Theo các chuyên gia dinh dưỡng, khi người bệnh được chẩn đoán bị ung thư thì việc áp dụng các phương pháp điều trị cũng như sự phát triển của khối u đều sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới việc cung cấp và chuyển hóa dinh dưỡng của cơ thể. Lúc này, người bệnh sẽ phải gặp rất nhiều vấn đề, cả sức khỏe và tinh thần đều giảm sút trầm trọng. Chính vì vậy, chế độ ăn cho người ung thư đóng vai trò vô cùng quan trọng.

Đối với người bệnh ung thư, dinh dưỡng đóng vai trò mật thiết trong việc kéo dài cuộc sống và cải thiện chất lượng sống. Theo số liệu nghiên cứu, có đến 50 - 80% người bệnh ung thư bị sụt cân và 20% người bệnh ung thư tử vong do suy dinh dưỡng nặng. Do đó, xây dựng thực đơn dinh dưỡng hoàn chỉnh sẽ góp phần tăng sức đề kháng, thể lực và hỗ trợ mặt tinh thần cho bệnh nhân ung thư, nâng cao hiệu quả điều trị bệnh.

Người bệnh ung thư cần có một chế độ ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng

Người bệnh ung thư cần có một chế độ ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng

Vậy, bệnh nhân ung thư nên ăn gì hay thực đơn cho bệnh nhân ung thư cần có gì để bù đắp sụt cân, duy trì sức khỏe và tiếp nhận các can thiệp điều trị tốt hơn?

1. Chế độ dinh dưỡng quan trọng như thế nào với bệnh nhân ung thư?

Mắc ung thư như một "án tử" với bất kỳ ai và số liệu thống kê cho thấy có khoảng 110.000 người chết vì ung thư tại Việt Nam. Và xung hướng người mắc bệnh ung thư ở Việt Nam ngày một tăng nhanh và ngày càng trẻ hóa. Vì thế, ung thư luôn là một nỗi ám ảnh với nhiều người, đặc biệt là những người trẻ tuổi. Phần lớn, khi được chẩn đoán là mắc ung thư giai đoạn cuối, bệnh nhân đều chết vì suy kiệt, gầy sút cân trước khi qua đời do khối u ung thư phát triển quá nhanh và lan rộng.

Có nhiều người vẫn giữ quan điểm "có bệnh thì vái tứ phương" nên tin theo các phương pháp điều trị không chính thống. Theo các chuyên gia Ung bướu, điều này có thể làm chậm quá trình điều trị khiến khối u ngày càng phát triển lan rộng sang các cơ quan khỏe khác, gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.

Đa phần người bệnh do thiếu hiểu biết, lo sợ bệnh ung thư phát triển hoặc tái phát nên không dám ăn uống, kiêng mọi thực phẩm bổ dưỡng, chế độ ăn thực dưỡng dẫn đến suy dinh dưỡng, sụt cân, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống cũng như không đủ sức khỏe để tiếp tục điều trị bệnh. Chính vì vậy, dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư là vấn đề rất quan trọng.

Điều trị ung thư là một quá trình lâu dài, gồm nhiều phương pháp. Tìm hiểu người bị ung thư nên ăn gì hợp lý trước, trong và sau quá trình điều trị là điều mỗi người bệnh và người nhà nên làm nhằm tăng cường thể lực cho bệnh nhân. Đồng thời, giúp giảm thiểu được những tác dụng phụ không mong muốn của các phương pháp điều trị ung thư như hóa trị, xạ trị, phẫu thuật… Người bệnh nên tuân thủ chế độ dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý để góp phần điều trị bệnh hiệu quả.

dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư

Xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý nhằm mục tiêu là tăng cường thể lực cho bệnh nhân

Vậy chế độ ăn uống cho bệnh nhân ung thư là như thế nào? Để có thể "chiến thắng" bệnh tật, người bệnh cần phải ăn uống đầy đủ thực phẩm đảm bảo các nhóm chất: đạm - tinh bột - các chất béo - rau quả - các vitamin và khoáng chất.

Một chế độ ăn nhiều cá, rau xanh, hoa quả, ít thịt, uống nhiều nước cũng như chế độ vận động, tập luyện thể dục hợp lý với tình trạng sức khỏe sẽ giúp cơ thể có đủ chất dinh dưỡng để chống lại ung thư. Điều quan trọng là động viên người bệnh cố gắng tuân thủ chế độ dinh dưỡng cũng như tạo thói quen tốt cho bản thân trong "cuộc chiến đấu" với căn bệnh ung thư "quái ác".

2. Nguyên tắc dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư

Các chuyên gia dinh dưỡng đã đưa ra những nguyên tắc dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư, bao gồm:

3. Dưỡng chất cần thiết trong bữa ăn hàng ngày của bệnh nhân ung thư

Đối với bệnh nhân ung thư, một số loại dưỡng chất cần đảm bảo có trong bữa ăn hàng ngày bao gồm:

3.1. Chất đạm

Hiện nay, một bộ phận người dân ở nước ta vẫn giữ suy nghĩ cổ hủ đó là người mắc bệnh ung thư không được ăn bồi dưỡng, hạn chế sử dụng các chất đạm có nguồn gốc động vật. Đây là một quan niệm sai lầm.

dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư

Protein rất tốt cho bệnh nhân ung thư

Thực tế, protein là một yếu tố cơ bản giúp cơ thể làm lành vết thương, chống nhiễm trùng trong và sau phẫu thuật, hóa chất và xạ trị. Đây cũng là nguyên liệu giúp hồi phục lại khối nạc của cơ thể đã mất do tăng quá trình dị hóa của cơ thể.

Ngoài ra, trong thịt có chứa nguồn protein dồi dào, cung cấp cho cơ thể các loại acid amin thiết yếu. Đồng thời ăn thịt sẽ kích thích vị giác, giúp người bệnh cảm thấy ngon miệng hơn vì tinh thần luôn buồn chán, ăn uống kém.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, khẩu phần ăn của người bệnh ung thư cần đa dạng và cân đối các loại acid amin, bao gồm các loại thịt máu trắng như thịt gia cầm, các loại thịt đỏ như thịt bò có nhiều sắt và kẽm, thịt lợn nạc… Các loại hải sản như tôm, cua, cá cũng là nguồn cung cấp các acid amin và canxi cho cơ thể.

3.2. Tinh bột

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, các loại tinh bột giàu chất xơ không làm tăng lượng đường trong máu nhanh như tinh bột có trong cơm và các loại mỳ gạo thông thường. Một số loại tinh bột giàu chất xơ như: ngô, lúa mì, hạt lúa mạch, các loại củ như khoai lang, khoai tây, khoai sọ, sắn…

Tinh bột giàu chất xơ cũng cung cấp cho bạn nhiều năng lượng để chống lại cảm giác uể oải, mệt mỏi của các triệu chứng bệnh gây ra. Nên hạn chế ăn khoai lang chiên, khoai tây chiên, các món chiên rán hay dùng quá nhiều dầu mỡ để chế biến món ăn. Thay vào đó nên luộc hoặc hấp sẽ giúp giữ được hương vị tươi ngon và dưỡng chất tốt của thực phẩm cho cơ thể.

Ngoài ra, để đảm bảo sức khỏe, người bệnh cần tránh các loại thực phẩm chế biến sẵn, các chất phụ gia, chất bảo quản thực phẩm. Bởi đây cũng là một trong những nhân tố góp phần làm tăng tỷ lệ bệnh ung thư.

3.3. Các chất béo lành mạnh

Nếu vẫn phân vân chưa biết bệnh nhân ung thư nên ăn gì thì các chuyên gia dinh dưỡng khuyên người bệnh nên tiêu thụ các chất béo lành mạnh để duy trì nhiệt độ cơ thể và cung cấp năng lượng.

Vì thế, trong chế độ ăn thực dưỡng cho người ung thư cần phải có một hàm lượng lipid nhất định, trong đó hàm lượng acid béo không no không quá 50% tổng năng lượng. Những thực phẩm chứa chất béo lành mạnh nên có trong thực đơn cho bệnh nhân ung thư như: dầu ô liu, dầu hướng dương, quả bơ, các loại quả hạch: hạnh nhân, hạt điều, óc chó...

3.4. Rau-củ-quả

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, khẩu phần ăn có 80% rau xanh và nước ép, hạt, ngũ cốc và chút trái cây sẽ giúp cơ thể sản xuất nhiều kiềm, hạn chế sự sản sinh của tế bào ung thư.

Các loại thực phẩm này ít chất béo, giàu chất xơ và vitamin, đặc biệt là vitamin A và C. Vitamin A giúp nâng cao khả năng thích nghi của cơ thể đối với chất gây ung thư. Vitamin C có khả năng ngăn chặn tế bào ung thư phát triển, sinh sôi.

Bệnh nhân nên bổ sung thêm nhiều trái cây, rau củ vào chế độ ăn

Bệnh nhân ung thư nên bổ sung thêm nhiều trái cây, rau củ vào chế độ ăn

Một số loại rau xanh, củ quả tươi có lợi cho người ung thư bao gồm, rau bắp cải, rau đay, cần tây, rau ngót, súp lơ, cà chua, đu đủ, khoai lang, nghệ, cam, bưởi, chanh…

Một số thực phẩm có tác dụng ức chế ung thư như: súp lơ, bắp cải, tỏi, củ cải trắng, các loại nấm có tính kháng ung thư như nấm rơm, nấm hương, nấm mỡ.

4. Gợi ý các món ăn dành cho người ung thư

Chế độ ăn cho bệnh nhân ung thư trong bất kể trường hợp nào đều cần phải đảm bảo sự cân bằng và đầy đủ về mặt dinh dưỡng. Cụ thể trong bữa ăn cần có thịt cá để cung cấp protein, ngũ cốc giúp cung cấp năng lượng, dầu mỡ giúp bổ sung chất béo, rau củ quả cung cấp vitamin và khoáng chất. Dưới đây là gợi ý các món ăn dành cho người ung thư:

Ngoài ra, người bệnh ung thư có thể sử dụng một số nhóm thực phẩm thay thế tương đương, cụ thể:

5. Một số lưu ý trong chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư

Khi điều trị bệnh, phần lớn bệnh nhân ung thư đều mất cảm giác ngon miệng, chán ăn, buồn nôn, nôn. Điều này xảy ra không chỉ do bản thân bệnh lý ung thư mà còn do ảnh hưởng của các phương pháp điều trị ung thư. Để giảm thiểu các triệu chứng này, người bệnh nên:

Với trường hợp bệnh nhân bị xạ trị ở vùng đầu cổ có thể gây ra sự giảm tiết nước bọt và dẫn đến khô miệng, đau, viêm nhiễm, hạn chế cử động nhai nuốt… càng làm người bệnh chán ăn, bỏ bữa ngày càng trầm trọng hơn. Để bổ sung dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư trong tình trạng này, cần lưu ý một số điều sau:

6. Lời khuyên của chuyên gia dinh dưỡng

Rất nhiều người khi phát hiện mình bị mắc ung thư đã chuyển chế độ ăn uống bình thường sang chế độ ăn kiêng khem một cách cực đoan vì lo sợ rằng nếu nạp nhiều chất dinh dưỡng vào cơ thể sẽ khiến bệnh tình phát triển nhanh hơn.

Thậm chí, không ít bệnh nhân ung thư còn nghĩ rằng, với cách tiết thực như vậy có thể ép chết tế bào ung thư và mình khỏi bệnh. Theo các chuyên gia y tế, quan điểm để "tế bào ung thư chết đói" như vậy là vô lý và phản khoa học.

Thực tế, sự phát triển của tế bào ung thư phụ thuộc vào sức đề kháng của cơ thể. Những người có hệ thống miễn dịch tốt, sức đề kháng khỏe sẽ kìm hãm sự phát triển của tế bào ung thư. Ngược lại, những người bệnh đã suy kiệt cả thể lực, sức đề kháng và tinh thần thì ung thư sẽ phát triển nhanh hơn. Vì thế, nếu để cơ thể "đói", người bệnh sẽ chết vì suy nhược cơ thể trước khi chết do bệnh ung thư.

Người bệnh ung thư ăn bất cứ khi nào có nhu cầu nhưng phải đảm bảo đủ lượng và chất dinh dưỡng

Người bệnh ung thư ăn bất cứ khi nào có nhu cầu nhưng phải đảm bảo đủ lượng và chất dinh dưỡng

Vì thế, về việc xây dựng dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư, lời khuyên của chuyên gia dinh dưỡng đưa ra như sau:

Trên đây là những chia sẻ về vấn đề dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư. Điều trị bệnh ung thư là một quá trình lâu dài đòi hỏi người bệnh cần có một sức khỏe tốt. Do đó, một chế độ ăn uống phù hợp đủ dinh dưỡng và năng lượng rất quan trọng, giúp nâng cao sức khỏe, chất lượng sống đồng thời tăng hiệu quả điều trị cho bệnh nhân ung thư.

Tùy từng thể trạng của mỗi người, từng bệnh ung thư lại có những yếu tố khác nhau, thói quen và sở thích ăn uống khác nhau. Do đó, để biết thực đơn cho bệnh nhân ung thư như thế nào mới phù hợp với mình, người bệnh nên gặp bác sĩ dinh dưỡng để được tư vấn, trao đổi và thiết lập một chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư phù hợp cho riêng mình.

Để tìm hiểu thêm kiến thức về các bệnh ung thư, cũng như cách phòng ngừa. Bạn có thể liên hệ Hotline tư vấn 1900 989 993 hoặc tìm thêm thêm chuyên mục: Tầm soát ung thư của Hệ thống phòng khám ALO XÉT NGHIỆM.

Link nội dung: https://tcquoctesaigon.edu.vn/thuc-don-cho-benh-nhan-ung-thu-a41257.html