Bệnh động kinh ở trẻ em: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Động kinh là bệnh lý của não với đặc tính về lâu dài sẽ tiến triển thành các cơn động kinh và dẫn đến các hậu quả về sinh học của hệ thần kinh, nhận thức, tâm lý, xã hội. Điểm chính của định nghĩa động kinh là những biến đổi kéo dài trong não dẫn đến tăng khả năng xuất hiện các cơn động kinh trong tương lai.

Bệnh động kinh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên bệnh được chẩn đoán phổ biến nhất ở trẻ em và những người trên 65 tuổi. Một số trẻ mắc chứng động kinh liên quan đến tuổi, và các cơn động kinh của chúng sẽ giới hạn khi đến một độ tuổi nhất định, trong khi những trẻ khác có thể bị tiếp tục đến tuổi trưởng thành.

Triệu chứng bệnh động kinh ở trẻ em

Biểu hiện của cơn động kinh là có tính chất cơn, xảy ra đột ngột, kèm các triệu chứng như co cứng và/hoặc co giật, mất trương lực, tăng tiết nước bọt, đái dầm,... Hoặc biểu hiện rối loạn cảm giác (cảm giác kiến bò, kim châm, nhìn mờ,...), rối loạn tâm thần (lo lắng, sợ hãi, chậm phát triển tinh thần, rối loạn hành vi...).

Cơn khởi phát cục bộ

Được định nghĩa là “khởi đầu từ một vị trí ở một bên bán cầu". Khi gặp loại động kinh này trẻ có những cử động không chủ ý hoặc cứng lại ở một phần cơ thể, trẻ vẫn có ý thức hoặc mất ý thức. Trước khi diễn ra cơn co giật trẻ thường có một số thay đổi về thính giác, thị giác hoặc khứu giác.

Cơn khởi phát toàn thể

Được định nghĩa “khởi phát từ một số điểm, nhanh chóng lan rộng toàn bộ hai bán cầu". Được chia làm kiểu cơn vận động hay không vận động (vắng ý thức). Mức độ ý thức không phải là đặc điểm để phân loại trong nhóm này, vì đa số các cơn khởi phát toàn thể thì ý thức bệnh nhân đều bị suy giảm.. Cơn khởi phát toàn thể có thể được chia thành một số loại như sau:

Nguyên nhân dẫn đến bệnh động kinh ở trẻ

Khoảng 40% bệnh động kinh không rõ nguyên nhân và được cho là do yếu tố di truyền. Bệnh động kinh được cho là phổ biến hơn ở những người có thành viên trong gia đình cũng mắc bệnh động kinh. Các nghiên cứu về song sinh cho thấy khả năng di truyền của bệnh động kinh là từ 25% đến 70%.

60% bệnh động kinh còn lại được cho là do tổn thương não bởi một trong các yếu tố sau:

nguyên nhân động kinh
Động kinh có thể xuất hiện khi trẻ bị sốt cao nhiều lần - Ảnh: Freepik

Sơ cứu khi trẻ co giật do động kinh

Khi trẻ bị co giật cha mẹ cần giữ bình tĩnh để thực hiện các điều sau:

Không nên làm:

Đối với những cơn động kinh ngắn có thể tự hết trong vài phút. Tuy nhiên với một số trường hợp cơn động kinh kéo dài, cơn co giật xảy ra ngay sau khi vừa dứt cơn đầu hoặc các cơn động kinh có thể gây suy hô hấp, phụ huynh cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để được sơ cứu kịp thời.

Điều trị bệnh động kinh ở trẻ em như thế nào?

Cách giúp trẻ sống chung với bệnh động kinh

Phụ huynh có thể giúp trẻ sống chung với bệnh động kinh hiệu quả theo những cách dưới đây:

Nếu bạn cho rằng trẻ có thể bị động kinh, điều quan trọng là phải gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để được chẩn đoán chính xác. Bệnh động kinh thường có thể được kiểm soát tốt bằng thuốc hoặc các phương pháp điều trị khác.

Link nội dung: https://tcquoctesaigon.edu.vn/trieu-chung-benh-than-kinh-o-tre-em-a42592.html