thể trẻ, ưu tiên là da lưng để thực hiện ghép da.

2. Móng tay

Khi trẻ có 2 ngón tay cái dính chung với nhau, bác sĩ thực hiện tách và tạo hình móng tay. Kỹ thuật tách móng cần được thực hiện bởi bác sĩ có tay nghề cao. Nếu không, móng sẽ có nguy cơ bị phá vỡ nếp gấp móng, dẫn đến các biến chứng như tách móng, gờ dọc trên móng… Điều này ảnh hưởng đến sự phát triển và tăng rủi ro biến dạng sau này của móng tay ngón cái.

3. Xương

Tùy theo hình thái 2 ngón tay cái và kế hoạch phẫu thuật, bác sĩ sẽ cắt xương đốt ngón tay phù hợp. Nếu trẻ có tình trạng lệch trục, hoặc có tiên lượng lệch trục sau này, bác sĩ cũng sẽ đục xương chỉnh trục để ngón tay cái được thẳng, không biến dạng sau này.

nên được thực hiện ở trẻ từ 12 tháng đến trước 5 tuổi
Phẫu thuật thừa ngón cái cần thực hiện khi trẻ từ 12 tháng đến trước 5 tuổi

4. Khớp

Khớp ngón tay cái có công dụng hỗ trợ chuyển động gập duỗi, tuy nhiên trẻ bị ngón tay thừa mức độ nặng có thể gặp các biến dạng về khớp hoặc bao khớp. Lúc này, bác sĩ cần tái tạo lại bao khớp để đảm bảo vận động gập duỗi sau điều trị được tự nhiên.

5. Dây chằng

Phức hợp dây chằng cần được bảo tồn và hạn chế tối đa tác động vào trong quá trình cắt bỏ ngón tay thiểu sản. Khi cần thiết, bác sĩ sẽ tách và nối dây chằng từ ngón tay thiểu sản vào ngón tay cái còn lại để hỗ trợ việc tái tạo. Kỹ thuật này phụ thuộc vào giải phẫu 2 ngón tay cái của từng trẻ.

6. Gân cơ

Dị tật thừa ngón cái mức độ nặng thường có các dị tật gân kèm theo, là những phần bám dính bất thường gây ra sự mất cân bằng cơ học. Bác sĩ sẽ khó khăn trong thao tác xử lý ngón tay thừa thiểu sản. Ở trường hợp này, bác sĩ sẽ tách phần gân cơ bất thường, loại bỏ hoặc giữ lại để hỗ trợ quá trình tái tạo ngón tay cái nếu cần thiết.

7. Mạch máu và thần kinh

Xuyên suốt quá trình phẫu thuật thừa ngón tay cái, bác sĩ sẽ giảm thiểu tác động đến các mạch máu và dây thần kinh nhiều nhất. Điều này rất quan trọng trong việc bảo tồn chức năng gập duỗi cho ngón tay cái còn lại.

Phẫu thuật tạo hình ngón tay cái thừa có an toàn không?

Phẫu thuật tạo hình ngón tay cái thừa là một phẫu thuật an toàn, có tiên lượng tốt. Hầu hết, trẻ bị dị tật thừa ngón tay ở mọi mức độ đều có thể lấy lại thẩm mỹ và chức năng ngón tay cái sau phẫu thuật.

Tỷ lệ biến chứng sau phẫu thuật không cao, hầu như là hiếm gặp nếu trẻ được chăm sóc sau phẫu thuật tốt. Tuy vậy, bất cứ phẫu thuật nào cũng sẽ tồn tại những biến chứng hậu phẫu không mong muốn. Ba mẹ nên lưu ý những biểu hiện biến chứng sau đây:

Nguyên nhân của biến chứng thường đến từ kỹ thuật tạo hình và mức độ của dị tật. Thời gian phẫu thuật trung bình là 90 phút, tùy vào mức độ phức tạp của dị tật. Tuy nhiên đây là một kỹ thuật phức tạp. Mỗi trẻ sẽ có kế hoạch xử lý loại bỏ tạo hình khác nhau. Phẫu thuật tạo hình thừa ngón tay cái yêu cầu bác sĩ phải có tay nghề cao, đủ kinh nghiệm để có thể phòng ngừa và giảm thiểu tối đa biến chứng sau điều trị.

Thời gian phục hồi sau phẫu thuật

Sau phẫu thuật tạo hình thừa ngón tay cái, trẻ sẽ được đeo nẹp thanh hoặc nẹp bột tùy vào chỉ định của bác sĩ. Trẻ cần ở lại bệnh viện vài ngày để được theo dõi các biến chứng và tình hình ngón tay sau phẫu thuật.

Vết mổ sẽ bắt đầu khô và liền miệng sau khoảng 10 - 21 ngày, có thể cắt chỉ trong thời điểm này. Thời gian đeo nẹp và thay nẹp định kỳ sẽ phụ thuộc vào mức độ dị tật của từng trẻ, đôi lúc còn xem xét đến tốc độ phục hồi sau điều trị thừa ngón tay cái của từng trẻ.

Cách chăm sóc sau khi phẫu thuật

Ba mẹ cần lưu ý những điều sau trong thời gian trẻ đeo nẹp ngón tay:

Yếu tố dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc bổ sung dưỡng chất cho trẻ, thúc đẩy hồi phục sức khỏe sau phẫu thuật. Ba mẹ cần tham vấn với bác sĩ dinh dưỡng để được gợi ý về thực đơn chuyên biệt, đầy đủ dinh dưỡng phù hợp với tầm phát triển của trẻ.

dinh dưỡng giúp trẻ mau chóng hồi phục
Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng giúp trẻ nhanh chóng phục hồi sau phẫu thuật

Để đặt lịch khám và điều trị với các chuyên gia đầu ngành tại Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ:

Phẫu thuật tạo hình thừa ngón tay cái không chỉ giải quyết về vấn đề thẩm mỹ bàn tay, mà còn giúp bảo tồn và trả lại chức năng vận động đầy đủ cho ngón tay cái còn lại. Trẻ sau khi điều trị cắt bỏ ngón tay thiểu sản, có thể gập duỗi chủ động, không bị lệch trục ngón tay và có thể phát triển khỏe mạnh như những ngón tay khác. Đây là một kỹ thuật phức tạp, đòi hỏi bác sĩ giàu kinh nghiệm, chuyên môn sâu rộng để kiểm soát các biến chứng có thể xảy ra sau điều trị. Ba mẹ nên cho trẻ được khám và điều trị trong thời gian sớm nhất tại những bệnh viện có uy tín.

Link nội dung: https://tcquoctesaigon.edu.vn/ngon-cai-a51313.html