Cây Lựu: Đặc Điểm, Công Dụng, Ý Nghĩa, Cách Trồng Và Cách Chăm Sóc

Cây lựu là loài cây quen thuộc và xuất hiện phổ biến tại Việt Nam bởi nhiều công dụng hữu ích trong cuộc sống hàng ngày. Nếu bạn đang tò mò về loài cây này thì cùng bTaskee khám phá tất tần tật qua nội dung dưới đây để biết thêm chi tiết nhé!

Cây lựu là cây gì?

Nguồn gốc

Cây lựu hay còn được biết đến với tên gọi là cây thạch lựu, là một loài cây có nguồn gốc xuất xứ chính từ các nước ở vùng Tây Nam Á. Về sau, loài cây này được nhiều người quan tâm và trồng phổ biến ở nhiều quốc giá khác như: Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Đông Ấn, Israel, Maroc,…

Cây lựu có nguồn gốc chính từ các vùng Tây Nam Á, sau đó xuất hiện phổ biến tại nhiều quốc gia trên thế giới.
Cây lựu có nguồn gốc chính từ các vùng Tây Nam Á, sau đó xuất hiện phổ biến tại nhiều quốc gia trên thế giới.

Đặc điểm của cây lựu

Cây lựu thuộc loại thân gỗ lâu năm, với cây non thân thường có màu xám hơi đỏ, nhưng khi trưởng thành, thân của cây chuyển sang màu xám và có ít gai nhưng không quá đáng kể.

Cành lựu thường có gai, trong khi các lá của nó là loại lá nguyên, màu xanh mượt, mọc đối xứng giống như lá của hoa hồng. Cuống lá của cây lựu ngắn, tạo cảm giác như lá mọc dính vào cây và không có cuống.

Cây lựu thường có những cành non dẻo, mọc vươn dài, trong khi hoa của nó có thể nở đơn độc hoặc thành chùm từ 3-4 bông, thậm chí có thể lên đến 6 bông, tuy nhiên khi hoa mọc thành chùm nhiều bông thì số lượng hoa sẽ giảm, chỉ còn lại từ 2-3 bông có thể đậu thành quả.

Hoa của cây lựu thường nở ở đỉnh cành, khi quả to, trọng lượng của quả khiến các cành cây uốn xuống, tạo ra cảm giác rất đẹp mắt. Cây là loài cây hoa lưỡng tính, hoa nở vào mùa hè và có thể có màu đỏ tươi hoặc màu trắng, tạo nên cảnh quan rực rỡ.

Tên gọi chung/Common Names Tên thực vật/Botanical Name Họ thực vật/Family Loại cây/Plant Type Kích thước trưởng thành/Mature Size (đơn vị m/cm)Ánh sáng/Sun Exposure Thời gian nở hoa/Bloom Time Màu hoa/Flower ColorNguồn gốc/Native Area
Bảng đặc điểm chung của cây lựu.

Những loại cây lựu phổ biến

Hiện nay, cây lựu được chia thành những phân loại phổ biến như sau:

Cây lựu được chia thành 3 phân loại phổ biến trên thị trường hiện nay.
Cây lựu được chia thành 3 phân loại phổ biến trên thị trường hiện nay.

Ý nghĩa cây lựu trong phong thủy

Cây lựu trong phong thủy được cho rằng sẽ mang đến sức mạnh và tài lộc cho gia chủ. Đồng thời, những cảnh hoa của lựu cảnh còn có tác dụng xua đuổi tà ma hiệu quả, giúp gia đạo luôn ấm no và bình an.

Do đó, loại cây này thường được nhiều người lựa chọn để chưng Tết để mang đến may mắn và giúp tổng thể thêm sinh động.

Cây lựu tượng trưng cho tài lộc, may mắn nên thường được nhiều gia chủ ưa chuộng chưng bày vào dịp Tết.
Cây lựu tượng trưng cho tài lộc, may mắn nên thường được nhiều gia chủ ưa chuộng chưng bày vào dịp Tết.

Công dụng của cây lựu

Cây lựu được đánh giá cao bởi nhiều công dụng tuyệt vời trong cuộc sống, cụ thể:

Cây lựu sở hữu 2 công dụng phổ biến mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời trong cuộc sống hàng ngày.
Cây lựu sở hữu 2 công dụng phổ biến mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời trong cuộc sống hàng ngày.

>> Xem thêm: Top 15 Các Loại Cây Cảnh Dễ Trồng Ngoài Trời Mang Tài Lộc

Cách chăm sóc cây lựu

Ánh sáng

Cây lựu là một loài cây rất ưa ánh nắng mặt trời vì thế có thể trồng được ngoài sân vườn hoặc những nơi có nhiều ánh sáng. Bạn không nên trồng cây tại những vị trí khuất nắng vì sẽ khiến cây kém phát triển và thậm chí gây chết cây.

Đất

Cây lựu không sợ nước nhiều mà rất sợ đất khô khan cằn cỗi.Cây lựu sẽ phát triển tốt nhất khi được trồng trong đất có chứa hàm lượng phù sa cao hoặc đất thịt trộn cùng phân hữu cơ.

Khi trồng cây trong chậu, bạn nên hòa trộn đất và lượng tro phù hợp để tạo lớp đất nền tốt cho cây, giúp cây phát triển xanh tốt.

Nước

Lựu không sợ nước nhiều mà rất sợ đất khô khan cằn cỗi. Bạn nên tưới nước thường cho cây lựu, đặc biệt là vào mùa khô và trong giai đoạn phát triển để cây nhanh mọc quả. Tuy nhiên, bạn cũng không nên tưới nước quá nhiều vào gốc cây vì sẽ gây ngập úng, gây chết cây.

Nhiệt độ và độ ẩm

Cây lựu được nghiên cứu sẽ sinh trưởng tốt trong môi trường có nhiệt độ từ 25 - 30 độ C. Đồng thời, đây cũng là loài cây không ưa lạnh nên khi được trồng trong nhiệt độ dưới 20 độ C cây sẽ chậm phát triển và trổ quả.

Phân bón

Cây lựu đỏ nên được bón bón NPK và phân vi lượng với tần suất là 1 - 2 lần/năm, phân hữu cơ 1 lần/tháng để đạt được kết quả tốt nhất. Lưu ý, bạn nên canh chỉnh số lượng phân bón phù hợp, tránh quá nhiều sẽ gây thừa thải hoặc quá ít khiến cây chậm phát triển.

Chăm sóc cây lựu hợp lý sẽ giúp cây phát triển tươi tốt, trĩu quả.
Chăm sóc cây lựu hợp lý sẽ giúp cây phát triển tươi tốt, trĩu quả.

Tải ứng dụng bTaskee và đặt lịch trải nghiệm dịch vụ ngay!

Cách trồng cây lựu

Cây lựu có thể trồng bằng hạt. Tuy nhiên cây lâu có trái và không kinh tế. Cây lựu có thể trồng bằng chiết nhánh, cách trồng này rất phổ biến vì cây lựu rất nhanh ra rễ.

Cây lựu cảnh sau khi mua về tháo gỡ lớp nilon, sau đó đặt cây xuống hố đất đã được đào sẵn để trồng. Lưu ý, bạn nên đặt cây vuông góc với mặt đất để khi cây phát triển sẽ không bị nghiêng và gãy. Cuối cùng, bạn lựa chọn loại phân bón phù hợp, tưới nước thường xuyên và theo dõi sự phát triển của cây.

Trồng cây lựu vuông góc xuống mặt phẳng đất để cây không bị cong hoặc gãy cành khi phát triển.
Trồng cây lựu vuông góc xuống mặt phẳng đất để cây không bị cong hoặc gãy cành khi phát triển.

Lưu ý khi trồng và chăm sóc

Dưới đây là những lưu ý khi trồng và chăm sóc cây lựu để giúp cây phát triển khỏe mạnh:

Chăm sóc cây lựu hợp lý sẽ giúp cây nhanh phát triển và sai trĩu quả.
Chăm sóc cây lựu hợp lý sẽ giúp cây nhanh phát triển và sai trĩu quả.

Cách cắt tỉa

Thông thường, bạn nên cắt sạch những lá già và dày để các lá non mọc dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, việc cắt tỉa lá sâu cũng nên được thực hiện thường xuyên để bảo vệ cây khỏi những tác nhân gây bệnh, ảnh hưởng đến tuổi thọ của cây.

Cắt tỉa lá cây lựu thường xuyên sẽ giúp cây nhanh thay lá mới xanh tốt hơn.
Cắt tỉa lá cây lựu thường xuyên sẽ giúp cây nhanh thay lá mới xanh tốt hơn.

Cách nhân giống

Hiện nay, bạn có thể áp dụng theo một trong những cách nhân giống cây lựu như sau:

Hai cách nhân giống cây lựu phổ biến và được nhiều người áp dụng hiện nay.
Hai cách nhân giống cây lựu phổ biến và được nhiều người áp dụng hiện nay.

Các bệnh thường gặp

Một số bệnh gây hại thường gặp ở cây lựu có thể kể đến như:

Bạc lá do vi khuẩn xâm nhập:

Bệnh thối quả do nấm Alternaria gây hại

Bệnh thối rễ do sự tác động của vi khuẩn Phytophthora

Bệnh đốm lá do sự xâm nhập của vi khuẩn Cercospora và Phyllostict

Một số chứng bệnh thường gặp ở cây lựu khiến cây chậm phát triển.
Một số chứng bệnh thường gặp ở cây lựu khiến cây chậm phát triển.

Tổng hợp hình ảnh đẹp về cây lựu

Dưới đây là một số hình ảnh đẹp về cây lựu, bTaskee mời bạn cùng tham khảo:

Cây lựu là một trong những loài cây thân gỗ phổ biến và được nhiều người yêu thích bởi màu đỏ nổi bật.
Cây lựu là một trong những loài cây thân gỗ phổ biến và được nhiều người yêu thích bởi màu đỏ nổi bật.
Nhiều gia chủ thường dùng cây lựu để làm kiểng trang trí để mang đến may mắn và vận may.
Nhiều gia chủ thường dùng cây lựu để làm kiểng trang trí để mang đến may mắn và vận may.
Hình ảnh cây lựu đang trong giai đoạn trổ hoa và mọc quả với màu đỏ bắt mắt.
Hình ảnh cây lựu đang trong giai đoạn trổ hoa và mọc quả với màu đỏ bắt mắt.
Bạn có thể đặt vài cành lựu vào chậu để trang trí không gian sống bên trong thêm tươi mới.
Bạn có thể đặt vài cành lựu vào chậu để trang trí không gian sống bên trong thêm tươi mới.
Giống lựu lùn phát triển trĩu quả, tạo màu sắc sống động cho không gian sống.
Giống lựu lùn phát triển trĩu quả, tạo màu sắc sống động cho không gian sống.
Quả lựu khi chín có màu đỏ tươi bắt mắt, mùi vị thơm ngon và bổ dưỡng.
Quả lựu khi chín có màu đỏ tươi bắt mắt, mùi vị thơm ngon và bổ dưỡng.

Câu hỏi thường gặp

Như vậy, nội dung trên bTaskee đã mang đến cho bạn một số nội dung cần biết về cây lựu. Đây là một loại cây cảnh mà gia chủ nào cũng nên trồng qua một lần để nhận nhiều lợi ích mà chúng mang đến.

>>> Xem thêm các nội dung liên quan:

Hình ảnh: Gardenerspath, researchgate, Pinterest, Canva.

Link nội dung: https://tcquoctesaigon.edu.vn/hinh-anh-cay-luu-a41529.html