Tại sao tiêm dịch vụ không sốt? Có phải vắc xin kém hiệu quả?

Tình trạng không có phản ứng sốt sau khi tiêm vắc xin thường gây lo lắng cho người tiêm chủng về hiệu quả của vắc xin. Tuy nhiên, không bị sốt sau khi tiêm là hiện tượng phổ biến và không phải là minh chứng cho thấy vắc xin kém hiệu quả. Các phản ứng sau tiêm chủng của mỗi người mỗi khác, tùy thuộc vào công nghệ vắc xin cũng như đáp ứng của từng cá nhân, các yếu tố về tuổi tác, giới tính và sức khỏe tổng thể. Bài viết sẽ giải đáp thắc mắc “tại sao tiêm dịch vụ không sốt” và khuyến nghị các phương pháp giúp tăng hiệu quả của vắc xin.

BS Phạm Hồng Thuyết - Quản lý Y khoa vùng 1 Mekong, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC cho biết: “Việc không sốt sau khi tiêm chủng là hiện tượng phổ biến và không đồng nghĩa là người được tiêm chủng không có các phản ứng miễn dịch. Tùy thuộc vào công nghệ sản xuất vắc xin, độ tuổi, giới tính và thể trạng của người được tiêm chủng mà phản ứng sau tiêm vắc xin có thể khác nhau. Ngoài phản ứng sốt, người được tiêm chủng còn có những phản ứng tại chỗ và toàn thân khác báo hiệu hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả.”

tại sao tiêm dịch vụ không sốt

Vắc xin dịch vụ có khác gì với vắc xin trong chương trình tiêm chủng quốc gia không?

Tiêm vắc xin dịch vụ khác với tiêm vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng ở danh mục các loại vắc xin phòng bệnh cụ thể, lịch tiêm chủng, đối tượng được tiêm chủng và dịch vụ tiêm chủng, chăm sóc các phản ứng sau tiêm.

Theo cập nhật mới nhất từ Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM, vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng phòng được 12 bệnh truyền nhiễm phổ biến ở trẻ em bao gồm: viêm gan B, lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, bệnh do vi khuẩn Haemophilus Influenzae tuýp B, sởi, viêm não Nhật Bản, và Rubella. Chương trình tiêm chủng mở rộng tiêm vắc xin miễn phí dành cho trẻ dưới 10 tuổi.

Ngoài những mũi vắc xin phòng các bệnh giống trong chương trình tiêm chủng mở rộng, tiêm dịch vụ còn có thêm các loại vắc xin để phòng ngừa những bệnh nguy hiểm khác, bao gồm thủy đậu, quai bị, viêm gan A, viêm màng não do não mô cầu tuýp A, B, C, Y, W-135, tiêu chảy do Rotavirus, cúm mùa, dại, thương hàn, ung thư cổ tử cung do HPV, bệnh do phế cầu khuẩn, viêm đường hô hấp cấp COVID-19.

Tất cả đối tượng đều có thể được tiếp cận với tiêm dịch vụ. Các điểm tiêm dịch vụ hiện nay đều có nhiều tiện ích giúp người tiêm chủng trải nghiệm tốt hơn, dịch vụ nhắc lịch tiêm, theo dõi sau tiêm… đảm bảo quy trình tiêm chủng an toàn.

Tại sao tiêm dịch vụ không sốt?

Tình trạng tiêm vắc xin không bị sốt không hiếm gặp và không liên quan đến yếu tố tiêm dịch vụ. Việc một người đi tiêm chủng có bị sốt hay không sẽ phụ thuộc vào công nghệ sản xuất vắc xin, độ tuổi, giới tính và tình trạng sức khỏe của người đó.

Hiện nay các loại vắc xin triển khai tiêm dịch vụ đa số là vắc xin được sản xuất với công nghệ mới và thành phần bào chế vắc xin hiệu quả hơn nên ít gây tác dụng phụ nhưng vẫn tạo ra phản ứng miễn dịch mạnh mẽ.

Ví dụ về vắc xin phòng ngừa bệnh ho gà, khác với vắc xin 5 trong 1 trong TCMR chứa thành phần ho gà toàn bào (được biết là gây tác dụng phụ và phản ứng bất lợi sau tiêm chủng nhiều), trong tiêm chủng dịch vụ vắc xin 6 trong 1 chứa thành phần ho gà vô bào, ít gây sốt hơn nhưng vẫn mang lại hiệu quả phòng bệnh cho người tiêm chủng.

Ngoài ra, các nhà khoa học nhận thấy các loại vắc xin thế hệ mới được đưa vào sử dụng (phần lớn được triển khai tiêm tại các điểm tiêm dịch vụ) thường ít gây phản ứng hơn đối với trẻ em, phụ nữ mang thai và người trên 65 tuổi.Giới tính cũng có thể đóng một vai trò ảnh hưởng đến phản ứng phụ sau tiêm chủng.

Trong một nghiên cứu ở Mỹ, 79% báo cáo về tác dụng phụ là từ phụ nữ. Một giả thuyết được đặt ra là do testosterone. Testosterone có xu hướng làm giảm tình trạng viêm và do đó có thể ảnh hưởng đến việc bị sốt sau tiêm vắc xin. Đàn ông có nhiều testosterone hơn phụ nữ, điều này giải thích vì sao đàn ông ít báo cáo về tác dụng phụ hơn. [1]

Những người mắc các bệnh viêm mạn tính, chẳng hạn như viêm khớp dạng thấp, bệnh viêm ruột và bệnh đa xơ cứng, đang dùng thuốc ức chế miễn dịch để kiểm soát các triệu chứng, có thể gặp ít tác dụng phụ hơn do phản ứng viêm bị giảm bớt. Mặc dù phản ứng miễn dịch bị suy giảm nhưng không có nghĩa là không có khả năng miễn dịch chống lại bệnh tật.

Trong một nghiên cứu năm 2020 so sánh nồng độ kháng thể ở những người dùng thuốc ức chế miễn dịch với những người không dùng thuốc, người ta xác định rằng những người dùng thuốc ức chế miễn dịch tạo ra lượng kháng thể thấp hơn nhưng tất cả đều có kháng thể kháng virus.

khám lâm sàng trước khi tiêm

Tiêm vắc xin dịch vụ không sốt có nghĩa là không hiệu quả đúng không?

Câu trả lời là KHÔNG. Không phải ai cũng bị sốt khi phản ứng với vắc xin và không bị sốt không có nghĩa là vắc xin đang không kích hoạt các phản ứng miễn dịch của cơ thể.

Sốt là một trong những phản ứng phụ phổ biến sau tiêm chủng, tuy đó là bằng chứng cho thấy hệ miễn dịch đang phản ứng với vắc xin, nhưng cần lưu ý sốt không phải là bằng chứng duy nhất. Ngoài sốt, người tiêm chủng có thể trải qua một số phản ứng phụ nhẹ khác như:

Tất cả các triệu chứng của phản ứng phụ nêu trên là báo hiệu cho thấy cơ thể đang xây dựng kháng thể phòng chống bệnh tật. Nhưng ngay cả khi một người không cảm thấy bất kỳ phản ứng phụ nào sau tiêm, kháng thể của họ vẫn hình thành nếu họ tiêm vắc xin đầy đủ tại cơ sở tiêm chủng uy tín. Trong một nghiên cứu tại Johns Hopkins Medicine (Mỹ), họ nhận thấy cho dù khách thể của nghiên cứu có triệu chứng hay không, 99,9% những người tham gia đều phát triển kháng thể chống lại COVID-19 sau ít nhất 14 ngày tiêm liều vắc xin thứ hai. [2]

Sau khi tiêm chủng cần quan tâm những gì?

1. Theo dõi tại cơ sở tiêm chủng ít nhất 30 phút

Trẻ em và người lớn đều cần được theo dõi tối thiểu 30 phút tại cơ sở tiêm chủng, bao gồm:

2. Theo dõi các triệu chứng trong ít nhất 48 giờ

Người được tiêm chủng phải theo dõi chặt chẽ các triệu chứng tại nhà trong ít nhất 48 giờ sau tiêm về toàn trạng, tinh thần, nhịp thở, nhiệt độ cơ thể, chỗ tiêm,… Quá trình theo dõi này rất cần thiết để kịp thời tìm kiếm sự hỗ trợ y tế nếu có phản ứng bất lợi hoặc bị tác dụng phụ nặng hơn.

Để chăm sóc trẻ nhỏ sau khi tiêm chủng, ba mẹ cần:

Cần đưa ngay người được tiêm chủng tới cơ sở y tế gần nhất nếu có các biểu hiện sau:

⇒ Tìm hiểu thêm: Tại sao phải theo dõi phản ứng sau tiêm vắc xin?

quan sát phản ứng sau khi tiêm

3. Quan sát các triệu chứng bình thường và bất thường

Những phản ứng phụ sau tiêm vắc xin là rất phổ biến, các triệu chứng thường nhẹ, thoáng qua và sẽ tự khỏi trong vòng 1 - 2 ngày:

Tác dụng phụ nghiêm trọng từ vắc xin là cực kỳ hiếm gặp (tỷ lệ 0,0001% theo ước tính của các chuyên gia y tế). Người tiêm chủng hãy đến cơ sở y tế gần nhất nếu gặp phải các triệu chứng như khó thở, tim đập nhanh và mạnh, chóng mặt và suy nhược, sưng mặt và cổ họng, phát ban nặng trên khắp cơ thể.

⇒ Xem thêm: Các phản ứng phụ của vắc xin từng loại từ nhẹ đến nặng và cách hạn chế

4. Xử lý các phản ứng thông thường sau tiêm vắc xin

Để giảm bớt các phản ứng thông thường sau tiêm chủng, người được tiêm chủng có thể áp dụng một số biện pháp chăm sóc tại nhà như sau:

⇒ Tìm hiểu thêm: Những điều cần biết sau tiêm chủng

Cần làm gì để nâng cao hiệu quả phòng bệnh của vắc xin?

Để nâng cao hiệu quả phòng bệnh của vắc xin sau tiêm chủng, mỗi người có thể chủ động thực hiện các biện pháp như sau:

1. Tuân thủ phác đồ tiêm chủng, tiêm vắc xin đầy đủ, đúng lịch:

2. Tạo thói quen vệ sinh cá nhân tốt:

3. Xây dựng lối sống lành mạnh:

4. Tránh, hạn chế tiếp xúc với các mầm bệnh:

5. Cập nhật thông tin về dịch bệnh và tiêm chủng:

Bằng cách thực hiện những biện pháp nêu trên, các cá nhân có thể đóng góp vào tính hiệu quả của vắc xin trong việc ngăn ngừa bệnh tật không chỉ cho bản thân mà còn cho cộng đồng, giúp đạt được các mục tiêu sức khỏe và bảo vệ những nhóm đối tượng dễ bị tổn thương trước mầm bệnh như trẻ em, người cao tuổi, người có bệnh nền, phụ nữ mang thai và người bị suy giảm hệ miễn dịch.

Tóm lại, với thắc mắc “tại sao tiêm dịch vụ không sốt”, câu trả lời đó là tùy thuộc vào công nghệ sản xuất vắc xin, thành phần bào chế vắc xin và các yếu tố cơ thể mà có thể không có phản ứng sốt sau tiêm vắc xin. Để nâng cao hiệu quả của vắc xin, cá nhân cần đảm bảo tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch các mũi vắc xin, kết hợp với các biện pháp phòng ngừa khác như giữ gìn vệ sinh tốt và tuân thủ các hướng dẫn về sức khỏe cộng đồng, tăng cường sức đề kháng trước mầm bệnh.

Link nội dung: https://tcquoctesaigon.edu.vn/bi-mat-dan-ong-tap-1-a38366.html