Mùa sốt xuất huyết thường xảy ra vào mùa nào? Tháng mấy cao điểm?

Mùa sốt xuất huyết cao điểm là khi nào? Tỷ lệ sốt xuất huyết gia tăng đáng kể trong vài thập kỷ qua, ước tính có hơn 100 triệu ca mắc mỗi năm, trong đó ghi nhận 20.000 - 25.000 trường hợp tử vong. Bệnh sốt xuất huyết rất dễ lây lan thành dịch trên diện rộng và hiện vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Trước bối cảnh này, nhận biết thời điểm bùng phát của bệnh để có biện pháp phòng tránh kịp thời là vô cùng cần thiết.

Bác sĩ BS Hoa Tuấn Ngọc, Quản lý Y khoa Vùng 1 - Đông Nam Bộ, Hệ thống tiêm chủng VNVC cho biết: “Bộ Y tế ghi nhận nước ta có khoảng 80.000 đến 100.000 ca nhiễm sốt xuất huyết hằng năm. Căn bệnh này có khả năng gây ra các biến chứng nặng nề, thậm chí là tử vong cho người bệnh. Cần lưu ý, sốt xuất huyết thường bùng phát đỉnh điểm vào mùa mưa, khi thời tiết và khí hậu thích hợp để muỗi vằn (vật thể mang virus sốt xuất huyết) phát triển và sinh sôi.”

mùa sốt xuất huyết xảy ra khi nào

Tìm hiểu sơ lược về bệnh sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, gây ra bởi virus Dengue có ở muỗi vằn (aedes aegypti). Loại virus này bao gồm 4 chủng huyết thanh DEN-1, DEN-2, DEN-3, DEN-4, lây bệnh qua đường muỗi đốt. Khi cơ thể bị nhiễm trùng với một loại huyết thanh sẽ mang lại kháng thể miễn dịch suốt đời đối với loại huyết thanh đó, tuy nhiên vẫn có khả năng nhiễm các loại huyết thanh khác.

Bệnh sốt xuất huyết thường biểu hiện ở triệu chứng nhẹ, có khả năng tự khỏi sau 5 đến 7 ngày, nên hay bị nhầm lẫn với các bệnh khác như cúm, sốt, đau nhức, phát ban, sốt,… Tuy nhiên trong một số trường hợp (khoảng 5% bệnh nhân), sốt xuất huyết sẽ chuyển biến nặng và nếu không được điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng đến tính mạng.

muỗi vằn gây bệnh sốt xuất huyết
Muỗi vằn (aedes aegypti) là tác nhân truyền virus Dengue gây bệnh sốt xuất huyết cho người thông qua vết muỗi đốt

Sốt xuất huyết được chia thành hai dạng: Sốt xuất huyết cổ điển (thể nhẹ) và sốt xuất huyết (chảy máu). Đối với sốt xuất huyết cổ điển thường xảy ra ở người lần đầu nhiễm virus Dengue và xuất hiện một số triệu chứng điển hình khi nhiễm bệnh như:

Sốt xuất huyết chảy máu thường xảy ra với các đối tượng đã từng nhiễm virus Dengue trước đó và bệnh tình sẽ biểu hiện trầm trọng vào giai đoạn hạ sốt. Các hiện tượng chảy máu (hay còn gọi là xuất huyết) như chảy máu cam, chảy máu chân răng, chảy máu dưới da gây bầm tím,… chính là dấu hiệu cho thấy mạch máu và mạch bạch huyết đang bị tổn thương. Trường hợp nặng hơn, huyết tương thoát khỏi mạch máu gây chảy máu ồ ạt trong và ngoài cơ thể, gây ra hiện tượng sốc sốt xuất huyết. Đây là biến chứng nguy hiểm có thể gây tử vong cao ở người bệnh.

Xem thêm: Sốt xuất huyết chảy máu chân răng có nguy hiểm không?

Hiện tại, bệnh sốt xuất huyết chưa có thuốc đặc trị, tùy theo mức độ nặng nhẹ, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Với những triệu chứng sốt xuất huyết nhẹ, người bệnh có thể tự điều trị tại nhà bằng cách bù nước, nghỉ ngơi và bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng. Đối với các triệu chứng nặng, cần phải thăm khám bác sĩ ngay để được theo dõi và điều trị kịp thời.

Sốt xuất huyết thường xảy ra vào mùa nào? Tháng mấy

Dịch sốt xuất huyết thường xảy ra vào mùa mưa, khoảng đầu tháng 7 đến tháng 11 hằng năm, đặc biệt mùa cao điểm của sốt xuất huyết là từ tháng 9 đến giữa tháng 11. Đây là thời điểm thuận lợi để muỗi vằn sinh sôi và lây lan mầm bệnh một cách nhanh chóng.

Muỗi vằn là loại muỗi màu đen, trên thân và chân có các đốm trắng, thường cư trú ở lu, vại, hồ và những vật chứa nước do con người tạo ra. Loại mũi này thường phát triển mạnh vào mùa mưa, khi nhiệt độ trung bình vượt ngưỡng 20 độ C. Nước ta nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, sông ngòi dày đặc, khí hậu nóng ẩm quanh năm, tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi vằn sinh sôi và phát triển.

Đáng lưu ý, miền Nam và miền Trung nước ta, do đặc điểm địa lý và khí hậu thích hợp, mưa nhiều độ ẩm cao, nên bệnh sốt xuất huyết có thể sẽ hoành hành quanh năm. Trong khi miền Bắc và vùng Tây Nguyên bệnh thường chỉ bùng phát từ tháng 4 đến tháng 11.

sốt xuất huyết thường xảy ra vào mùa nào
Sốt xuất huyết thường xảy ra vào mùa mưa, khoảng đầu tháng 7 đến tháng 11 hằng năm

Mùa sốt xuất huyết: Nguyên nhân và điều kiện bùng phát dịch

Mối lo “sức khỏe” mỗi khi mùa mưa đến của mọi nhà chính là dịch bệnh sốt xuất huyết bùng phát. Muỗi vằn truyền bệnh sốt xuất huyết thường sản sinh cao điểm vào mùa mưa, kéo theo hiện tượng lây lan và tạo thành các ổ dịch lớn. Vậy tại sao muỗi vằn lại phát triển mạnh vào mùa mưa? Cùng chuyên gia VNVC giải đáp ngay sau đây:

Điều kiện về thời tiết và khí hậu

Theo kết quả nghiên cứu, muỗi vằn thường phát triển mạnh mẽ khi khí hậu trở nên ấm áp và có độ ẩm cao. Thông thường thời gian trứng nở thành muỗi phải mất từ 7 đến 13 ngày (hoặc dài hơn nếu thiếu nguồn thức ăn), nhưng tại vùng nhiệt đới gió mùa như Việt Nam, thời gian phát triển thành muỗi sẽ tiến triển nhanh hơn.

Đặc biệt, các hoạt động tìm mồi của muỗi vằn thường sẽ phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường, muỗi vằn hầu như không hoạt động nếu nhiệt độ dưới 23 độ C (1). Vì thế, muỗi vằn thường phát triển mạnh mẽ khi mưa đến, đây là thời điểm khí hậu nóng ẩm và nhiệt độ trung bình tháng luôn vượt ngưỡng 20 độ C.

Việt Nam với khí hậu nhiệt đới gió mùa, lượng mưa dồi dào, độ ẩm cao, nhiệt độ trung bình hàng năm giao động từ 22 độ C đến 27 độ C, là môi trường lý tưởng cho muỗi phát triển.

Yếu tố môi trường

Muỗi vằn thường cư trú trong nhà, ở những nơi có ánh sáng yếu như góc/xó tối, chăn màn, quần áo,… Muỗi thường thích đẻ trứng vào những vật chứa nước như bình hoa, lu, vại, xô nước mưa,… Trong môi trường ẩm, trứng của muỗi vằn có thể nở thành bọ gậy, phát triển thành lăng quăng và trở thành muỗi trưởng thành.

Bên cạnh đó, nước ta với hệ thống sông ngòi dày đặc, lượng mưa nhiều, độ ẩm cao, tạo điều kiện cho muỗi sinh sản nhanh chóng.

Tập quán sinh hoạt

Khá nhiều người có thói quen trữ nước không đậy nắp cẩn thận, dẫn đến việc muỗi sinh sôi và phát triển mạnh mẽ. Mặc dù việc trữ nước vào thời điểm khô hạn là điều cần thiết nhưng nếu không bảo quản bằng việc đậy nắp kín đáo, không những góp phần giúp muỗi sản sinh mà nguồn nước sử dụng cũng không còn đảm bảo.

Bên cạnh đó, lối sống sinh hoạt “tạm bợ” cũng có thể góp phần giúp muỗi tấn công con người, chẳng hạn như: Ngủ không nằm màn, không thu gom phế liệu, phế thải, không vệ sinh nhà ở thường xuyên, không thay bình hoa thường xuyên,…

mùa dịch sốt xuất huyết
Môi trường ẩm ướt, nhiệt độ cao, tạo điều kiện cho muỗi vằn sinh sản và phát triển

Phòng ngừa và kiểm soát bệnh trong mùa sốt xuất huyết

Bộ Y tế khuyến cáo dịch bệnh sốt xuất huyết vẫn còn diễn biến phức tạp và nguy cơ lây lan nhanh trong cộng đồng. Để hạn chế sự sinh sôi của muỗi cũng như ngăn chặn chúng tấn công vào “hàng rào miễn dịch”, mọi người cần lưu ý phòng ngừa bằng các biện pháp như sau:

Các biện pháp phòng ngừa cá nhân

Để bảo vệ sức khỏe bản thân, tất cả mọi người nên thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng tránh sau:

Các biện pháp cộng đồng

Không chỉ những khu vực có nguy cơ bùng dịch sốt xuất huyết mới cần có biện pháp phòng ngừa mà tất cả mọi nơi cần chung tay đẩy lùi bệnh sốt xuất huyết. Bộ Y tế khuyến cáo mỗi người dân mỗi tuần nên dành 10 phút để diệt lăng quăng/ bọ gậy xung quanh nơi ở. Bên cạnh đó, mọi người cần thực hiện nghiêm túc các công tác phòng chống bệnh sốt xuất huyết như sau:

phòng muỗi vào mùa sốt xuất huyết
Thực hiện công tác vệ sinh xung quanh khu vực sống để hạn chế sự sinh sôi của muỗi

Mùa sốt xuất huyết thường đạt cao điểm khi mưa xuống, độ ẩm cao và nhiệt độ nóng. Theo ghi nhận, từ tháng 7 đến tháng 11 là thời điểm hay bùng phát dịch sốt xuất huyết do điều kiện khí hậu phù hợp để muỗi vằn sinh sôi phát triển. Tuy nhiên, mọi người hoàn toàn có thể chủ động phòng bệnh bằng biện pháp tiêm phòng vắc xin, sử dụng các vật dụng phòng chống muỗi và vệ sinh khu vực sống sạch sẽ.

Link nội dung: https://tcquoctesaigon.edu.vn/tinh-trang-mau-da-o-nguoi-la-truong-hop-di-truyen-theo-co-che-a50053.html