Nói lắp (cà lăm): Nguyên nhân, dấu hiệu và cách khắc phục hiệu quả

Nói lắp (cà lăm) là một rối loạn ngôn ngữ phổ biến, thường xuất hiện ở trẻ em, khiến lời nói bị lặp lại và ngắt quãng. Nói lắp gây ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp, tạo rào cản trong việc thể hiện bản thân. Cùng tìm hiểu dấu hiệu và cách khắc phục chứng nói lắp qua bài viết dưới đây nhé!

1Nói lắp (cà lăm) là gì?

Nói lắp (cà lăm) là một dạng rối loạn ngôn ngữ, liên quan đến khả năng nói lưu loát, liền mạch của người nói. Tật nói lắp thường xuất hiện từ thời thơ ấu sau đó cải thiện và biến mất.

Tuy nhiên ở một số người, tình trạng nói lắp vẫn còn tiếp diễn khi trưởng thành. Nói lắp ở trẻ nhỏ hay người lớn đều có thể điều trị phục hồi hoặc cải thiện thông qua các phương pháp ngôn ngữ trị liệu, thiết bị hỗ trợ, liệu pháp nhận thức hành vi và liệu pháp gia đình.[1]

Nói lắp của bạn là một dạng rối loạn ngôn ngữ

Nói lắp của bạn là một dạng rối loạn ngôn ngữ

2Nguyên nhân

Hiện nay, các nghiên cứu vẫn chưa đưa ra được sự đồng thuận về nguyên nhân dẫn tới nói lắp. Mặc dù còn nhiều tranh cãi, song phần lớn các nhà khoa học vẫn chấp nhận rằng nguyên nhân gây triệu chứng nói lắp chủ yếu là do sự khác biệt về hệ thần kinh trung ương và yếu tố di truyền.

Nói lắp có thể là do yếu tố thần kinh, di truyền hoặc tâm lý

Nói lắp có thể là do yếu tố thần kinh, di truyền hoặc tâm lý

Các yếu tố nguy cơ

Nguy cơ mắc tật nói lắp cao gấp ba lần khi tiền sử gia đình có người nói lắp

Nguy cơ mắc tật nói lắp cao gấp ba lần khi tiền sử gia đình có người nói lắp

3Dấu hiệu

Nói lắp thường xuất hiện ở trẻ em trong độ tuổi từ 2 - 5 tuổi, sau đó cải thiện và biến mất hoặc có thể kéo dài đến giai đoạn trưởng thành. Đôi khi, nói lắp còn có thể mắc phải sau một chấn thương thần kinh. Nói lắp được biểu hiện qua các dấu hiệu sau:

Các dấu hiệu của tật nói lắp có thể đi kèm với một số biểu hiện sau:

Nói lắp thường nặng nề hơn khi người đó lo lắng, căng thẳng... Các tình huống cần phải nói trước đám đông hoặc khi nói chuyện điện thoại có thể đặc biệt khó khăn đối với người nói lắp. Nhưng hầu hết người nói lắp lại không nói lắp khi họ luyện tập nói chuyện một mình, hay khi hát, nói đồng thanh với người khác.

Nói lắp của bạn có thể trở nên tồi tệ hơn khi nghe điện thoại

Nói lắp của bạn có thể trở nên tồi tệ hơn khi nghe điện thoại

4Ảnh hưởng nghiêm trọng trong cuộc sống

Nói lắp làm giảm sự hiệu quả trong giao tiếp của người mắc, tạo ra một rào cản nhất định trong sự hình thành và phát triển tương tác xã hội. Điều này có thể dẫn tới nhiều hệ quả nghiêm trọng trong cuộc sống như:

Nói lắp có thể khiến người mắc sống thu mình và giảm tương tác xã hội

Nói lắp có thể khiến người mắc sống thu mình và giảm tương tác xã hội

5Cách chẩn đoán

Hỏi tiền sử sức khỏe

Xét nghiệm

Nói lắp thường được chẩn đoán trên lâm sàng và không có một xét nghiệm đặc hiệu nào cho nó. Các chỉ định như chụp phim MRI, PET/ CT... thường chỉ được sử dụng khi có những biểu hiện đi kèm nghiêm trọng hoặc cần chẩn đoán phân biệt nguyên nhân gây nói lắp.

MRI, PET/CT ít được chỉ định trong chẩn đoán nói lắp

MRI, PET/CT ít được chỉ định trong chẩn đoán nói lắp

6Khi nào cần gặp bác sĩ

Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ

Nói lắp ở trẻ từ 2 - 5 tuổi, hầu hết sẽ biến mất sau đó. Tuy nhiên, nếu tình trạng nói lắp kéo dài có thể cần được can thiệp điều trị sớm để cải thiện khả năng nói lưu loát. Hãy đến gặp bác sĩ nếu bạn hoặc người thân của mình mắc chứng nói lắp kèm theo các dấu hiệu sau:

Nơi khám chữa tật nói lắp

Nếu tình trạng nói lắp quá nghiêm trọng và kéo dài gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày thì nên đến các bệnh viện uy tín để được thăm khám và chữa trị kịp thời.

Ngoài ra, có thể tham khảo một số bệnh viện lớn, uy tín dưới đây để được chẩn đoán và điều trị kịp thời:

7Các phương pháp chữa nói lắp

Ngôn ngữ trị liệu

Liệu pháp ngôn ngữ hướng dẫn người bệnh điều chỉnh nhịp điệu lời nói chậm lại có chủ đích nhằm giảm thiểu tình trạng nói lắp, phát âm câu từ rõ ràng. Sau đó, theo thời gian khi tình trạng nói lắp được cải thiện, bạn có thể luyện tập để đạt được kiểu nói tự nhiên và lưu loát hơn.

Ngôn ngữ trị liệu giúp người bệnh điều chỉnh nhịp điệu lời nói chậm lại

Ngôn ngữ trị liệu giúp người bệnh điều chỉnh nhịp điệu lời nói chậm lại

Sử dụng thiết bị hỗ trợ

Hầu hết các thiết bị hỗ trợ điều trị nói lắp đều sử dụng công nghệ AAF (phản hồi thính giác đã thay đổi) "hiệu ứng hợp xướng" vì các nghiên cứu cho thấy rằng người mắc tật nói lắp có thể nói trôi chảy khi nói đồng thanh với nhiều người. Cụ thể là:

Nhờ vậy mà người bệnh sẽ nghe chậm rãi, thoải mái và tự tin hơn, giúp người bệnh cải thiện khả năng nhận biết và kiểm soát giọng nói của mình. Theo thời gian, khả năng nói của người bệnh sẽ được cải thiện và ngày càng ít cần đến thiết bị hơn.[6]

Các thiết bị hỗ trợ điều trị nói lắp DAF/FAF cho bạn

Các thiết bị hỗ trợ điều trị nói lắp DAF/FAF cho bạn

Trị liệu nhận thức hành vi

Liệu pháp nhận thức hành vi hướng bạn có nhận thức, thái độ đúng đắn với nói lắp. Đồng thời giúp bạn ứng dụng và giải quyết các vấn đề như căng thẳng, lo lắng quá mức hoặc lòng tự trọng liên quan đến nói lắp.

Liệu pháp gia đình

Tương tác tích cực giữa các thành viên trong gia đình với người mắc có thể giúp họ đáp ứng tốt hơn với các liệu pháp điều trị nói lắp tại nhà. Các bước tiếp cận, hỗ trợ điều trị từ phía gia đình nên được điều chỉnh dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.

8Biện pháp khắc phục nói lắp tại nhà

Nếu bạn có người thân mắc tật nói lắp thì những lời khuyên sau đây có thể hữu ích giúp họ cải thiện tình trạng này:

Ba mẹ trẻ nói lắp nên thường xuyên đưa ra lời khuyên thay vì chỉ trích trẻ

Ba mẹ trẻ nói lắp nên thường xuyên đưa ra lời khuyên thay vì chỉ trích trẻ

Xem thêm

Link nội dung: https://tcquoctesaigon.edu.vn/tu-nhien-bi-noi-lap-a41642.html