Được biết, trẻ em Nhật Bản được xem là có khả năng học Toán tốt đứng thứ 2 trên thế giới theo Pisa (Chương trình đánh giá học sinh toàn cầu). Mặc dù rằng thời gian dành cho việc học Toán của trẻ em Nhật chiếm rất ít khoảng thời gian hàng ngày. Sau khi tìm hiểu và phân tích các thông tin thì có thể thấy rằng các bài tập Toán với trẻ em Nhật Bản được xây dựng như những trò chơi trí tuệ hơn là một môn học nặng nề, nhàm chán.
Trong quá trình dạy học, các giáo viên Nhật Bản thường xuyên bắt đầu tiết học bằng những lời chào hỏi thân tình. Sau khi đã ổn định lớp thì giáo viên mới bắt đầu đặt các vấn đề về môn học trên bảng cho tất cả các bạn học sinh theo dõi. Tiếp đến là giáo viên sẽ mời các bạn học sinh đưa ra cách giải cho bài Toán ấy.
Không nằm ở việc đúng hay sai mà quan trọng là ở việc các bé sẵn sàng tư duy, tự tin đưa ra phương pháp mà mình cho là đúng. Cho dù sai cũng không sao cả, giáo viên sẽ từng bước hướng dẫn trẻ tìm ra con đường chính xác để giải được bài Toán.
Lúc này giáo viên được xem là người dẫn dắt các bé đi đến phương pháp đúng đắn, giáo viên không phải đưa toàn bộ cách giải lên bảng nữa. Nhờ đó mà trẻ sẽ được tự do tư duy, phản biệt và lập luận dựa trên suy nghĩ của chính mình. Và mỗi buổi học Toán đã trở thành một sân chơi trí tuệ đích thực với trẻ em Nhật, vì vậy mà các bé luôn yêu thích học Toán mà không bị ép buộc hay sắp đặt.
Phụ huynh muốn giúp trẻ có thể nắm được phương pháp học Toán của người Nhật, thì hãy bám chắc bước học Toán sau đây nhé:
Ở bước đầu ở việc tiếp cận đến các con số thì ba mẹ hãy dạy con từ việc hiểu ý nghĩa các mặt số, sau đó hãy đến với các phép tính nhân, chia, cộng trừ,... Qua việc mà trẻ có thể hiểu được ý nghĩa các con số giúp các bé có những cảm giác mạnh mẽ về Toán học nhiều hơn. Đây là chất xúc tác quan trọng trong việc hiểu được và làm được môn Toán:
Trước tiên, ba mẹ hãy dạy trẻ học đếm thuộc các con số cơ bản.
Sau đó là giảng giải cho trẻ ý nghĩa của từng con số.
Trẻ đã hiểu và nắm được các con số một cách nằm lòng cũng là lúc ba mẹ nên bắt đầu hướng dẫn trẻ các phép tính giản đơn như nhân, chia, cộng trừ.
Trong lúc dạy trẻ, ba mẹ có thể đặt thêm một vài câu hỏi để trẻ tư duy như là có bao nhiêu phép cộng để có được số 10. Nếu như trẻ có thể trả lời được các cắp 3+7, 5+5, 2+8, 1+9, 4+6 thì chứng tỏ bé đã sẵn sàng để học đến bước tiếp theo.
Khi trẻ đã làm tốt ở bước 1 thì đến bước hai này ba mẹ hãy dạy trẻ tính nhẩm theo từng phạm vi cách nhau bao nhiêu đơn vị. Ví dụ như ba mẹ dạy trẻ đếm số cách một đơn vị là 1, 2, 3, 4, 5… thì lúc này hãy thử tăng lên thành hai đơn vị, ba đơn vị,... như 2, 4, 6, 8,...
Và đến một lúc nào đó trẻ đã có thể làm quen với cách đến này thì khả năng tính nhẩm của trẻ cũng tăng lên đáng kể. Vì lúc bấy giờ trẻ đã có thể nằm lòng được khoảng cách đơn vị giữa các số, nên khi có một yêu cầu đếm số theo thứ tự tăng dần thì trẻ sẽ có thể nghĩ ra ngay mà không chần chừ.
Trong phương pháp học Toán của người Nhật thì không thể nào bỏ qua các công cụ hỗ trợ tuyệt vời mà con người đã sáng tạo ra. Các công cụ ở đây là các loại bàn tính gẩy, que đếm, bảng đếm,... Bởi lẽ trẻ có thể dễ dàng học Toán hơn với các công cụ này là vì trẻ sẽ được học Toán một cách thực tế, do đó mà trẻ sẽ ghi nhớ và thực hiện được phép tính ngay lập tức.
Hơn nữa những thứ có thể cầm nắm được như bút bi, quả bóng, trái cây,... Các món đồ thân thuộc với trẻ cũng đều có thể trở thành món công cụ hỗ trợ học Toán hiệu quả.
Ngoài ra khi trẻ đã làm quen được với các đồ vật thì ba mẹ nên đặt cho trẻ các tình huống không có đồ vật ở đó, để trẻ học cách mường tượng và tăng sức mạnh tư duy sáng tạo nhiều hơn. Ví dụ như hỏi trẻ chú mèo hôm qua bé gặp ngoài đường đi chung với một chú mèo khác, thì sẽ có bao nhiêu chú mèo?
Hiện nay trên mạng có rất nhiều tài liệu cung cấp các mẹo Toán học rất độc đáo và hay ho. Ba mẹ nên tìm hiểu các phép tính nhẩm nhanh ở những trang uy tín để hướng dẫn cho bé nhé. Vì các bé nhỏ sẽ dễ dàng bị chán nản khi phải học đi học lại một phương pháp, do đó mà ba mẹ đừng tiếc thời gian tìm hiểu thêm những điều mới để dạy trẻ nha.
Hơn nữa việc dạy trẻ nhiều cách còn giúp trẻ nhận ra rằng một bài Toán sẽ có nhiều cách giải khác nhau, trẻ sẽ không bị áp đặt một suy nghĩ rằng chỉ có một phương pháp giải duy nhất. Được tự do suy nghĩ, sáng tạo và giải quyết những vấn đề hóc búa là những điều hết sức quan trọng trong việc giải những bài Toán khó ba mẹ nhé.
Xem thêm: 11+ Mẹo toán học hay giúp ghi nhớ và thực hiện các phép tính một cách nhanh chóng
Việc hiểu các phương pháp học Toán của người Nhật thôi là chưa đủ, mà còn quan trọng ở việc không ngừng ôn luyện và phát triển. Các bé có thể học lần một lần hai đã hiểu nhưng để có thể thành thục và làm chủ được phương pháp đó thì trẻ không thể bỏ qua công đoạn luyện tập, làm bài tập thật nhiều.
Sau một khoảng thời gian thì ba mẹ hãy cho trẻ các bài tập Toán đã học trước đó, để trẻ có thể ôn lại các kiến thức Toán đã học và cũng giúp trẻ củng cố được trí nhớ của mình. Và tất nhiên là cần phải có một thời gian biểu phù hợp cho trẻ có thể làm bài tập Toán trong một trạng thái tinh thần thoải mái, không bị ràng buộc và áp lực nhé ba mẹ.
Sau đây là một vài phương pháp tính nhẩm nhanh của người Nhật mà không phải ai trong chúng ta cũng biết. Do đó mà ba mẹ hãy ghi lại để có dịp hướng dẫn bé con nhà mình nhé.
Với phương pháp này thì các phép toán cộng, trừ phân số sẽ là đối tượng được giải quyết. Khi đặt ra phép cộng hoặc trừ hai phân số, ta hãy vẽ đường elip chéo nhau, một hình ôm số tử trái và số mẫu phải, hình kia thì ngược lại. Ta vẽ thêm hai râu ở trên tạo hình một chú bướm xinh xắn.
Sau đó ta ghi phép nhân của hình elip chứa số tử trái và số mẫu phải vào vị trí chiếc râu bên trái. Ngược lại với hình elip kia và viết vào chiếc râu bên phải. Để có được mẫu của đáp án cuối cùng thì ta nhân hai mẫu tạo mẫu số chung, đến số tử của đáp án thì ta cộng hai số đã tính trên râu bướm là ra.
Với phép nhân hai chữ số có nhiều các mẹo tính nhẩm rất hay và nhanh chóng. Phụ huynh hãy xem qua để có thể ứng dụng vào quá trình dạy trẻ học Toán hiệu quả hơn nhé:
Phép nhân với số 11: Khi nhân một số có hai chữ số với số 11, ta hãy cộng hai chữ số ấy lại với nhau và đặt vào giữa hai chữ số đề cho. Ví dụ: 22 x 11= 242.
Phép nhân với số 10: Phép tính này đặc biệt đơn giản, để ra đáp án một số nhân với số 10 thì ta chỉ việc thêm số 0 vào sau chữ số đó. Ví dụ: 45 x 10=450.
Phép nhân với số 15: Với phép nhân này thì trước tiên ta sẽ nhân 10 cho số đề cho, sau đó cộng với phân nửa của số đã tính. Ví dụ: 68 x 15 => (68 x 10)+(168 x 10)/2= 680 + 340=1020.
Ngoài ra vẫn còn các mẹo tính nhanh khác mà phụ huynh có thể dễ dàng tìm thấy trên các trang tài liệu uy tín. Nhưng hãy nhớ có sự chọn lọc phù hợp để hướng dẫn cho trẻ thật đúng đắn nhé.
Trên đây là những điều thú vị về cách học Toán của người Nhật mang lại ngoài ra còn có những phương pháp tính nhẩm nhanh chóng. Ba mẹ đã đọc đến đây rồi thì hãy mau lưu về để còn dạy cho các bé nhà nhé.
Link nội dung: https://tcquoctesaigon.edu.vn/toan-nhat-ban-a48799.html