Những loại hoa quả có thể tạo ra cồn nội sinh

Những loại hoa quả có thể tạo ra cồn nội sinh
Một số loại thực phẩm, hoa quả có thể chứa nồng độ cồn nếu ăn nhiều. Đồ họa: Hương Giang

Rượu hay còn gọi là ethanol, là thành phần chính có trong các loại đồ uống có cồn như bia, rượu. Khi sử dụng rượu bia, dạ dày và ruột non sẽ hấp thu ethanol vào máu, lượng máu này sẽ đi tới gan để chuyển hóa do đó, rượu bia chính là nguyên nhân trực tiếp gây độc cho gan. Khi uống càng nhiều thì nồng độ cồn trong máu càng cao và gan phải mất rất nhiều thời gian để chuyển hóa.

Tuy nhiên, trên thực tế, không chỉ uống rượu bia hay các thức uống chứa cồn khác mà trong máu hay hơi thở người sử dụng có nồng độ cồn mà khi chúng ta ăn một số loại một số sản phẩm trái cây, nước ép trái cây lên men cũng có thể có nồng độ cồn.

Ethanol xuất hiện như một thành phần tự nhiên trong thực phẩm bao gồm cả các mặt hàng thực phẩm không được dán nhãn là có chứa cồn.

Các nhãn hiệu nước ép trái cây phổ biến nhất như nước nho, nước cam và nước ép táo đã được thử nghiệm đều chứa một lượng ethanol nhất định.

Hàm lượng cao nhất được tìm thấy trong nước nho (0,29-0,86g/L), trong khi các mẫu nước táo khác nhau hơn 10 lần (0,06-0,66g/L) về hàm lượng ethanol.

Dữ liệu về nước cam có tỉ lệ thống nhất (0,16-0,73g/L) mặc dù lượng mẫu khá hạn chế.

Một số loại trái cây chín khác như chuối, lê… hàm lượng ethanol như sau: Chuối chín 0,02g/100g; chuối chín kỹ 0,04g/100g; lê chín 0,04g/100g…

Trong bánh mì và các sản phẩm bánh mì, hàm lượng ethanol cao nhất có trong hai sản phẩm bánh mì cuộn đóng gói là bánh mì kẹp thịt (1,28g/L) và bánh mì cuộn sữa (1,21g/L).

Trong các loại sản phẩm bánh mì thông thường khác mức độ thấp hơn nhưng có thể phát hiện được hàm lượng ethanol (0,14-0,29g/L).

TS.BS Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho biết: Rất khó có thể biết được khi nào nồng độ cồn âm tính. Vì thời gian từ khi uống rượu để hơi thở âm tính sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: lượng rượu uống, nồng độ rượu (nồng độ hấp thu nhanh nhất 20 độ), uống khi đói sẽ nhanh hấp thu, uống kéo dài hay không, có bệnh lý khác không…

Có những trường hợp uống rượu vào buổi tối hôm trước với lượng nhiều thì ngày hôm sau hơi thở vẫn còn dương tính.

Theo bác sĩ Nguyên không chỉ rượu, bia là đồ uống có cồn cũng gây dương tính trong hơi thở. Một số đồ uống, thức ăn một có chút ít ethanol cũng gây dương tính trong hơi thở. Ví dụ, nước uống hoa quả lên men, socola, một số loại thuốc siro, cảm cúm, dung dịch sát trùng miệng họng, thức ăn tinh bột đường lên men…

"Tuy nhiên, mọi người cũng không cần quá lo lắng vì các đồng chí công an sẽ có nghiệp vụ để kiểm tra đúng. Nếu không may ăn đồ ăn, uống thuốc có lượng ethanol nhỏ như trên thì nên đợi 15 phút đến 1 tiếng mới tham giao thông sẽ an toàn", bác sĩ Nguyên khuyến cáo.

Link nội dung: https://tcquoctesaigon.edu.vn/nuoc-trai-cay-co-con-a41304.html