Tiết Thanh minh vào khi nào? Cách cúng Tết Thanh minh chuẩn, đầy đủ

Tết Thanh minh là một trong những nét đẹp trong truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, báo hiếu, bày tỏ lòng thành kính của con cháu đến tổ tiên. Vào ngày này, những người còn sống thường sắp xếp về dọn dẹp, sửa sang lại phần mộ của tổ tiên mình; mong những người đã khuất được an ổn.

Vậy Tết Thanh minh vào thời gian nào, cần làm gì để người đã khuất được phúc báu an lành. Dưới đây là những thông tin hữu ích cho quý vị về ngày lễ này!

Thanh minh vào thời gian nào?

Trong truyện Kiều của Nguyễn Du có câu:

“Thanh minh trong tiết tháng ba

Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh.”

Như vậy, Tết Thanh minh đã đi sâu vào tiềm thức người dân Việt, thường bắt đầu vào khoảng đầu tháng Ba (Âm lịch).

Tết Thanh minh là gì?

Tết Thanh minh là những ngày tưởng nhớ đến người thân đã mất bằng cách chăm sóc, dọn dẹp sạch sẽ phần mộ của họ. Nếu như người thân của mình còn ở trong cõi ngạ quỷ, hương linh thì họ vẫn được yên lòng.

Đây là ngày lễ mang ý nghĩa nhân văn, thể hiện sự quan tâm, tấm lòng biết ơn của người còn sống đối với người đã khuất.

Xem thêm: Cõi ngạ quỷ là gì và họ tác động tới con người thế nào?

Dân gian quan niệm “sống có nhà, chết có mồ”. Tức là đối với người khuất thì mộ là nhà; đối với người sống thì ngôi mộ giúp ta có cảm giác được gần gũi và thể hiện tình cảm với những người đã khuất.

Các gia đình thường sửa sang lại mộ phần của gia tiên trong dịp Tết Thanh minh (ảnh minh họa)

Các gia đình thường sửa sang lại mộ phần của gia tiên trong dịp Tết Thanh minh (ảnh minh họa)

Tết Thanh Minh làm gì để được nhiều phúc báu?

Theo quan niệm Phật giáo, ở mỗi nơi, mỗi trú xứ đều có những vị thần oai đức, oai lực. Khi chúng ta tạ lễ ở mộ, nếu như hương linh đã khuất vẫn ở đó, thì họ sẽ được nương tựa vào oai lực của các vị thần.

Ngoài ra, nếu người thân đã khuất chưa siêu thoát, chúng ta tụng kinh để hương linh được giác ngộ, nương tựa Tam Bảo, nghe Pháp và không chấp vào phần mộ thì sẽ giúp họ chuyển tâm, sớm được giải thoát.

Xem thêm: Cầu cho người chết được siêu thoát nên làm như nào?

Trong bài kinh “Làm giàu” (trích kinh Nikaya) cũng có đoạn: “Lại nữa, này gia chủ, vị Thánh đệ tử kiếm được tài sản nhờ nỗ lực tinh tấn... Vị ấy có thể hiến cúng cho bà con, cho khách, cho hương linh đã chết; hiến cúng cho vua và chư Thiên. Đây là lý do thứ tư để gầy dựng tài sản”.

Chính các vị chư Thiên, các hương linh, ngạ quỷ mà chúng ta bố thí, sẽ hộ trì cho chúng ta. Nếu sắm sửa đồ lễ từ việc làm thiện lành, không sát mạng chúng sinh để cúng lễ; cúng dường Tam Bảo để hồi hướng, tri ân các vị thần; thì chúng ta cũng sinh ra những phước báu thiện lành.

Cúng lễ các vị thần linh giúp người đã khuất được thêm phước báu

Cúng lễ các vị thần linh giúp người đã khuất được thêm phước báu

Cúng Thanh minh cần chuẩn bị những gì?

1. Cúng Thanh minh ngoài mộ

Hương, hoa, quả (loại quả thì tùy ý và không quy định số lượng là bao nhiêu), nước trắng, xôi hoặc bát cơm trắng, bánh kẹo tùy ý.

Mâm cúng lễ Tết Thanh minh ngoài mộ (ảnh minh họa)

Mâm cúng lễ Tết Thanh minh ngoài mộ (ảnh minh họa)

2. Cúng Thanh minh tại nhà

2.1. Đồ lễ

- Cúng Phật: Sắm đủ hoặc tùy duyên các loại: Hương, hoa, trà, quả, thực: (xôi, chè hoặc bát cơm trắng.)

- Cúng chư Thiên, Thần Linh: Sắm lễ như cúng Phật.

- Cúng hương linh, gia tiên: Sắm đủ hoặc tùy duyên: Hoa, quả, một mâm cơm (chay: rau, củ, quả; hoặc nếu là mâm cơm mặn thì chỉ nên có thịt tịnh nhục: thịt của chúng sinh đã chết, nhưng không do tự tay giết hoặc xui người khác giết hại).

Lưu ý:

- Hương: tùy duyên dùng hương cây, hương trầm… hoặc không có hương thì dùng tâm hương.

- Hoa: Các loài hoa có hương thơm (không kiêng về tên hoa và số lượng).

- Trà: Nước trà tỏa hương. Nếu không có nước trà thì có thể cúng bằng nước trắng.

- Quả: Số lượng tùy ý không kiêng kị 2 quả hay 4 quả,… và nên có loại quả chín thọ thực được.

2.2. Địa Điểm Bày Lễ

- Trường hợp chưa có bàn thờ: Sắp 1 bàn, để 3 cốc gạo, sắm 3 lễ bày trước cốc gạo: cúng Phật, cúng Thần Linh, cúng gia tiên.

- Trường hợp có bàn thờ:

+ Chỉ có bàn thờ Phật: Sắp thêm 2 cốc gạo bày hai bên cạnh/dưới nơi thờ Phật: 1 cốc để cắm hương bày lễ cúng Thần Linh, 1 cốc để cắm hương bày lễ cúng gia tiên.

+ Chỉ có bàn thờ thổ công: Sắp thêm để cúng Phật và hương linh tương tự như trên.

+ Chỉ có 1 bàn thờ hương linh: Sắp thêm để cúng Phật và chư Thiên, chư Thần Linh tương tự như trên.

Văn khấn Tết Thanh minh ngoài mộ và ở nhà

>> Nghi thức (bấm vào link): https://chuabavang.com/nghi-thuc-cung-le-thanh-minh-d2463.html

Tết Thanh minh không chỉ là cơ hội để các gia đình được quây quần, mà còn là khoảng thời gian tưởng nhớ đến những người đã khuất. Mong rằng những thông tin trên đây sẽ cung cấp đầy đủ thông tin hữu ích cho quý vị!

Cùng xem thêm các bài viết trên website chùa Ba Vàng để có thêm những thông tin về cách sắm lễ, cách cúng được nhiều phúc lành nhé!

Link nội dung: https://tcquoctesaigon.edu.vn/thanh-minh-vao-thang-may-a38142.html