Nhân văn và giáo dục nhân văn

Nhân văn là gì? Chúng ta thường gặp từ nhân văn trong cuộc sống hàng ngày nhưng liệu bạn đã hiểu rõ ý nghĩa của từ này? Nó được biểu hiện ở những khía cạnh nào trong giáo dục. Ở bài viết này IPER sẽ chia sẻ chi tiết để bạn tham khảo và hiểu rõ hơn nhé!

Nhân văn là gì?

Nhân văn trong tiếng Anh là “humanities” có nghĩa tiếng Việt là những nét đặc trưng thuộc bản chất của con người như tư tưởng, quan điểm, thái độ, tình cảm của con người kết hợp với tri thức văn hóa, văn minh, thể hiện qua cách suy nghĩ, giao tiếp, lịch sử, truyền thống, tôn giáo, tâm linh. Khi nhắc đến nhân văn không chỉ đơn giản đó là khái niệm về đạo đức mà còn là những đánh giá, cách nhìn nhìn nhận trên các góc độ khác nhau về mỗi con người. Những góc độ đó có thể là dựa trên môi trường sống, đời sống xã hội, tự nhiên….

Giá trị nhân văn là gì? Tính nhân văn trong giáo dục là gì?

Giá trị nhân văn được hiểu là: “Nhân” là người, “văn” là văn hóa, văn minh; nhân văn là những giá trị đẹp đẽ của con người. Giá trị nhân văn thể hiện được vẻ đẹp của con người thể hiện qua những giá trị tinh thần như: vẻ đẹp tâm hồn, vẻ đẹp trí tuệ, tình cảm,… Nhân văn khẳng định tấm lòng, sự trăn trở của con người đối với cuộc sống. Đồng thời, kết nối những giá trị, những con người ở từng thời kỳ khác nhau.

Trong cuộc sống con người tồn tại không riêng lẻ độc lập mà có mối quan hệ với xã hội, cộng đồng. Có thể thấy nhân văn là giá trị hết sức quan trọng và ý nghĩa với con người nói riêng và toàn xã hội nói chung. Nhân văn thể hiện qua mọi mặt đời sống, là giá trị đạo đức tốt đẹp của con người muôn đời hướng tới. Nhân văn giúp con người hoàn thiện nhân cách bản thân và giúp phần người của con người hoàn thiện, luôn “sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình”.

Tính nhân văn là để chỉ những hành động, tư tưởng đẹp của một người nào đó trong xã hội. Ví dụ như trong năm 2021 vừa qua TP.HCM đã bị đợt dịch Covid-19 càn quét một cách kinh hoàng nhưng nhiều hành động đầy ý nghĩa đã được tổ chức như: các bác sĩ, sinh viên tình nguyện tiến vào tâm dịch để hỗ trợ, giúp đỡ, bộ đội đi chợ giúp dân, các bữa cơm miễn phí cho người lao động bị mất việc…Nhờ những hành động đẹp, đầy tính nhân văn này mà biết bao con người đã được cứu giúp.

Tính nhân văn trong giáo dục đó là quan niệm giáo dục có nhiệm vụ đào tạo con người phát triển toàn diện về nhân cách. Với chủ nghĩa nhân văn trong giáo dục được áp dụng bước đầu thông qua việc giảng dạy các ý tưởng và học thuyết. Những suy nghĩ được nuôi dưỡng đầy đủ bởi các tư tưởng chủ nghĩa hiện thực, tự do và chính trực. Loại mô hình nhân văn này trong giáo dục sẽ giúp giải quyết được các vấn đề về khía cạnh tâm lý, thể chất, tình cảm, đạo đức và xã hội của con người.

Giáo dục nhân văn

Giáo dục nhân văn là thuật ngữ bắt nguồn từ tiếng Latin “humanus”- có nghĩa là thuộc về con người, có tính người. Nó dựa trên khái niệm thời Trung cổ về giáo dục nhân văn hay phổ biến hơn là triết lý giáo dục nhân văn trong Thời kỳ Khai sáng (thế kỷ 18-19). Giáo dục nhân văn là quá trình giáo dục tri thức nhân văn, lấy con người làm trung tâm để đào tạo những cá nhân toàn diện, giàu văn hóa và đáp ứng với nhu cầu của đời sống hiện nay. Bản chất của nó là giáo dục nhân văn, và cốt lõi của nó là trau dồi tinh thần nhân văn. Đề cao giáo dục nhân văn cũng là xu hướng cải cách giáo dục đại học trên thế giới hiện nay.

Một nền giáo dục nhân văn còn gọi là một nền giáo dục đào tạo người học thành những người có tự do trong suy tư, những người giao tiếp cởi mở, những công dân hiểu biết và những cá nhân đáng kính. Nói rộng hơn, một nền giáo dục nhân văn là một nền giáo dục làm cho mọi người hạnh phúc hơn và có cuộc sống thú vị hơn. Nó giúp người học trở thành những người toàn diện, những người có khả năng tận hưởng mối quan hệ của họ với những người khác và với thế giới xung quanh.

Trên đây là một số những chia sẻ của IPER, hy vọng phần nào sẽ giúp giải đáp những thắc mắc của bạn!

Content by Nguyễn Thị Hải Yến

Link nội dung: https://tcquoctesaigon.edu.vn/tinh-nhan-van-la-gi-a47100.html