Trang chủ

Công nghệ thông tin (CNTT) đang là một cái tên chưa bao giờ hết HOT, nhất là trong thời đại công nghệ số bùng nổ như hiện nay. Các chuyên ngành CNTT luôn thu hút được đông đảo các sinh viên theo học. Mỗi ngành học đều có khối kiến thức đặc trưng và đặc điểm thú vị riêng. Hãy cùng QTU tìm hiểu cụ thể hơn về các ngành trong lĩnh vực này.

Ngành công nghệ thông tin là gì?

Công nghệ thông tin hay còn được gọi là Information Technology (IT). Đây là ngành khoa học kỹ thuật sử dụng máy tính, phần mềm máy tính, mạng lưới Internet để lưu trữ, bảo vệ xử lý, trao đổi, thu thập cũng như sử dụng thông tin.

Ngành CNTT sử dụng kỹ thuật máy tính, viễn thông để khai thác các nguồn tài nguyên thông tin. Thông qua việc vận hành hệ thống, dây chuyền sản xuất, kết nối với khách hàng,…

Với những ứng dụng thiết thực trong đời sống, công nghệ thông tin hiện cần một số lượng lớn các nhân lực. Tuy nhiên, đây là một ngành khá rộng, có các chuyên ngành công nghệ thông tin khác nhau. Vì thế, nếu muốn theo học hay tìm kiếm việc làm lĩnh vực này cần xác định các chuyên ngành cụ thể để tìm hiểu.

Top các chuyên ngành công nghệ thông tin

Công nghệ thông tin đang được xem là ngành đào tạo mũi nhọn hướng tới sự phát triển của đất nước. Hiện tại, Công nghệ thông tin vẫn là ngành có nhu cầu tuyển dụng hàng đầu với mức lương hấp dẫn. Nếu đang băn khoăn nên học chuyên ngành nào của công nghệ thông tin thì một số chuyên ngành công nghệ thông tin HOT để các bạn trẻ tham khảo đó là:

1. Khoa học máy tính

Khoa học máy tính thường gọi là Computer Science. Đây là chuyên ngành căn cứ trên toán học và ngôn ngữ máy tính. Ngành được dành cho các bạn trẻ có niềm đam mê nghiên cứu chuyên sâu về công nghệ thông tin, tính năng tính toán của hệ thống máy tính.

Chuyên ngành khoa học máy tính tập trung đào tạo phần lý thuyết thông tin, tính toán cũng như ứng dụng của tính toán vào hệ thống máy tính. Computer Science cũng sẽ học các nguyên tắc cơ bản của các ngôn ngữ lập trình, đại số tuyến tính, thiết kế và phát triển phần mềm.

Cơ hội công việc cho vị trí này vô cùng rộng mở gồm các vị trí như:

2. Công nghệ phần mềm

Công nghệ phần mềm (Software Engineering) là một trong các chuyên ngành công nghệ thông tin nổi bật. Trong thời đại công nghệ 4.0, đa số các lĩnh vực đều được tin học hóa. Vì thế, ngành công nghệ phần mềm trở nên thiết thực hơn bao giờ hết.

Theo học chuyên ngành này, các bạn sẽ học được khả năng xây dựng, chỉnh sửa cũng như phát triển phần mềm dựa trên các công cụ lập trình. Đồng thời, có thể phân tích, đánh giá yêu cầu của dự án đưa ra giải pháp tiếp cận công nghệ mới.

Công nghệ phần mềm sẽ áp dụng công cụ, thành phần phần mềm có sẵn để phát triển các dự án đáp ứng được yêu cầu công việc đặc thù trong từng lĩnh vực cụ thể. Ngoài ra, có khả năng thiết kế, xây dựng, cũng như vận hành, bảo trì, phát triển hệ thống thông tin cho cơ quan, trường học, doanh nghiệp,..

3. Kỹ thuật máy tính

Kỹ thuật máy tính (Computer Engineering) tập trung nghiên cứu, thiết kế, phát triển các linh kiện máy tính như: mạch điện tử, chip,… nhằm phục vụ cho quá trình vận hành các phần cứng.

Chuyên ngành này thu hút các bạn yêu thích, đam mê với việc phát triển hệ thống phần cứng, phần mềm của máy tính. Kỹ thuật máy tính là lĩnh vực của sự kết hợp công nghệ thông tin và điện tử. Lựa chọn kỹ thuật máy tính, các bạn sẽ có cơ hội việc làm hấp dẫn trở thành:

4. Kỹ thuật mạng

Kỹ thuật mạng (Network Technology) là ngành chuyên về quản trị mạng, an ninh mạng, thiết kế mạng phù hợp với từng khu vực và dịch vụ mạng. Qua đó, phát hiện và giải quyết các vấn đề thuộc quản trị mạng.

Sự phát triển của đường truyền Internet là bước tiến mạnh mẽ của công nghệ hiện đại. Điều này thúc đẩy sự phát triển công việc liên quan tới chuyên ngành kỹ thuật mạng. Sinh viên học ngành này sau khi ra trường có thể thực hiện các tác vụ thuộc về quản trị mạng như: Kết nối đường truyền, lưu trữ thông tin, cơ sở dữ liệu,…

5. Hệ thống thông tin quản lý

Hệ thống thông tin quản lý là ngành được biết tới với tên gọi tắt là MIS (Management Information Systems). MIS là ngành học chuyên về nghiên cứu công việc tổng hợp dữ liệu dựa theo nhu cầu của con người, tổ chức, công ty bao gồm vận hành, sản xuất cũng như kinh doanh.

Ngành học kết hợp giữa phần cứng, phần mềm, mạng truyền thông nhằm thu thập, tạo và phân phối các dữ liệu thông tin trong tổ chức, doanh nghiệp. Công việc tập trung vào hoạt động thiết kế, quản trị cũng như vận hành các hệ thống thông tin.

Ngoài ra, ngành học cũng chú trọng phân tích dữ liệu, kết nối với các bên liên quan trong các tổ chức, doanh nghiệp với các chuyên gia công nghệ thông tin. Từ đó, biết cách làm thế nào để doanh nghiệp hoạt động đảm bảo hiệu quả và có lợi thế cạnh tranh hơn.

6. Big Data & Machine Learning

Big Data đã mang tới cho các doanh nghiệp cơ hội tiếp cận, lưu trữ số lượng lớn các dữ liệu. Trên nền tảng dữ liệu đã được thu thập, sở hữu phía doanh nghiệp dễ dàng đưa ra các chiến lược kinh doanh. Từ đó, mở rộng quy mô phát triển trong một thời gian ngắn.

Nhân lực làm việc trong lĩnh vực Big Data là các kỹ sư đảm bảo xử lý khối lượng dữ liệu lớn. Khi theo học chuyên ngành này các bạn sẽ được đào tạo các kỹ năng lập trình, sử dụng các phân tích dữ liệu, thao tác cho các mục đích tiếp thị hay các nhà khoa học Dữ liệu.

7. Robot và trí tuệ nhân tạo

Trí tuệ nhân tạo hay AI trong lĩnh vực khoa học máy tính có cung cấp kiến thức giúp cho con người có thể lập trình cho máy tính có hành vi thông minh như con người. Kỹ sư làm việc trong ngành trí tuệ nhân tạo sẽ thực hiện các công việc như sau:

Đây là một ngành mới, có nguồn nhân lực khan hiếm, trí tuệ nhân tạo là chuyên ngành công nghệ thông tin hấp dẫn với mức lương cao trong ngành. Các vị trí công việc trong ngành trí tuệ AI gồm:

8. Thiết kế lĩnh vực Multimedia/Đồ họa/Game

Đây là ngành có liên quan mật thiết tới nghệ thuật ứng dụng. Các bạn phải sử dụng công cụ, phần mềm đồ họa linh hoạt để biến ý tưởng sáng tạo của bản thân thành sản phẩm là các hình ảnh. Qua đó, truyền tải thông điệp một cách độc đáo, ấn tượng với người xem. Từ đó, thiết kế hình ảnh, nhân vật trong phim hoạt hình, game và tạo nên các sản phẩm đa phương tiện khác.

Khi theo đuổi ngành này, người học sẽ được đào tạo chuyên sâu về kiến thức thiết kế, cách sử dụng công nghệ thông tin trong thiết kế đồ họa, xu hướng phát triển đồ họa. Từ đó, có khả năng sử dụng phần mềm đồ họa tiên tiến để thiết kế thương hiệu, Website, game, phim, ứng dụng trên di động. Cùng với đó là khả năng kết hợp giữa thiết kế với truyền thông, thương mại tạo ra sản phẩm đáp ứng được yêu cầu nền công nghiệp sáng tạo, giải trí hiện đại.

Nên học Công nghệ thông tin ở trường nào?

Với các bạn thí sinh Miền Trung - Tây Nguyên có thể chọn lựa học tại Trường Đại học Quang Trung.

  1. Học bổng khi xét tuyển thẳng dành cho học sinh Trường kết nghĩa: 100% học phí HKI, 2 năm miễn phí ở ký túc xá.
  2. Học bổng xét theo điểm thi THPT: 50% -100% học phí Năm 1 với điều kiện tổng điểm 3 môn tổ hợp từ 18-21 điểm và có học lực năm 12 loại giỏi hoặc 3 năm loại khá.
  3. Học bổng của quỹ khuyến học: Xét theo học lực các học kỳ.
  4. Đối với KTX: sinh viên năm nhất được xét ở KTX miễn phí, riêng học sinh các trường THPT kết nghĩa được ở miễn phí 2 năm.
  5. Sinh viên QTU được học tiếng Anh miễn phí tại Trung tâm tiếng Anh Thiện nguyện (Có giảng viên bản xứ giảng dạy).

Những thông tin trên rất bổ ích, giúp các bạn yêu thích công nghệ có thêm thông tin về các ngành học chuyên ngành công nghệ thông tin và lựa chọn ngôi trường học tập phù hợp để phát triển tương lai sau này.

NH.

Link nội dung: https://tcquoctesaigon.edu.vn/nganh-cong-nghe-thong-tin-co-nhung-chuyen-nganh-nao-a39398.html