Bệnh Gout: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bệnh gout là một bệnh lý xương khớp phổ biến hiện nay, gây những cơn đau cấp tính và ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt của người bệnh. Hãy cùng tìm hiểu về bệnh Gout và cách một số cách phòng ngừa bệnh nhé!

1Bệnh Gout là gì?

Bệnh Gout (hay còn gọi là Gút, trong tiếng Pháp là Goutte, có nghĩa là giọt nước) nó còn có tên gọi khác là bệnh thống phong.

Đây là bệnh viêm khớp gây ra các cơn đau và sưng khớp, đặc biệt thường gặp ở các ngón chân cái. Gout hình thành do rối loạn chuyển hóa purin (purin - hợp chất hóa học có trong thực phẩm và đồ uống hàng ngày như: các loại thịt có màu đỏ, hải sản, đồ uống có cồn) liên quan đến sự gia tăng của axit uric hay đào thải axit uric dẫn đến ứ đọng các tinh thể muối urat tại các khớp gây viêm.

Bệnh gout được chia làm 4 giai đoạn:

Bệnh gout gây ra bởi tình trạng tăng acid uric máu

Bệnh gout gây ra bởi tình trạng tăng acid uric máu

2Nguyên nhân bệnh gout

Nguyên nhân chính gây ra gout là do tình trạng tăng acid uric máu dẫn đến viêm khớp và đau nhức dữ dội. Một số các nguyên nhân khác như:

Sử dụng nhiều thực phẩm giàu purin: purin sau khi được phân hủy tạo thành acid uric. Khi cơ thể ăn nhiều thực phẩm chứa purin như: thịt đỏ, nội tạng, một số loại đậu, hải sản sẽ gây tăng acid uric trong máu.

Sử dụng đồ uống có cồn, nước ngọt, nhiều đường: Các loại đồ uống có cồn và nước ngọt làm tăng chuyển hóa purin, gây tăng acid uric máu.

Giảm đào thải acid uric do giảm chức năng thận: acid uric tan trong nước và được đào thải qua thận. Sau khi sản sinh ra acid uric nhưng thận không đào thải được hoặc đào thải quá ít qua nước tiểu, từ đó làm tăng nồng độ acid uric trong máu.

Ngoài ra, một số yếu tố dưới đây gây tăng nguy cơ bị bệnh gout:

Purin có nhiều trong các loại thịt đỏ như thịt heo và nội tạng

Purin có nhiều trong các loại thịt đỏ như thịt heo và nội tạng

3Triệu chứng bệnh Gout

Tăng acid uric máu không triệu chứng

Giai đoạn này thường không có triệu chứng rõ ràng, chỉ có nồng độ axit uric trong máu tăng cao.

Thường xuất hiện từ tuổi dậy thì ở năm và sau mãn kinh ở nữ và có thể kéo dài 20-30 năm mà không có triệu chứng gì cho đến khi xuất hiện cơn gout cấp đầu tiên. Hầu hết những người tăng acid uric máu không triệu chứng và chỉ một tỉ lệ nhỏ tiến triển thành bệnh gout

Giai đoạn cấp tính

Những cơn gout ban đầu thường xuất hiện chủ yếu ở một khớp, số ít là một vài khớp. Các triệu chứng đầu tiên là các ngón cái sưng đỏ, gây đau nhức và nóng rát.

Đau thường đột ngột, ban đầu chỉ cảm thấy khó chịu nhẹ trong khớp, rồi diễn tiến đến đau dữ dội kèm sưng tấy, nóng, đỏ, sung huyết quanh khớp, đau nhiều về đêm, hạn chế vận động khớp.

Viêm khớp gout sẽ tập trung ở các khớp, bao gồm mắt cá nhân, bàn chân, đầu gối, cổ tay, khuỷu tay và các khớp nhỏ.

Cơn đau thường xuất hiện khi

Cơn gout cấp thường diện tiến nhanh, đạt mức tối đa trong 24-48 giờ, giảm sau vài ngày thường là 2 - 7 ngày rồi tự khỏi.

Trong viêm khớp gout cấp, có tới gần 40% số trường hợp axit uric trong máu khi xét nghiệm cho kết quả bình thường.

Giai đoạn viêm cấp có tăng acid uric máu cao và đau khớp

Giai đoạn viêm cấp có tăng acid uric máu cao và đau khớp

Giai đoạn giữa các cơn cấp

Ở giai đoạn này, bệnh thường không có triệu chứng. Khoảng cách giữa cơn đầu tiền và các cơn tiếp theo rất khác nhau tùy vào từng bệnh nhân.

Tuy nhiên, nếu không được điều trị, đa số bệnh nhân sẽ có các cơn gout cá tái diễn trong vòng vài năm, càng về sau, khoảng cách giữa các cơn cấp càng ngắn lại.

Viêm khớp gout mạn

Sau khi bị bệnh khoảng 10 - 20 năm với các đợt gout cấp không được chữa trị, bệnh sẽ tiến triển thành gout mạn tính, xuất hiện những cục u nhỏ gọi là hạt tô phi (tiếng Anh gọi là topus).

Do sự tích tụ của các tinh thể muối urat kết tủa trong mô liên kết ở nhiều nơi như: vành tai, cạnh các khớp bị tổn thương.

Các hạt tô phi không đau trừ khi viêm, bội nhiễm và lớp dưới da mỏng có thể nhìn thấy cặn trắng. Người bệnh thường xuất hiện viêm nhiều khớp, kèm biến dạng khớp, teo cơ, cứng khớp.

Bệnh gout mạn tính còn gây ra những biến chứng nguy hiểm làm hẹp khe khớp, tiêu xương, sỏi tiết niệu, suy thận mạn tính. Từ đây nó có thể làm cho người bệnh bị tàn phế suốt đời và nặng hơn là có thể tử vong.

Giai đoạn gout mạn có sự xuất hiện hạt tophi

Giai đoạn gout mạn có sự xuất hiện hạt tophi

4Biến chứng của bệnh gout

Bệnh gout tái phát thường xuyên: người bệnh không được điều trị và tuân thủ phòng bệnh tốt sẽ thường xuyên bị tái phát bệnh gây ảnh hưởng tới sinh hoạt và công việc. Lâu ngày gây các biến dạng khớp, dẫn tới nguy cơ tàn phế.

Sỏi thận: do nồng độ acid uric cao trong máu, gây lắng đọng tinh thể urat không chỉ ở các khớp mà còn ứ ở thận, hình thành nên các sỏi tinh thể sắc nhọn tại bể thận và ống thận.

Sỏi uric có đặc điểm không cản quang nên chỉ có thể phát hiện trên phim chụp UIV hoặc siêu âm thận. Lâu ngày, gây giãn đài bể thận, tổn thương ống thận và giảm chức năng thận, biểu hiện tình trạng suy thận mạn.

Bệnh gout gây biến chứng sỏi thận

Bệnh gout gây biến chứng sỏi thận

5Cách chẩn đoán bệnh

Bác sĩ sẽ khai thác kĩ càng triệu chứng, tiền sử bệnh và các yếu tố nguy cơ khác. Sau đó tiến hành khám khớp để đánh giá mức độ tổn thương và thiết lập chế độ vận động phù hợp.

Ngoài ra bác sĩ sẽ khám các biến chứng đi kèm như sỏi thận, suy thận.

Các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán bệnh gout cũng như loại trừ các bệnh lý khác tại khớp như:

6Khi nào cần gặp bác sĩ?

Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ

Nơi khám chữa bệnh gout

Nếu gặp các dấu hiệu như trên, bạn có thể đến ngay các cơ sở y tế gần nhất, các bệnh viện chuyên khoa Cơ xương khớp. Hoặc bất kỳ bệnh viện đa khoa nào tại địa phương để được thăm khám kịp thời.

Ngoài ra, có thể tham khảo một số bệnh viện lớn, uy tín dưới đây để được chẩn đoán và tư vấn điều trị phù hợp, tránh các biến chứng đáng tiếc xảy ra:

7Cách điều trị bệnh Gout

Điều trị bằng thuốc

Điều trị dự phòng cơn gout cấp

Phòng ngừa khi bắt đầu liệu pháp hạ acid uric máu ( ít nhất 3-6 tháng), hoặc dự phòng lâu hơn cho những bệnh nhân có nhiều cơn gout tái phát song không dùng được các thuốc hạ acid uric máu.Thường sử dụng colchicine liều thấp 0.5mg-1mg uống hằng ngày, sau bữa tối.

Lựa chọn biện pháp điều trị bệnh gout phù hợp

Lựa chọn biện pháp điều trị bệnh gout phù hợp

8Phòng ngừa bệnh Gout

Người bệnh thường có các dấu hiệu cảnh báo trước các đợt gout cấp như đau đầu, mệt mỏi, rối loạn tiêu hóa, tiểu gắt, khó cử động chi dưới, đau bụng, ợ nóng. Đây là thời điểm tốt nhất để điều trị phòng ngừa, không cho cơn gout cấp khởi phát.

Người bệnh cần phải tuân thủ chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, phù hợp để ngăn ngừa yếu tố khởi phát bệnh như sau:

Người thừa cân béo phì phải thực hiện chế độ ăn uống phù hợp để kiểm soát cân nặng cũng như năng lượng trong cơ thể.

Người bệnh cần giảm lượng đạm và tránh các loại thực phẩm giàu purin như: các loại thịt có màu đỏ, nội tạng và hải sản.

Không sử dụng rượu bia và các chất kích thích như cà phê, thuốc lá.

Uống đủ nước mỗi ngày bao gồm cả nước lọc và nước ép hoa quả, sữa,... đặc biệt khuyến cáo sử dụng các loại nước khoáng kiềm để tăng cường bài tiết axit uric qua nước tiểu.

Ăn nhiều rau củ quả như xà lách, cà rốt, khoai tây, dưa gang, dưa chuột, cà chua, trứng, sữa và các chế phẩm phomat trắng không lên men.

Tập thể dục, thể thao để nâng cao sức khỏe, cũng như sinh hoạt điều độ, thư giãn, làm việc nhẹ nhàng, tránh lao động quá sức dễ chấn thương, giảm căng thẳng, mệt mỏi về tinh thần.

Hạn chế hoặc tránh sử dụng thuốc có thể làm tăng acid uric.

Bệnh gout gây đau nhức thường xuyên và có nhiều đợt cấp tái phát gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, thậm chí có nguy cơ gây tàn phế suốt đời. Người bệnh cần tuân thủ theo tư vấn điều trị của bác sĩ: hạn chế các loại thực phẩm giàu purin, kiểm soát lượng acid uric trong máu kết hợp với thay đổi lối sống lành mạnh để phòng các đợt cấp của bệnh.

Link nội dung: https://tcquoctesaigon.edu.vn/benh-gout-la-gi-a39864.html