Viêm gan B: Triệu chứng, nguyên nhân, cách điều trị và phòng tránh

Bệnh viêm gan B sẽ là một trong những thách thức Y tế cộng đồng của thế giới trong thế kỷ 21 và Việt Nam cũng là nước phải đối mặt với thách thức này.

Theo Tổ chức Y tế thế giới, viêm gan là một kẻ giết người thầm lặng. Gây ra bởi một loại virus và không có triệu chứng, nó lặng lẽ gây tổn thương gan trong vài chục năm trước khi kết thúc bằng ung thư gan và xơ gan.

Bệnh viêm gan B khác với bệnh viêm gan A, viêm gan C, viêm gan E, cùng tìm hiểu về viêm gan B trong bài viết dưới đây của BookingCare.

Viêm gan B là gì?

Viêm gan B là bệnh truyền nhiễm, phổ biến toàn cầu do vi rút viêm gan B (HBV) gây ra. Bệnh có thể lây truyền qua đường máu, đường tình dục, từ mẹ truyền sang con. Nếu mẹ nhiễm HBV và có HBeAg (+) thì khả năng lây cho con là hơn 80% và khoảng 90% trẻ sinh ra sẽ mang HBV mạn tính.

Viêm gan virus B có thể diễn biến cấp tính, trong đó hơn 90% số trường hợp người lớn mắc bệnh khỏi hoàn toàn, gần 10% chuyển sang viêm gan mạn tính và hậu quả cuối cùng là xơ gan hoặc ung thư gan.

Việt Nam là nước có tỷ lệ hiện mắc viêm gan B cao, ước tính có khoảng 8,6 triệu người nhiễm virus viêm gan B. Tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B mạn tính được ước tính khoảng 8,8% ở phụ nữ và 12,3% ở nam giới.

Viêm gan B được chia thành viêm gan B cấp tính và viêm gan B mạn tính. Cụ thể như sau:

Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết viêm gan B

Đa số những người bị viêm gan B không có triệu chứng gì rõ rệt và nhiều người không biết họ mang siêu vi trong người. Tuy nhiên, ngay cả khi không có triệu chứng gì, gan vẫn có thể đang bị siêu vi B hủy hoại.

Triệu chứng lúc có lúc không và có thể tương tự như triệu chứng của những căn bệnh khác. Các triệu chứng của viêm gan B cấp và mạn tính có thể gặp bao gồm:

Nguyên nhân mắc viêm gan B

Viêm gan B gây ra do virus HBV. Đây là loại virus có hình cầu, vỏ bao quanh của HBV là lipoprotein có chứa kháng nguyên bề mặt HBsAg.

Virus HBV có thời gian ủ bệnh từ vài tuần đến 6 tháng. Các con đường lây nhiễm chính của virus này tương tự virus HIV, tuy nhiên khả năng lây nhiễm của HBV cao hơn 100 lần so với HIV.

Virus viêm gan B được tìm thấy trong dịch tiết của cơ thể như máu, tinh dịch và dịch tiết âm đạo, có thể ở trong nước bọt. Việc lây viêm gan B chỉ xảy ra khi dịch tiết của người mắc bệnh đi vào cơ thể của người khác. Ngay cả lượng dịch tiết rất nhỏ cũng có thể lây truyền siêu vi.

Tuy nhiên, viêm gan B không lây qua ăn uống, không lây khi dùng chung bát đũa, không lây qua ôm hôn, không lây qua hắt hơi, muỗi đốt.

Một số đối tượng nguy cơ cao có khả năng lây nhiễm viêm gan B như sau:

Thực trạng viêm gan B và C ở Việt Nam
Thực trạng viêm gan B và C ở Việt Nam - Ảnh: SKĐS

Xét nghiệm chẩn đoán viêm gan B

Các bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân thực hiện các xét nghiệm máu để xác định viêm gan B.

Các xét nghiệm chẩn đoán viêm gan B thường được chỉ định bao gồm xét nghiệm cơ bản để chẩn đoán là kháng nguyên bề mặt virus viêm gan B (HBsAg), ngoài ra còn có xét nghiệm kháng thể kháng kháng nguyên bề mặt viêm gan B (HBsAb hay Anti HBs), kháng nguyên vỏ virus viêm gan B (HBeAg), kháng thể kháng kháng nguyên lõi virus viêm gan B (Anti HBc), và xét nghiệm HBV-DNA.

Sau khi tiến hành các xét nghiệm máu chẩn đoán viêm gan, tùy từng trường hợp mà bác sĩ có thể chỉ định người bệnh thực hiện các xét nghiệm khác nhằm xác định mức độ tổn thương gan để có kế hoạch điều trị phù hợp.

Phương pháp điều trị viêm gan B

Với viêm gan B cấp tính và mãn tính sẽ có những phác đồ điều trị riêng:

1. Điều trị viêm gan B cấp tính

Hơn 95% người lớn có hệ miễn dịch khỏe mạnh bị viêm gan B cấp sẽ hồi phục một cách tự nhiên mà không cần điều trị thuốc kháng vi rút. Điều trị viêm gan B cấp chủ yếu là điều trị hỗ trợ:

2. Điều trị viêm gan B mạn tính

Hầu hết người được chẩn đoán sẽ cần điều trị trong thời gian dài. Việc điều trị giúp giảm nguy cơ biến chứng ở gan nguy hiểm và phòng ngừa lây nhiễm cho người khác.

Phương pháp chính để điều trị viêm gan B mạn là sử dụng thuốc kháng vi rút. Loại thuốc này có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của vi rút gây ra viêm gan B, giúp bảo vệ tế bào gan khỏi hư hại nghiêm trọng hơn.

Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc kháng vi rút sẽ kéo dài trong một thời gian rất dài, có thể là nhiều năm hoặc thậm chí cả đời. Người bệnh không nên tự ý ngừng sử dụng thuốc khi chưa được tư vấn của bác sĩ. Việc ngừng thuốc một cách tự ý có thể gây ra tình trạng viêm gan B tái phát, suy gan và thậm chí là tử vong.

Ngoài ra, việc sử dụng thuốc không đều hoặc quên uống cũng có thể khiến vi rút trở nên kháng thuốc, dẫn đến tình trạng gan bị tổn thương và có nguy cơ tiến triển thành xơ gan hoặc ung thư gan.

Sống chung với bệnh viêm gan B

Dưới đây là một số lưu ý khi sống chung với bệnh viêm gan B để đảm bảo sức khỏe cho bệnh nhân đồng thời tránh lây nhiễm cho người thân, cộng đồng:

Phòng tránh viêm gan B

Ngoài ra, người dân cần chú ý bảo vệ và giữ lá gan của mình luôn mạnh khỏe sẽ giúp đẩy lùi tác nhân gây viêm gan B:

Viêm gan B cần được phòng tránh cẩn thận. Tuy nhiên, nếu như không may mắc bệnh, bệnh nhân cần lưu ý các dấu hiệu và đi khám ngay khi phát hiện những biểu hiện ban đầu.

Link nội dung: https://tcquoctesaigon.edu.vn/cach-tri-benh-viem-gan-b-a40033.html