15 dạng bài tập toán lớp 3 trọng tâm nhất (kèm 80 bài tập)

Trong chương trình toán lớp 3, dạng toán về phần số và bài toán có lời văn sẽ có độ khó, phạm vi rộng hơn toán lớp 2. Ngoài ra, học sinh sẽ được tiếp cận với những kiến thức mới như: chữ số La mã, bảng đơn vị đo độ dài, hình tròn, hình chữ nhật, hình vuông. Nhằm giúp phụ huynh và học sinh có cái nhìn toàn diện về chương trình học, thầy cô đã tổng hợp các dạng bài tập toán lớp 3 cơ bản nhất trong nội dung dưới đây. Cùng với đó là hơn 50 bài toán lớp 3 có đáp án để các em thực hành và đối chiếu kết quả.

1. Bài toán các số trong phạm vi 10000, 100000

Dạng 1: Cách đọc, viết số có 4, 5 chữ số

Bài 1: Đọc các số 6500; 5900; 7190; 8078 (theo mẫu):

Mẫu: 6500 đọc là sáu nghìn năm trăm

………………………………………………………

………………………………………………………

………………………………………………………

Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:

a. Số 7120 gồm ….. nghìn ….. trăm ….. chục ….. đơn vị.

b. Số 2313 gồm ….. nghìn ….. trăm ….. chục ….. đơn vị.

Bài 3: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:

a. 2000; 3000; 4000; ……..…; ……..…; ……..…;

b. 1230; 1240; 1250; ……..…; ……..…; ……..…;

Bài 4: Viết tất cả các số có 4 chữ số, mỗi số đều có hàng nghìn là 5, các hàng đều có đủ ba chữ số 1; 5; 9:

…………………………………………………………………………………………………………

Bài 5: Viết thành tổng các chữ số (theo mẫu)

5247 = 5000 + 200 + 40 + 7

8423 = ………………………………………………………………………………………………

6060 = ………………………………………………………………………………………………

1003 = ………………………………………………………………………………………………

1280 = ………………………………………………………………………………………………

Bài 6: Viết các số gồm:

a. 1 nghìn 5 trăm 3 chục 6 đơn vị:

b. 2 nghìn 4 chục 9 đơn vị:

c. 5 nghìn 4 trăm 5 đơn vị:

Đáp án:

Bài 1:

5900 đọc là năm nghìn chín trăm.

7190 đọc là bảy nghìn một trăm chín mươi.

8078 đọc là tám nghìn không trăm bảy mươi tám.

Bài 2:

a. Số 7120 gồm 7 nghìn 1 trăm 2 chục 0 đơn vị.

b. Số 2313 gồm 2 nghìn 3 trăm 1 chục 3 đơn vị.

Bài 3: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:

a. 2000; 3000; 4000; 5000; 6000; 7000;

b. 1230; 1240; 1250; 1260; 1270; 1280;

Bài 4:

Các số có 4 chữ số, mỗi số đều có hàng nghìn là 5, các hàng đều có đủ ba chữ số 1; 5; 9 gồm có: 5159; 5195; 5519; 5591; 5915; 5951.

Bài 5:

5247 = 5000 + 200 + 40 + 7

8423 = 8000 + 400 + 20 + 3

6060 = 6000 + 60

1003 = 1000 + 3

1280 = 1000 + 200 + 80Bài 6:

a. 1 nghìn 5 trăm 3 chục 6 đơn vị: 1536

b. 2 nghìn 4 chục 9 đơn vị: 2049

c. 5 nghìn 4 trăm 5 đơn vị: 5405

Cùng ôn tập chuẩn bị cho kỳ thi cuối kỳ:

Tổng hợp bài tập và từ vựng toán tiếng Anh lớp 3

Tổng hợp bài tập tiếng Anh lớp 3 kèm đáp án chi tiết

Tóm tắt chương trình tiếng Anh lớp 3 chuẩn Bộ Giáo dục

Dạng 2: So sánh các số trong phạm vi 10000, 100000

Bài 1: Điền dấu > , = , < vào chỗ chấm:

1823 ….. 1911

6898 ….. 6889

1000 + 5 ….. 1005

Bài 2: Cho các số 6789; 6578; 6890; 6576; 6457; 6720.

a. Viết các số đó theo thứ tự từ bé đến lớn:

……………………………………………………………………………………………………

b. Viết các số đó theo thứ tự từ lớn đến bé:

……………………………………………………………………………………………………

c. Số bé nhất trong các số đó là: ……………………………………………

d. Số lớn nhất trong các số đó là: ……………………………………………

Bài 3: Từ các số 1, 3, 2, 8 hãy lập các số có 4 chữ số khác nhau và là số chẵn. Sắp xếp các số đó theo thứ tự từ bé đến lớn.

Bài 4: Từ các số 3, 5, 2, 6 hãy lập các số có 4 chữ số khác nhau và là số lẻ. Sắp xếp các số đó theo thứ tự từ lớn đến bé.

Đáp án:

Bài 1:

1823 < 1911 (vì chữ số hàng nghìn của 1911 là 9 lớn hơn chữ số hàng nghìn của 1823 là 8)

6898 > 6889 (vì chữ số hàng chục của 6898 là 9 lớn hơn chữ số hàng chục của 6889 là 8)

1000 + 5 = 1005 (vì tổng của 1000 + 5 = 1005, bằng với số 1005 vế phải)

Bài 2: 6789; 6578; 6890; 6576; 6457; 6720.

a. Các số theo thứ tự từ bé đến lớn: 6457; 6576; 6578; 6720; 6789; 6890.

b. Các số theo thứ tự từ lớn đến bé: 6890; 6789; 6720; 6578; 6576; 6457.

c. Số bé nhất trong các số đó là: 6457.

d. Số lớn nhất trong các số đó là: 6890.

Bài 3:

- Các số có 4 chữ số khác nhau và là số chẵn được lập từ các số 1, 3, 2, 8 là: 1328, 1382, 3128, 3182, 2138, 2318, 8132, 8312.

- Sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn: 1328, 1382, 2138, 2318, 3128, 3182, 8132, 8312.

Bài 4:

- Các số có 4 chữ số khác nhau và là số lẻ được lập từ các số 3, 5, 2, 6 là: 3265, 3625, 5263, 5623, 2365, 2653, 2563, 2635, 6235, 6253, 6325, 6523.

- Sắp xếp theo thứ tự từ lớn đến bé: 6523, 6325, 6253, 6235, 5623, 5263, 3625, 3265, 2653, 2635, 2563, 2365.

Dạng 3: Cộng trừ trong phạm vi 10000, 100000

Bài 1: Tính nhẩm:

a. 4000 + 5000 = ……..…

b. 2000 + 3000 = ……..…

c. 1000 + 2 = ……..…

d. 3000 + 7000 = ……..…

Bài 2: Tính:

Bài 3: Tính:

Bài 4: Tính nhẩm:

a. 2200 + 800 = ……..…

b. 1700 + 300 = ……..…

C. 6100 + 900 = ……..…

Đáp án:

Bài 1:

a. 9000

b. 5000

c. 1002

d. 10000

Bài 2:

a. 285

b. 3055

c. 5435

d. 4385

Bài 3:

a. 6127

b. 7607

c. 2807

d. 3550

Bài 4:

a. 3000

b. 2000

C. 7000

Dạng 4: Nhân chia số có 4, 5 chữ số cho số có 1 chữ số

Bài 1: Đặt tính rồi tính:

a. 6639 : 3 = ……..…

b. 2484 : 2 = ……..…

Bài 2: Kết quả của phép chia 2025 : 5 là:

A. 405

B. 305

C. 406

D. 205

Bài 3: Phép chia 4779 : 9 có số dư là mấy?

A. 0

B. 3

C. 2

D. 1

Bài 4: Thương nào sau đây bằng với thương 3000 : 2?

A. 5000 : 2

B. 8000 : 4

C. 6000 : 4

D. 9000 : 5

Bài 5: Số thứ nhất là 500, số thứ hai gấp đôi số thứ nhất. Thương của tổng hai số với 3 là:

A. 5

B. 50

C. 500

D. 1500

Bài 6: Tổ 1 phải trồng 300 cây bàng. Tổ 1 đã trồng được 1/3 số cây bàng. Hỏi, tổ 1 còn phải trồng bao nhiêu cây bàng?

Đáp án:

Bài 1:

a. 2213

b. 1242

Bài 2: A. 405

Bài 3: A. 0

Bài 4: C. 6000 : 4

Bài 5:

- Số thứ nhất là 500

- Số thứ hai là: 500 x 2 = 1000

- Tổng của hai số: 500 + 1000 = 1500

- Thương của tổng hai số với 3 là: 1500 : 3 = 500

Đáp án: C. 500

Bài 6:

Tổ 1 đã trồng được số cây bàng là:

300 : 3 = 100 (cây bàng)

Vậy tổ 1 còn phải trồng số cây bàng là:

300 - 100 = 200 (cây bàng)

Đáp số: 200 cây bàng.

Dạng 5: Tìm X (thành phần chưa biết của phép tính)

Bài 1: Tìm X

a. X + 2011 = 3210

b. 3187 - X = 2421

Bài 2: Tìm X

a. X : 2 = 6000 : 3

b. X : 3 = 9 x 2

Bài 3: Tìm X

a. 203 - X : 2 = 21

b. X + 34 : 2 = 25

Bài 4: Tìm X

a. 12 + X : 5 = 15 x 2

b. 254 - X : 3 = 600 : 3

Bài 5: Tìm X

a. (X - 5) : 2 = 16

b. (X + 23) : 4 = 16

Đáp án:

Bài 1:

a. X + 2011 = 3210

X = 3210 - 2011

X = 1199

b. 3187 - X = 2421

X = 3187 - 2421

X = 766

Bài 2:

a. X : 2 = 6000 : 3

X : 2 = 2000

X = 2000 x 2

X = 4000

b. X : 3 = 9 x 2

X : 3 = 18

X = 18 x 3

X = 54

Bài 3:

a. 203 - X : 2 = 21

X : 2 = 203 - 21

X : 2 = 182

X = 182 x 2

X = 364

b. X + 34 : 2 = 25

X + 17 = 25

X = 25 - 17

X = 8

Bài 4:

a. 12 + X : 5 = 15 x 2

12 + X : 5 = 30

X : 5 = 30 - 12

X : 5 = 18

X = 18 x 5

X = 90

b. 254 - X : 3 = 600 : 3

254 - X : 3 = 200

X : 3 = 254 - 200

X : 3 = 54

X = 54 x 3

X = 162

Bài 5:

a. (X - 5) : 2 = 16

(X - 5) = 16 x 2

X - 5 = 32

X = 32 + 5

X = 37

b. (X + 23) : 4 = 16

(X + 23) = 16 x 4

X + 23 =64

X = 64 - 23

X = 41

Dạng 6: Tính giá trị của biểu thức

Bài 1: Tính giá trị biểu thức sau: 2 + 8 x 3 - 5 + (7 x 6)

Bài 2: Tính giá trị của biểu thức:

a. 26 - 3 + 52 = ……..…

b. 89 - 2 x 18 = ……..…

Bài 3: Tính giá trị của biểu thức:

a. 40 : 4 x 2 = ……..…

b. 17 x 3 + 14 = ……..…

c. 8 + 2 x 17 = ……..…

Bài 4: Tính giá trị của biểu thức:

a. 45 : (3 + 2) = ……..…

b. 6 x (17 - 6) = ……..…

c. 54 - (15 - 7) = ……..…

Bài 5: Tính giá trị của biểu thức:

a. 312 x (854 : 7 - 116) = ……..…

b. 3 x (566 - 342) : 2 = ……..…

c. 2 x (134 - 45) + 5 x (321 + 12) = ……..…

Đáp án:

Bài 1:

2 + 8 x 3 - 5 + (7 x 6) = 2 + 8 x 3 - 5 + 42 = 2 + 24 - 5 +42 = 63

Bài 2:

a. 26 - 3 + 52 = 23 + 52 = 75

b. 89 - 2 x 18 = 89 - 36 = 53

Bài 3:

a. 40 : 4 x 2 = 10 x 2 = 20

b. 17 x 3 + 14 = 51 + 14 = 65

c. 8 + 2 x 17 = 8 + 34 = 42

Bài 4:

a. 45 : (3 + 2) = 45 : 5 = 9

b. 6 x (17 - 6) = 6 x 11 = 66

c. 54 - (15 - 7) = 54 - 8 = 46

Bài 5:

a. 312 x (854 : 7 - 116) = 312 x (122 - 116) = 312 x 6 = 1872

b. 3 x (566 - 342) : 2 = 3 x 224 : 2 = 672 : 2 = 336

c. 2 x (134 - 45) + 5 x (321 + 12) = 2 x 89 + 5 x 333 = 178 + 1665 = 1843

2. Bài toán có lời văn lớp 3

Dạng 1: Bài toán hơn kém số đơn vị

Bài 1: Trong phòng học có 5 hàng ghế, mỗi hàng ghế có 4 chỗ ngồi. Hỏi phòng học đó có bao nhiêu chỗ ngồi?

Bài 2: Một túi có 3kg gạo. Hỏi 5 túi như thế có bao nhiêu kg gạo?

Bài 3: Mỗi giỏ đựng 8 quả trứng. Hỏi 4 giỏ có tất cả bao nhiêu quả trứng?

Bài 4: Cô giáo có 36 chiếc bút, thưởng đều cho 6 tổ. Hỏi, mỗi tổ được thưởng bao nhiêu chiếc bút?

Bài 5: Tìm số có 3 chữ số, biết: chữ số hàng trăm gấp đôi chữ số hàng chục, chữ số hàng chục gấp 3 chữ số hàng đơn vị.

Bài 6: Bác Hòa có một số gà. Bác đã bán đi 2/5 số gà. Tính số gà ban đầu của nhà bác Hòa. Biết số gà còn lại là 21 con.

Bài 7: Năm nay Hoa 8 tuổi. Tuổi Hoa bằng 1/4 tuổi của mẹ. Tính tổng số tuổi của hai mẹ con cách đây 3 năm.

Bài 8: Ngọc mua 5 cái bút và 2 quyển vở hết 20 nghìn, Bảo mua 5 cái bút và 3 quyển vở hết 25 nghìn đồng. Tính số tiền một cái bút, một quyển vở?

Bài 9: Bác Minh có 8 thùng giấy. Sau khi bán đi 60 cuộn giấy thì còn lại 5 thùng giấy. Hỏi trước khi bán bác Minh có bao nhiêu cuộn giấy?

Bài 10: Ngày thứ nhất bán được 250kg gạo, ngày thứ hai bán được gấp 3 lần ngày thứ nhất. Hỏi cả hai ngày bán được bao nhiêu kg gạo?

Đáp án:

Bài 1:

Phòng học có số chỗ ngồi là: 5 x 4 = 20 (chỗ ngồi)

Đáp số: 20 chỗ ngồi.

Bài 2:

5 túi có tổng số kg gạo là: 3 x 5 = 15 (kg gạo)

Đáp số: 15 kg gạo.

Bài 3:

4 giỏ có tất cả số quả trứng là: 8 x 4 = 32 (quả trứng)

Đáp số: 32 quả trứng.

Bài 4:

Mỗi tổ được thưởng số chiếc bút là: 36 : 6 = 6 (chiếc bút)

Đáp số: 6 chiếc bút.

Bài 5:

Gọi số đó là abc

Theo đề ra: a = 2b, b = 3c => a = 6c

+ Nếu c = 1 thì a = 6; b = 3 => số 631

+ Nếu c ≥ 2 thì a = 6c ≥ 12 (loại)

Vậy số cần tìm là 631.

Bài 6:

21 con là 3/5 số gà. Vậy, 1/5 số gà là: 21 : 3 = 7 (con)

Số gà ban đầu của nhà bác Hòa là: 7 x 5 = 35 (con)

Đáp số: 35 (con gà)

Bài 7:

Số tuổi của mẹ Hoa năm nay là: 8 x 4 = 32 (tuổi)

Số tuổi của Hoa 3 năm trước là: 8 - 3 = 5 (tuổi)

Số tuổi của mẹ Hoa 3 năm trước là: 32 - 5 = 27 (tuổi)

Số tuổi của hai mẹ con cách đây 3 năm là: 27 + 5 = 32 (tuổi)

Bài 8:

1 quyển vở hết số tiền là: 25 - 20 = 5 (nghìn)

1 cái bút có giá là: (20 - 2 x 5) : 5 = 2 (nghìn)

Đáp số:

5 (nghìn/vở)

2 (nghìn/bút)

Bài 9:

Số thùng giấy đã bán đi là: 8 - 5 = 3 (thùng)

1 thùng có số cuộn giấy là: 60 : 3 = 20 (cuộn)

Trước khi bán nhà bác Minh có số cuộn giấy là: 20 x 8 = 160 (cuộn)

Đáp số: 160 (cuộn giấy)

Bài 10:

Ngày thứ hai bán được số gạo là: 250 x 3 = 750 (kg)

Cả hai ngày bán được số gạo là: 250 + 750 = 1000 (kg)

Đáp số: 1000 (kg)

Dạng 2: Bài toán về gấp số lần, giảm số lần

Bài 1: Sơn có 5 chiếc bánh, Hương có số bánh gấp 3 lần Sơn. Hỏi Hương có bao nhiêu chiếc bánh?

Bài 2: Năm nay Giang 7 tuổi, số tuổi của mẹ gấp 4 lần tuổi của Giang. Hỏi mẹ Giang năm nay bao nhiêu tuổi?

Bài 3: Điền số thích hợp vào ô trống (theo mẫu)

Bài 4: Hiện tại tổ 1 đang trồng được 150 cây xanh, tổ 2 trồng được gấp 2 lần số cây xanh mà tổ 1 đã trồng được. Hỏi tổ 2 trồng được bao nhiêu cây xanh?

Đáp án:

Bài 1:

Hương có số bánh là:

3 x 5 = 15 (chiếc bánh)

Đáp số: 15 chiếc bánh.

Bài 2:

Năm nay mẹ Giang có số tuổi là:

7 x 4 = 28 (tuổi)

Đáp số: 28 tuổi.

Bài 3:

Bài 4:

Số cây xanh mà tổ 2 đã trồng được là:

150 x 2 = 300 (cây xanh)

Đáp số: 300 cây.

Dạng 3: Bài toán liên quan đến rút về đơn vị

Bài 1: Có 8 thùng nước dung tích như nhau chứa 400 lít. Hỏi 5 thùng như thế chứa bao nhiêu lít nước?

Bài 2: Có 108kg ngô đựng đều trong 9 bao. Hỏi 72kg ngô đựng đều trong bao nhiêu bao như thế?

Bài 3: Phương có 8 hộp kẹo, Phương cho bạn 30 viên kẹo thì Phương còn lại 2 hộp kẹo nguyên. Hỏi Phương có tất cả bao nhiêu viên kẹo?

Bài 4: Có 5 gói bánh như nhau thì đếm được 30 chiếc. Hỏi muốn chia cho 32 em học sinh, mỗi em 3 chiếc bánh thì phải mua tất cả bao nhiêu gói bánh?

Bài 5: Có 45 lít nước đổ đều vào 9 thùng. Hỏi có 30 lít nước thì đổ đều vào mấy thùng như thế?

Đáp án:

Bài 1:

Tóm tắt:

8 thùng: 400 lít

5 thùng: ? lít

Bài giải:

Số lít nước chứa trong một thùng là: 400 : 8 = 50 (lít)

Số lít nước chứa trong 5 thùng là: 50 x 6 = 300 (lít)

Đáp số: 300 lít.

Bài 2:

Tóm tắt:

108kg ngô: 9 bao

72kg ngô: ? bao

Bài giải:

Số ngô đựng trong mỗi bao là: 108 : 9 = 12 (kg)

Số bao chứa 72kg ngô là: 72 : 12 = 6 (bao)

Đáp số: 6 bao.

Bài 3:

30 viên kẹo ứng với số hộp kẹo nguyên là: 8 - 2 = 6 (hộp)

Mỗi hộp có số viên kẹo là: 30 : 6 = 5 (viên)

Phương có tất cả số viên kẹo là: 5 x 8 = 40 (viên)

Đáp số: 40 viên.

Bài 4:

Mỗi gói bánh có số chiếc bánh là: 30 : 5 = 6 (chiếc)

Số chiếc bánh cần để chia đủ cho 32 em là: 3 x 32 = 96 (chiếc)

Số gói bánh cần phải mua là: 96 : 6 = 16 (gói)

Đáp số: 16 gói.

Bài 5:

Mỗi thùng đựng được số lít nước là: 45 : 9 = 5 (lít)

30 lít cần đổ vào số thùng là: 30 : 5 = 6 (thùng)

Đáp số: 6 thùng.

3. Bài toán về hình học lớp 3

Dạng 1: Điểm ở giữa - trung điểm của đoạn thẳng

Bài 1: Quan sát hình vẽ rồi trả lời câu hỏi:

a. Điểm M có phải là trung điểm của đoạn thẳng AB không?

b. Điểm B có phải là trung điểm của đoạn thẳng AC không?

Bài 2:

Một cây cầu có 11 tảng đá. Chuột túi đang ở tảng đá số 1 (như hình). Mỗi lần nhảy, chuột túi sẽ nhảy từ một tảng đá sang tảng đá ghi số liền sau nó. Hỏi:

Chuột túi cần nhảy thêm bao nhiêu lần để đến được tảng đá chính giữa của cây cầu?

Bài 3:

Nêu tên trung điểm của các đoạn thẳng AC, BD trong hình vẽ:

Bài toán tìm trung điểm của đoạn thẳng

Đáp án:

a. M là điểm ở giữa 2 điểm của 2 điểm A và B:

Bài 1:

AM = MB = 3 cm.

Do đó, M là trung điểm của đoạn thẳng AB.

b. Ta có: AB = 6cm, BC = 7cm, AB < BC.

Do đó, điểm B không phải là trung điểm của đoạn thẳng AB.

Bài 2:

Cây cầu có 11 tảng đá. Tảng đá chính giữa là tảng đá số 5.

Chuột túi đang ở tảng đá ghi số 1.

Vậy, chuột túi cần nhảy thêm 4 lần (qua tảng đá số 2, số 3, số 4 và số 5) để đến được tảng đá chính giữa.

Đáp số: 4 lần.

Bài 3:

- Ta thấy H là điểm nằm giữa 2 điểm A và C:

AH = HC (đều có độ dài bằng 6 ô vuông)

>> Do đó, H là trung điểm của đoạn thẳng AC.

- Ta thấy G là điểm nằm giữa 2 điểm B và D:

BG = GD (đều có độ dài bằng 4 ô vuông)

>> Do đó, G là trung điểm của đoạn thẳng BD.

Dạng 2: Bài toán về hình tròn (tâm, bán kính, đường kính)

Bài 1: Cho hình vẽ:

I là tâm của hình tròn này. Đúng hay sai?

Bài 2: Cho hình vẽ:

Bán kính của hình tròn là:

A. MN

B. ML

C. JK

D. OJ

Bài 3: Cho các nhận xét sau, nhận xét nào sai?

A. Trong một hình tròn, các bán kính có độ dài bằng nhau.

B. Trong một hình tròn, độ dài bán kính bằng độ dài đường kính.

C. Trong một hình tròn, độ dài bán kính bé hơn độ dài đường kính.

D. Trong một hình tròn, các đường kính có độ dài bằng nhau.

Bài 4: Cho hình vẽ sau, biết AB = 18 cm:

Bài 5: Cho hình vẽ sau, biết IM = 8 cm:

Bài 6: Cho hình vẽ, biết bán kính IP = 15 dm. Tính chu vi hình vuông WVZX?

Đáp án:

Bài 1: I là tâm của hình tròn. Chọn đáp án Đúng.

Bài 2: D. OJ

Bài 3: B (giải thích: Độ dài bán kính luôn bé hơn và bằng một nửa của độ dài đường kính)

Bài 4:

Độ dài đoạn thẳng IM là: 18 : 2 = 9 (cm)

Đáp số: 9 cm.

Bài 5:

Độ dài đoạn thẳng AB là: 8 x 2 = 16 (cm)

Đáp số: 16 cm.

Bài 6:

WV là đường kính của hình tròn tâm I, bán kính 15dm nên độ dài cạnh WV là: 15 x 2 = 30 (dm)

Chu vi của hình vuông WVZX là:

30 x 4 = 120 (dm)

Đáp số: 120 dm.

Dạng 3: Bài toán về hình chữ nhật (chu vi, diện tích)

Bài 1: Tính chu vi hình chữ nhật ABCD có kích thước như hình vẽ:

Bài 2: Một bể bơi hình chữ nhật có chiều dài 60m, chiều rộng 20m. Tính chu vi của bể bơi đó?

Bài 3: Một hình chữ nhật có chiều dài 11cm, chiều rộng 5cm. Tính:

a. Chu vi của hình chữ nhật?

b. Diện tích của hình chữ nhật?

Bài 4: Một hộp hình chữ nhật có chiều dài 45cm, chiều rộng bằng 1/9 chiều dài. Tính diện tích của chiếc hộp đó?

Bài 5: Một mảnh vườn hình chữ nhật có chiều rộng 8 m, diện tích bằng 104 m². Hỏi, chiều dài của mảnh vườn đó là bao nhiêu?

Đáp án:

Bài 1:

Chu vi hình chữ nhật ABCD là: (18 + 9) x 2 = 54 (cm)

Đáp số: 54 cm.

Bài 2:

Chu vi của bể bơi đó là: (60 + 20) x 2 = 160 (m)

Đáp số: 160 m.

Bài 3:

a. Chu vi của hình chữ nhật là: (11 + 5) x 2 = 32 (cm)

b. Diện tích của hình chữ nhật là: 11 x 5 = 55 (cm²)

Bài 4:

Chiều rộng của hình chữ nhật là: 45 x 1/9 = 5 (cm)

Diện tích của hình chữ nhật là: 45 x 5 = 225 (cm²)

Bài 5:

Chiều dài của mảnh vườn đó là: 104 : 8 = 13 (m)

Đáp số: 13m.

Dạng 4: Bài toán về hình vuông (chu vi, diện tích)

Bài 1: Tính diện tích hình vuông theo đơn vị đo cm² biết:

a. Độ dài cạnh là 6cm

b. Độ dài cạnh là 2dm

c. Độ dài cạnh là 30mm

Bài 2: Tính diện tích của hình vuông biết chu vi hình vuông bằng chu vi hình chữ nhật có chiều rộng bằng 14 cm, chiều dài 18 cm.

Bài 3: Có một hình vuông, nếu mở rộng về bên phải 4cm và mở rộng về bên trái 6cm thì được một hình chữ nhật có chu vi bằng 48cm. Tính diện tích hình vuông.

Bài 4: Một hình vuông có cạnh 5 dm. Một hình chữ nhật có chiều dài 25 dm và chiều rộng 2 dm. Diện tích của hình vuông bằng một phần mấy diện tích hình chữ nhật?

Bài 5: Trong một sân chơi hình chữ nhật có chiều dài 30m và chiều rộng 8m người ta xây một bồn hoa hình vuông có cạnh 3m. Tính diện tích còn lại của sân chơi.

Đáp án:

Bài 1:

a. Diện tích của hình vuông là: 6 x 6 = 36 (cm²)

b.

2dm = 20cm

Diện tích của hình vuông là: 20 x 20 = 400 (cm²)

c.

30mm = 3cm

Diện tích của hình vuông là: 3 x 3 = 9 (cm²)

Bài 2:

Chu vi hình chữ nhật là: (14 + 18) x 2 = 64 (cm)

Chu vi hình vuông = Chu vi hình chữ nhật = 64 (cm)

Độ dài cạnh của hình vuông là: 64 : 4 = 16 (cm)

Diện tích của hình vuông là: 16 x 16 = 256 (cm²)

Đáp số: 256 cm²

Bài 3:

Ta gọi cạnh hình vuông là a

Cạnh của hình chữ nhật sau khi mở rộng từ hình vuông là: a + 4 + 6 = a + 10

Chu vi của hình chữ nhật là: (a + a + 10) x 2 = 48

>> Cạnh hình vuông: a = 7

Diện tích của hình vuông là: 7 x 7 = 49 (cm²)

Đáp số: 49 cm²

Bài 4:

Diện tích hình vuông là: 5 x 5 = 25 (dm²)

Diện tích hình chữ nhật là: 25 x 2 = 50 (dm²)

Diện tích hình chữ nhật gấp diện tích hình vuông số lần là: 50 : 25 = 2 (lần)

Diện tích hình vuông bằng 1/2 diện tích hình chữ nhật.

Đáp số: 1/2.

Bài 5:

Diện tích của sân chơi hình chữ nhật là: 30 x 8 = 240 (m²)

Diện tích của bồn hoa hình vuông là: 3 x 3 = 9 (m²)

Diện tích còn lại của sân chơi là: 240 - 9 = 231 (m²)

Đáp số: 231 (m²)

4. Bài toán làm quen với chữ số La mã

Bài 1: Số VI được đọc là:

A. Sáu

B. Bốn

C. Năm mốt

D. Bảy

Bài 2: Số 13 được viết thành số La Mã là:

A. XIII

B. IX

C. XI

D. IV

Bài 3: Sắp xếp các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn:

III XXI VII V XX

Đáp án:

Bài 1: A. Sáu

Bài 2: A. XIII

Bài 3:

III V VII XX XXI

5. Bài toán về bảng đơn vị đo độ dài

Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:

15cm = …… mm 206dm = . . . cm 423m = . . . dm

25km = …… m 520m = . . . dam 3700m = . . . hm

Bài 2: Điền dấu (>, <, =) thích hợp vào chỗ chấm:

2km 50m …… 2500m

10m 6dm …… 16dm

Bài 3: Thực hiện phép tính:

a. 10km + 6km = ……

b. 35cm : 5 = ……

c. 8m x 5m = ……

d. 46hm - 12hm = ……

Bài 4: Đường A dài 3km 125m. Đường B dài hơn đường A 1015m. Hỏi đường B dài bao nhiêu mét?

Bài 5: Có hai sợi dây, sợi dây thứ nhất là 1m5dm, sợi dây thứ hai dài hơn sợi dây thứ nhất 5dm. Hỏi hai sợi dây dài bao nhiêu dm?

Đáp án:

Bài 1:

15cm = 150 mm 206dm = 2060 cm 423m = 4230 dm

25km = 25000 m 520m = 52 dam 3700m = 37 hm

Bài 2:

2km 50m < 2500m (2km 50m = 2050m < 2500m)

10m 6dm > 16dm (10m 6dm = 106dm > 16dm)

Bài 3:

a. 10km + 6km = 16km

b. 35cm : 5 = 7cm

c. 8m x 5m = 40m

d. 46hm - 12hm = 34hm

Bài 4:

Đổi: 3km 125m = 3125m

Đường B dài: 3125 + 1015 = 4140 (m)

Đáp số: 4140m

Bài 5:

Sợi dây thứ nhất dài là: 1m 5dm = 15 (dm)

Sợi dây thứ hai dài là: 15 + 5 = 20 (dm)

Vậy sợi dây thứ nhất dài 15dm và sợi dây thứ hai dài 20dm.

Trên đây là các dạng và bài tập toán lớp 3. Để tham khảo thêm kiến thức và bài tập toán, các em hãy truy cập vào mục Góc toán học trên Babilala.vn, thầy cô sẽ tiếp tục cập nhật các bài giảng theo chương trình mới. Chúc các em học tốt!

Link nội dung: https://tcquoctesaigon.edu.vn/toan-lop3-a42004.html