Giao thừa là gì? Ý nghĩa và phong tục đêm giao thừa

Vì thế, để biết thêm những điều hữu ích về đêm giao thừa này, cùng Food City tìm hiểu bài viết chi tiết sau đây nhé!

I. Giao thừa là gì?

Giao thừa là một thời khắc chuyển giao vô cùng quan trọng giữa những ngày cuối năm sang năm mới. Đây là thời điểm đất trời giao hòa, âm dương hòa hợp cùng sức sống mãnh liệt và tràn đầy sự tươi mới.

Với tên gọi khác là đêm Trừ Tịch, khoảnh khắc giao thừa được bắt đầu từ 11h đêm 30 Tết đến 1 giờ sáng của ngày mùng 1 năm mới. Vào khoảng thời khắc thiêng liêng này, các gia đình Việt sẽ làm lễ thắp hương để cúng gia tiên, cùng quây quần bên nhau để tiễn đưa năm cũ và chào đón năm mới, mong muốn cầu chúc sức khỏe, may mắn, tài lộc và bình an đến với tất cả mọi thành viên trong gia đình.

giao-thua-la-gi

Đêm giao thừa

II. Ý nghĩa khoảnh khắc của đêm giao thừa

Đêm giao thừa là dịp để mọi người gác lại những chuyện buồn, những điều tồi tệ và xui xẻo của năm cũ để hy vọng đón chào những may mắn, thành công cho năm mới. Đây được xem là khoảng thời gian yên bình, thoải mái để mọi người giũ bỏ những muộn phiền và tận hưởng bầu không khí tươi vui, nhộn nhịp trong thời khắc quan trọng của năm.

Không chỉ vậy, đêm giao thừa là khoảng thời gian tuyệt vời để mọi người quây quần và sum họp cùng nhau, là dịp để mọi thành viên chia sẻ những điều đã qua và hướng đến những mục tiêu mong muốn cho năm tới.

y-nghia-dem-giao-thua

Ý nghĩa đêm giao thừa

III. Những việc cần làm trước đêm giao thừa

1. Dọn dẹp nhà cửa đón Tết

Theo quan niệm dân gian của người Việt, một ngôi nhà sạch sẽ, tinh tươm luôn mang lại những điều may mắn và tài lộc cho năm mới. Dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ chính là dịp để mọi người tẩy rửa và xóa sạch những điều không may, không làm tốt ở năm cũ và đón chào một năm mới an khang, thịnh vượng.

don-dep-nha-cua-don-tet Dọn dẹp cửa ngày Tết

2. Tích trữ đủ nước trong nhà

Với quan niệm, nước là khởi nguồn cho mọi sự sống và vạn vật sinh sôi, việc tích trữ đủ nước trong nhà giúp mọi người làm ăn may mắn và thành công. Vì thế, trước thềm bước sang năm mới, mọi nhà nên đổ đầy các chậu nước, bể và chum, sau đó kiểm tra lại trước 12 giờ đêm giao thừa.

tich-tru-du-nuoc-trong-nha Tích trữ đủ nước trong nhà

3. Thắp hương bàn thờ Phật và tổ tiên

Thắp hương bàn thờ Phật và tổ tiên trước 12 giờ đêm và sau giao thừa là một trong những truyền thống quan trọng của văn hóa Việt Nam. Đây là một hoạt động giúp mọi người tưởng nhớ và cầu nguyện những lời chúc đến Phật và tổ tiên, mong muốn những điều tốt đẹp, thành công đến với mọi nhà. Lưu ý rằng bàn thờ cần phải dọn sạch sẽ các bụi bẩn và tàn nhang, bày trí mâm trái cây với góc nhìn thật hài hòa và cân đối để cúng vào mùng 1 Tết .

thao-huong-ban-tho-phat-to-tien Thắp hương bàn thờ Phật và tổ tiên

4. Thanh toán nợ nần của năm cũ

Muốn năm mới thành công và tài lộc thì việc trả hết nợ nần trước Tết là điều không thể thiếu. Thanh toán giúp nợ nần của năm cũ giúp bạn đảm rằng sẽ không mang theo những gánh nặng tài chính sang năm mới đồng thời gặt hái được những may mắn, thịnh vượng trong năm. Chưa hết, việc trả nợ trước Tết còn được xem là hành động có ý thức, phù hợp với quan điểm "có nợ, có trả", giúp cả hai bên vẫn giữ được mối quan hệ tốt đẹp về nhau.

thanh-toan-no-nan-truoc-tet Thanh toán nợ nần trước Tết

5. Sửa chữa hoặc bỏ đi các vật dụng bị hư hỏng

Việc kiểm tra, sửa chữa và bỏ đi những đồ vật bị hư hỏng cũng là một trong những yếu tố cần thiết để đón giao thừa và năm mới. Điều này giúp gia chủ có được môi trường sống thoải mái, tiện nghi, sẵn sàng đón nhận sự may mắn trọn vẹn đầu năm.

sua-chua-cac-vat-dung-hu-hong Sửa chữa hoặc bỏ đi các vật dụng bị hư hỏng

III. Những phong tục trong đêm giao thừa cần làm để được may mắn, tài lộc cả năm

1. Cúng giao thừa

Cúng giao thừa là một trong những phong tục truyền thống không thể thiếu của mọi nhà đình người Việt. Lễ cúng ngày 30 Tết thường mang ý nghĩa tạm biệt năm cũ đã qua đồng thời hân hoan đón chào những điều tốt đẹp trong năm mới.

Được biết, lễ cúng giao thừa thường được tiến hành đúng vào giờ Tý ( bắt đầu vào lúc 23 giờ đêm 30 và kết thúc lúc 1 giờ sáng mùng 1). Lúc này, các gia đình sẽ làm lễ cúng ở hai nơi quan trọng: trong nhà và ngoài trời, điều này thể hiện sự kính trọng và sám hối, mời các cụ về nhà cùng ăn Tết đồng thời cầu chúc một năm mới an khang, phát đạt.

cung-giao-thua Cúng giao thừa

2. Mở tất cả các cửa trong nhà

Trong tâm thức người Việt, đêm giao thừa chính là khoảng thời gian tuyệt hảo để đón nhận những nguồn năng lượng tốt đẹp, tươi mới. Do vậy, việc mở những cánh cửa trong nhà ngày Tết sẽ giúp các gia đình xua đuổi những điều xui xẻo đồng thời mang đến những tài lộc, may mắn cho gia chủ trong dịp năm mới.

mo-tat-ca-cac-cua-trong-nha Mở tất cả các cửa trong nhà

3. Chọn hướng xuất hành

Ông bà ta có câu “đầu xuôi đuôi lọt”, việc chọn hướng xuất hành tốt giúp thường giúp bản thân và gia đình có được một năm mới thuận lợi và suôn sẻ. Khi chọn hướng xuất hành, mọi người cần phải cần nhắc về các yếu tố gồm: tuổi tác, cung mệnh,..điều này đảm bảo cho việc chọn hướng được đúng đắn và chuẩn xác hơn.

chon-huong-xuat-hanh Chọn hướng xuất hành

4. Tổ chức bữa cơm tất niên

Bữa cơm tất niên chính là những giây phút thiêng liêng và giá trị của mọi thành viên trong gia đình. Không chỉ là một bữa ăn dân dã mà đây là dịp để mọi người sum họp và quân quần cùng nhau. Tuy nhiên, trước khi thưởng thức bữa cơm này, mọi người cần thực hiện một số nghi lễ dân cúng mâm cơm và mời tổ tiên, ông bà về ăn Tết cùng gia đình.

com-tat-nien Bữa cơm tất niên ngày Tết

5. Đặt chổi ra ngoài đúng khoảnh khắc giao thừa

Đặt chổi ra ngoài đúng vào khoảnh khắc giao thừa là một trong những phong tục truyền thống luôn được nhiều gia đình thực hiện từ xưa đến nay. Hành động này nhằm xua đi những năng lượng xấu và những điều xui xẻo ra khỏi nhà.

dat-choi-ra-ngoai-nha Đặt chổi ra ngoài nhà

6. Mua muối đêm giao thừa

Mua muối đầu năm cũng là một trong những tập tục thú vị và phổ biến. Ngoài mang ý nghĩa xua đuổi tà ma, muối còn tượng trưng cho một lối sống và tình cảm mặn mà, là cầu nối gắn kết tình cảm anh em, gia đình và dòng họ.

mua-muoi-dem-giao-thua Mua muối đêm giao thừa

7. Xông đất đầu năm

Vốn là nét đẹp đặc trưng của văn hóa Việt, xông đất là một tục lệ lâu đời và phổ biến với mọi gia đình trong dịp Tết. Người xông đất hợp tuổi đến thăm gia đình đầu năm sẽ giúp cho gia chủ gặt hái nhiều may mắn và tài lộc. Chính vì vậy, phong tục này luôn được mọi người coi trọng và thực hiện trong các ngày đầu năm.

xong-dat-dau-nam Xông đất đầu năm

8. Mặc quần áo sáng màu

Theo tín ngưỡng dân gian, những bộ trang phục sáng màu tượng trưng cho sự may mắn, tươi mới và tài lộc. Dù đơn giản hay phức tạp, bình dân hay đắt đỏ, những bộ quà áo sáng màu vẫn luôn được mọi người ưu tiên và lựa chọn. Tùy theo độ tuổi, cung mệnh, mọi người nên tìm hiểu và lựa chọn cho mình những bộ trang phục phù hợp, ý nghĩa nhất.

mac-quan-ao-sang-mau Mặc quần áo sáng màu

10. Lì xì, mừng tuổi

Nổi tiếng là phong tục được nhiều trẻ em thích thú, mục đích của việc lì xì là mang sự may mắn, thịnh vượng đến cho người nhận. Thông thường, tiền mừng tuổi sẽ được đặt trong phong bì đỏ khép kín. Giá trị và ý nghĩa của những bao lì xì không nằm ở số tiền bên trong mà phải dựa vào tấm chân tình, ý nghĩa mà người gửi muốn trao đến người nhận.

li-xi-tet Lì xì ngày Tết

11. Đi chùa, đền, miếu cầu bình an

Sau khi hoàn tất các thủ tục cúng giao thừa, mọi người thường có xu hướng đi chùa, đền để cầu bình an. Đây là một trong những phong tục truyền thống có ý nghĩa sâu sắc trong văn hóa và tâm linh của người Việt.

di-chua-ngay-tet Đi chùa ngày Tết

12. Hái Lộc

Trong bầu không khí tươi mới và rộng ràng đầu năm, hái lộc là một nghi thức tín ngưỡng, văn hóa giúp mọi người gặt hái nhiều điều may mắn và an khang.Với phong tục độc đáo này, người dân có thể gặt hái những cành lá non tại các ngôi đền, chùa, công viên hay thậm chí là ngay trong sân vườn nhà của họ.

hai-loc Phong tục hái lộc

13. Hương Lộc

Không kém phần phổ biến trong các phong tục truyền thống của người Việt, hương lộc cũng được nhiều gia đình thực hiện ngay trong đêm giao thừa. Một nén hương đầu năm tượng trưng cho sự bình an, phát đạt, mong muốn một năm mới vạn sự như ý, tỷ sự như mơ.

huong-loc Hương lộc

IV. Những điều kiêng kị nên tránh trong đêm giao thừa

1. Không làm vỡ vật dụng

Trong dịp Tết đầu năm, làm vỡ vật dụng là điềm báo cho sự chia ly và tranh cãi. Đây là một trong những điềm xấu ảnh hưởng đến vận khí và tài lộc của gia đình. Vì vậy, để đón chào một năm mới an khang, mọi người cần cẩn thận và né tránh việc làm vỡ vật dụng.

khong-lam-vo-vat-dung Không làm vỡ vật dụng

2. Không cãi nhau

Trong văn hóa Việt Nam, việc xung đột, cãi vã đầu năm sẽ tạo ra nguồn năng lượng tiêu cực, bất hòa giữa mọi người. Điều này không chỉ khiến họ bị tổn thương mà còn ảnh hưởng sâu sắc tới vận may, tài lộc trong gia đình đó.

khong-cai-nhau Tránh cãi nhau

2. Kiêng soi gương

Theo quan niệm của ông bà ta, gương là vật chứa nhiều linh khí, việc soi gương trong đêm giao thừa rất dễ nhìn thấy ma quỷ, điều này thường mang đến những điều không may cho năm mới.

kieng-soi-guong Kiêng soi gương

3. Kiêng đổ rác

Việc đổ rác, quét rác trong thời khắc giao thừa được coi là hành động quét đi mọi sự may mắn, tiền bạc của gia chủ. Điều này không chỉ khiến cho thần Tài bị biến mất mà còn mang lại những khó khăn, trắc trở cho gia đình.

kieng-do-rac Kiêng đổ rác

4. Kiêng cầm kéo

Kéo là vật nhọn có thể cắt đứt sợi dây may mắn đầu năm, gây ra sự gián đoạn và ảnh hưởng đến sự tài lộc, thịnh vượng của mọi gia đình. Để vương vận cho gia chủ, mọi người nên hạn chế sử dụng các vật nhọn như kéo,dao,... trong những ngày tết đầu năm.

kieng-cam-keo Kiêng cầm kéo

Trên đây là toàn bộ những thông tin hữu ích, được cập nhật mới nhất liên quan đến khái niệm, ý nghĩa cũng như phong tục trước và trong đêm giao thừa mà người đọc cần chú ý. Food City mong rằng bài biết trên sẽ giúp các bạn đọc hiểu hơn về thời khắc đẹp đẽ và thiêng liêng này.

Link nội dung: https://tcquoctesaigon.edu.vn/phong-tuc-don-giao-thua-o-viet-nam-a46845.html