Chuyện tâm linh trong thời đại hiện nay không còn được tin tưởng như trước mà thay vào đó là những lí giải bằng khoa học. Tuy nhiên, không phải câu chuyện nào cũng được khoa học lí giải. Chuyện tâm linh kỳ bí nhưng có thật tại Tràng An, Côn Đảo, An Giang và Lạng Sơn là một trong những điều mà khoa học chưa thể giải thích, hãy cùng tìm hiểu nhé!
Ông Son kể lại, hồi còn thanh niên, ông thường vào hang Bói săn sơn dương. Hang đó có nhiều vỏ ốc, ông cho rằng ở đó có người xưa ở, nên đưa vào làm điểm tham quan sẽ thú vị. Chính tại hang này, mới đây các nhà khảo cổ đào hố thám sát đã phát hiện bộ xương người có tuổi khoảng 7.000 đến 10.000 năm.
Trên đường đến hang Bói, ông Son nghe thấy tiếng kêu rinh rích. Thấy sự việc lạ vì đây là nơi hoang vu, lần theo tiếng kêu, ông Son phát hiện một con cua rất to, màu vàng, chưa từng thấy bao giờ. Ông nhấc con cua lên ngắm nghía, nó vẫn phát ra tiếng kêu rinh rích. Một cậu thợ trong nhóm của ông trông thấy thích quá, xin ông được mang cua về. Ông liền đưa cho cậu và tiếp tục tiến vào hang Bói. Ngay sau cửa hang Bói có một tảng đá, khá giống cái ngai vàng.
Ông Son cùng một nhóm người từ từ tiến vào hang và ông kinh ngạc khi vừa vào đến cửa hang, bất chợt gặp trên tảng đá hình ngai ấy có 2 con rắn đang vắt vẻo. Một con màu đỏ, thân to, đầu có mào. Một con màu xanh, nhỏ hơn, nằm uốn khúc, gối đầu lên lưng con đỏ. Ông Son rối bời bởi ông theo chủ nghĩa duy vật, không mấy tin tưởng vào những chuyện tâm linh như thế này.
Ông liền khấn rằng: “Nếu là Ngài đội lốt, không cho con làm nữa, con sẽ dừng công việc lại. Nhưng nếu Ngài hiện lên, ghi nhận những chuyện con đã làm cho Tràng An thì mong Ngài cho phép con được ghi lại hình ảnh của Ngài”.
Khấn xong rồi ông Son và đội thợ tiếp tục công việc của mình. Khoảng tầm 2h chiều, quay lại hang Bói, ông Son dựng tóc gáy khi thấy con rắn có mào vẫn hiện diện ở tảng đá ấy. Nhận thấy được cho phép ghi hình, ông Son đứng từ xa zoom lại, quay rõ hình ảnh con rắn có mào - loài rắn tưởng như chỉ có trong huyền thoại.
Ông Son tâm sự: “Chính việc được nhìn thấy và ghi lại hình ảnh rắn có mào khiến ông mất thăng bằng. Bởi thực lòng ông không tin vào mấy câu chuyện tâm linh nhưng sự việc xảy ra khiến ông suy nghĩ lại và tin rằng có một lực lượng thiên âm nào đó đang âm thầm hỗ trợ công việc của ông”.
Ông Son kể lại câu chuyện gặp một xác chết khoảng 5 - 6 năm mà còn nguyên vẹn hình dáng như thể câu chuyện mới xảy ra ngày hôm qua. Ông nhớ như in đó là một thi thể đàn ông, mặc quần đùi. Ông cho biết, sáng hôm ấy trước khi vào hang Bói (nơi mà sau này các nhà khảo cổ học quốc tế đã tìm thấy những dấu ấn người tiền sử cách ngày nay khoảng 10.000 năm - PV), tự nhiên ông xuất hiện linh cảm lạ.
Ông nhắc đoàn đi cùng chuẩn bị xôi, rượu, bàn thờ, bát hương, tiền vàng để làm lễ. Hang này đã có một nhóm xuống khảo sát nhưng chỉ rất qua loa. Hôm ấy ông quyết định tự xuống tận đáy để khảo sát vì ông rất nghi ngờ động này.
Không biết hang động sâu như thế sao vẫn thấy khói, thấy gió ở dưới thổi lên, cảm giác như sâu vài chục mét và chắc chắn có một lối nào đó đi ra ngoài thung nên sẽ tìm được lối đó để tạo đường đi lại cho thuận tiện. Nghĩ là làm.
Ngay khi làm xong các thủ tục cúng sơn thần, thổ địa, ông trực tiếp đu dây khoảng 20 - 25m, cầm camera và đèn soi khắp hang động. Ông chủ yếu đi tìm xem chỗ nào có ánh sáng, chỗ nào có khe hở để gió thổi vào. Thấy lòng hang rộng mênh mông, ông lấy thước ra đo. Ngay cửa hang rộng chừng khoảng 200m2, sâu xuống chút nữa thì khoảng rộng lên đến 600m2.
Đang soi đèn thì ông Son thấy một cậu chạy bán sống bán chết lên, mặt mày tím ngắt thông báo có người chết, lại cho rằng mới chết.
Ông Son kể lại: “Tôi ngạc nhiên, đi xuống xem, đúng là có người chết ở đấy, toàn thân phủ một lớp mốc trắng, to đúng như người bình thường, chỉ có bụng là bị lép kẹp lại. Trong quá trình nạo vét bùn, lòng thung, tôi đã bốc khá nhiều hài cốt nhưng đây thì thực sự là sự lạ".
"Người này còn nguyên vẹn nên tôi không dám vác ra, sợ mang tiếng giết người nên tôi lệnh cho cả đoàn lục tục quay về và tìm cách báo với công an lên điều tra. Khi làm các khám nghiệm pháp y thì được biết người này đã chết khoảng 5-6 năm”.
Ông Son trầm giọng xuống, bày tỏ: “Đến bây giờ tôi vẫn không thể hiểu được tại sao lại có người có thể lọt vào động này và chết ở đấy. Điều này cũng khiến tôi nghĩ ngợi, không hiểu có chất gì hay sự bí ẩn nào đó mà một người đã chết khoảng 5-6 năm vẫn còn nguyên hình hài như thế, chỉ có một lớp mốc trắng phủ lên trên và chiếc bụng lép, thể hiện sự không có thức ăn trong một thời gian dài..."
Hai câu chuyện trên cùng rất nhiều những sự lạ khác nữa xảy ra trong 6 năm ông cùng những người địa phương tiến hành xây dựng Khu du lịch Tràng An đã để lại cho ông rất nhiều điều đáng suy ngẫm. Chắc hẳn khu vực này rất linh thiêng và còn quá nhiều bí ẩn mà ông chưa thể khám phá...
Côn Đảo là Đảo Tù nổi tiếng với hệ thống nhà tù gồm 127 phòng giam, 42 xà lim, 504 phòng biệt lập như Chuồng Bò, Chuồng Cọp thời Pháp- Mỹ và 18 Sở tù quản lý để đày ải người tù làm lao dịch khổ sai.
Nơi đây có đến 20.000 linh hồn chắc vẫn còn lạc lối, hai trại tử tù man rợ và ngôi mộ chị Võ Thị Sáu linh thiêng. Trong đó chỉ có 1907 người có mộ, trong số mộ chỉ có 702 ngôi mộ có tên. Nghĩa là ở Côn Đảo tử tù chết chồng lên nhau, bất cứ một tấc đất nào cũng có hài cốt người tử tù năm xưa. Từ đó, những câu chuyện ma ở Côn Đảo linh thiêng quanh nhà tù khiến cho nhiều người sợ hãi:
Chuồng Cọp được dân trong vùng xem là nơi xảy ra nhiều hiện tượng bí ẩn và kì lạ. Đây là trại giam được Mỹ xây dựng để giam giữ và tra tấn những người theo cách mạng. Vào buổi tối, nơi đây như có tiếng nói, tiếng bước chân hay tiếng la hét…
Người dân ở Côn Đảo kể rằng, nếu lắng nghe kỹ vào ban đêm sẽ thấy được những tiếng la hét, thê lương vang vọng vào đúng thời khắc 23h59’. Những tiếng la ó này vang vọng trong không gian vô cùng thảm thiết và ám ảnh, rùng rợn.
Theo lời kể của các cụ già tại Côn Đảo, nguyên nhân của những tiếng kêu này là do trước đây, trên Côn Đảo có một bệnh viện lớn chữa trị cho các bệnh nhân chiến tranh. Do thời đó thuốc men thiếu thốn, các vết thương không có thuốc tê hay thuốc gây mê nên vô cùng đau đớn. Nỗi đau tận xương, tận tụy đó họ không thể nào quên và những vong linh đấy vẫn còn kêu khóc thảm thiết về nỗi đau cũ của mình.
Chính vì vậy mà linh hồn của những người tử vong vẫn còn vương vất và kêu la thảm thiết cho đến tận ngày nay. Tuy nhiên, các bạn đừng sợ hãi, nếu là người có tâm muốn đến Côn Đảo để tri ân những người đã khuất thì những lời đồn chuyện ma ở Côn Đảo không thể làm khó được bạn.
Chị Sáu - người con gái của Việt Nam, đã ăn sâu vào ký ức của từng người dân ngay từ khi đi học. Câu chuyện trước lúc hy sinh vẫn ca hát yêu đời khiến chúng ta nhớ mãi hình ảnh chị Võ Thị Sáu kiên cường, bất khuất. Nhưng ở thời bình người ta lại được biết nhiều hơn về vong hồn linh thiêng. Cứ hễ mỗi lần nghe lại câu chuyện về chị, là một lần da gà gai ốc lại nổi lên.
Tại Côn Đảo, mộ của chị Võ Thị Sáu tại nghĩa trang Hàng Dương, ngay dưới một gốc cây Dương mất ngọn, cành hướng về phía Bắc, không có bia khắc về tên tuổi, mà chỉ duy nhất một tấm tôn gỉ ghi rõ số tù. Thời gian qua đi, người người đến thăm mộ của chị nhiều hơn, bia đá cũng được hình thành “Mộ đã có tên, tuổi cũng được thấy, xuất xứ cũng rõ ràng, du khách trên thế giới sẽ không còn bị ngỡ ngàng nếu muốn tìm hiểu về chị.
Ngay cả trong quá khứ đau thương sau khi xử bắn chị, lũ giặc vẫn còn run sợ. Những người tù già ở Côn Đảo kể rằng, sau khi hành quyết Võ Thị Sáu, người lính lê dương già bỏ ăn suốt hai ngày. Ông ngồi suốt đêm ở gốc bàng đầu Cầu Tàu. Thẫn thờ, hốc hác. Ông tâm sự với người tù làm bồi: “Đôi mắt cô gái đã ám ảnh tôi, và có thể sẽ ám ảnh tôi suốt đời. Tôi phải bỏ nghề, tôi không thể bắn được nữa!”.
Giai thoại về Mộ Võ Thị Sáu (được tổng hợp từ nhiều nguồn tin) như sau:
Cô Liễu vợ của tên giám thị Ruby người đã ngất xỉu khi chứng kiến cuộc hành hình chị Sáu, kể rằng: vì tò mò nên đúng đêm 30 Tết mang hương hoa lên thắp nhang trước mộ chị Sáu thì bỗng dưng thấy có người con gái mặc áo trắng bước từ trong mộ đi ra, cô Liễu thấy vậy vội quỳ xuống lạy lấy lạy để. Suốt quãng đường về nhà đi tới đâu cô Liễu cũng thấy bóng cô gái trước mặt. Cô Liễu về kể lại với chồng, vậy nên cả hai vợ chồng năm đó bắt đầu lập bàn thờ chị Sáu ở nơi trang nghiêm nhất, sớm hôm lo hương khói.
Câu chuyện khiến nhiều người rùng mình tiếp đó là một người lính từng nổi điên lấy búa tạ đập vỡ tấm bia mộ chị Sáu. Đêm đó bỗng dưng sấm sét đùng đùng, trời nổi cơn giông bão tối trời tối đất. Người lính đó tự nhiên đội áo mưa đi ra phía nghĩa trang rồi bị sét đánh chết tím tái và cháy xém như cục than ngay dưới chân phần mộ Chị.
Một trường hợp khác cũng tương tự, người này tên là Nghị mới bị đày ra Đảo làm trật tự an ninh, chưa biết oai linh lại đập phá bia mộ. Hắn đập nát bia, đập luôn lư hương và hai bình cắm hoa. Tất nhiên hôm sau tấm bia mộ mới lại được dựng lên. Còn tên Nghị thì ít hôm sau người ta thấy hắn gầy tóp lại, vật vờ dọc đường phố gần nhà thương. Hắn sốt li bì, không ăn uống gì được và đưa vào nhà thương Côn Đảo nhưng không chữa được, làm giấy chuyển hắn vào Chợ Quán. Ba ngày sau hắn chết.
Hay như tên chúa Đảo Bạch Văn Bốn thời Mỹ - Diệm là tên chúa đảo đầu tiên khét tiếng chống cộng, cưỡng áp tù nhân ly khai cộng sản. Trong suốt 4 năm làm tỉnh trưởng Côn Đảo đã có 500 tù nhân bị giết. Hắn biết chuyện chị Sáu linh thiêng, nhưng hắn cho là luận điệu tuyên truyền của Việt Cộng, cấm không cho viếng thăm mộ.
Vào một đêm khuya, hắn mở cửa Dinh ra sân và thấy một người con gái bước ra Cầu Tàu, hắn rút súng cầm tay. Chợt cô gái quay lại, bước tới và nhìn thẳng vào mắt hắn. Sợ quá, hắn bủn rủn tay chân, để rơi khẩu súng hớt hải chạy vào nhà, đóng cửa lại và cầu nguyện. Từ đó hắn rất sợ và cũng không ai dám bén mảng tới chọc phá mộ phần Chị nữa.
Sau đó, một tỉnh trưởng khác tên Tăng Tư lập bàn thờ chị Sáu tại tư dinh, và không dám tàn nhẫn với tù nhân. Tăng Tư đã một lần dùng oai linh Chị để xử kiện. Hai tên giám thị nghi ngờ nhau ăn trộm, làm đơn kêu kiện. Tăng Tư ra lệnh, hai đứa nhảy lên xe lên mộ Cô Sáu mà thề. Đứa nào gian cô Sáu biết ngay. Thế là có đứa sụp xuống nhận tội!
Chính tên Tăng Tư này đã về Chợ Lớn đặt một tấm bia mộ Võ Thị Sáu bằng cẩm thạch chở ra Đảo, làm lễ đặt bia rất long trọng. Tấm bia mộ bằng đá cẩm thạch đó dùng được 9 năm, lại một tên tù tên là Sước nghênh ngang vác búa đập phá. Sáng hôm sau, thấy vắng Sước, người ta đi tìm thì thấy hắn đã nằm chết trên một tảng đá to phía bờ biển.
Cho đến nay, người dân Côn Đảo bảo rằng họ đã từng nhìn thấy cô Sáu bước ra từ cây dương mỗi tối. Cô mặc áo dài trắng, lướt qua từng đường phố, hiện lên trước cửa từng nhà, nhìn tận mặt từng người. Sau khi giám sát mọi việc thiện ác trên đảo, cô Sáu lại trở về biến hình vào cây dương khi trời chưa sáng, trước lúc mọi người thức dậy, đến nghĩa trang Hàng Dương, thắp hương, cắm hoa trước mộ cô trước khi đi làm việc.
Nơi cô yên nghỉ là vị trí đẹp trên mảnh đất này, ngoài nghe tiếng gió biển, trong ngùn ngụt khói hương, hoa quả của những người hành hương đến lễ chị nhiều không đếm nổi. Cô thiêng mà, luôn phù hộ cho mọi người tai qua nạn khỏi, phú quý giàu sang, mở mang kiến thức để thúc đẩy nước nhà phồn vinh. Hàng ngày trên ngôi mộ linh thiêng ấy luôn có nhiều hoa tươi trên đảo nhưng cũng không ai biết ai đã mang tới, và mang tới khi nào.
Mộ phần chị Võ Thị Sáu tại Nghĩa trang Hàng Dương
Chuyện lời hứa
Ông Lê Hữu Hòa, cán bộ kiểm lâm Côn Đảo kể về câu chuyện đời mình:
“Tôi năm nay 57 tuổi, tính đến nay, đã có 33 năm công tác trên đảo. Hồi đó, tôi không làm kiểm lâm, mà là giáo viên ở đất liền, được “biệt phái” ra dạy bổ túc văn hóa. Sau đó, trời xui đất khiến, tôi “phải lòng” một cô học trò trong lớp, cũng là một viên chức công tác ở huyện. Sau khi học xong lớp bổ túc này thì chúng tôi nên duyên vợ chồng.
Nhưng sau đó, chúng tôi mãi chẳng có con, tôi mới đánh liều khấn thầm là nếu các vị anh hùng trên đảo linh thiêng phù hộ, cho tôi một đứa con thì tôi tình nguyện ở lại đảo không phải vài 3 năm như kế hoạch mà 30 năm cũng được. Ai ngờ sau đó chúng tôi có con thật. Rồi bên kiểm lâm thiếu nhân sự, điều tôi sang. Thời gian cứ thế cuốn đi, quay qua quay lại, hơn 30 năm trôi qua, tôi vẫn ở đây. Không biết có phải do trùng hợp hay lời khấn nguyện của tôi linh ứng?”
Chuyện những tên trộm bỏ xác trên biển
Điều đặc biệt trên Côn Đảo là những chiếc xe máy không bao giờ phải khóa, có thể để ở bất kỳ đâu mà không có người trông coi. Lý giải về vấn đề này cũng có nhiều câu chuyện dài. Ông Lê Minh Chương (Sáu Chương), nguyên cán bộ phụ trách Văn hóa - Thông tin huyện Côn Đảo, một trong 7 cựu tù Côn Đảo còn trụ lại hòn đảo này kể câu chuyện:
“Hồi đó, chú nhớ là năm 1990, trên đảo còn khó khăn lắm. Không chỉ khó khăn về vật chất, mà cả tinh thần cũng thiếu thốn. Ra đây chẳng khác nào Robinson trên đảo hoang. Mỗi 2 tháng tàu mới ra tiếp tế 1 lần, ấy là khi sóng yên biển lặng.
Cả đảo chỉ có 1 chiếc ti vi rất to. Rồi có một anh bạn của chú, khi đó công tác ở huyện Duyên Hải (Cần Giờ, TP.HCM ngày nay - PV), ra thăm đồng đội, thấy tình cảnh trên đảo như vậy thì thương. Thế là anh ấy về huy động nhiều nơi mua được 2 chiếc xuồng gắn máy nhỏ, mang ra tặng đảo để làm phương tiện đi lại giữa các đảo nhỏ, khi cần kíp thì có phương tiện tức thì. Mọi người mừng lắm.
Hai chiếc xuồng neo đậu ở bến tàu 914, làm mái che hẳn hoi. Nhưng chỉ buộc dây thôi chứ chẳng có bảo vệ gì, vì có ai nghĩ sẽ bị mất trộm đâu. Ấy vậy mà mất thật…Sau một ngày quần quanh các đảo, anh em tìm thấy 3 người chết đuối trôi dạt vào mấy đảo nhỏ, ngoài những vết thương do cá rỉa, cả 3 đều mất cả 2 bàn tay. Rồi hôm sau, lại thấy 2 chiếc xuồng nổi lập lờ gần đó. Đó chỉ là một trong số những chuyện xảy ra trên đảo mà tôi chứng kiến. Nhưng có điều chắc chắn rằng nếu lên đảo mà làm bậy, thì thế nào cũng gặp hậu quả.”
Mặc dù những giai thoại linh thiêng về du lịch Côn Đảo ngày càng xuất hiện nhiều nhưng nếu chúng ta là người có tâm hướng thiện thì đừng lo lắng về bất kỳ điều gì trên hòn đảo này. Ngược lại, đi lễ cô Sáu còn trở thành điểm đến tâm linh “thiêng” nhất cả nước, đến đây chúng ta còn dễ dàng gặp được các nghệ sĩ Việt đi lễ mộ cô.
Những lưu ý khi đi du lịch Côn Đảo lễ tạ mộ cô Sáu linh thiêng
- Nghĩa trang Hàng Dương và mộ cô Sáu là nơi linh thiêng, chính vì vậy các bạn nên ăn mặc trang nghiêm, lịch sự khi vào viếng và lễ tại các phần mộ.
- Tránh nói to, nói tục, chửi bậy hoặc có những lời nói không chuẩn mực, tránh bị Cô trách phạt.
- Nhớ thắp hương tại các phần mộ khác tại nghĩa trang Hàng Dương, vì tất cả đều là những anh hùng liệt sỹ đã hi sinh thân mình để giành lại độc lập, tự do cho nước nhà.
- Nếu điều bạn xin Cô được linh nghiệm, nên quay lại mộ Cô để trả lễ vào cuối năm.
Người học võ nếu học thêm bùa, phép thì khi kết hợp lại sẽ làm cho uy lực tăng gấp nhiều lần. Dù võ bùa thường chỉ dùng nhằm mục đích chữa bệnh cứu người, nhưng nhiều người học đã cố tình dùng sai, gây hại người khác, khiến giới võ lâm coi người học võ bùa là “tà đạo”.
Bỏ “thư” Vùng Thất Sơn là nơi có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống nhất tỉnh An Giang. Họ sống tập trung tại các phum sóc, hầu hết theo đạo Phật. Trước đây, người Khmer ở Bảy Núi gần như sống tách biệt với cộng đồng, không thích qua lại với các dân tộc anh em khác tại địa phương. Không biết có phải vì thế mà họ thêu dệt nên các câu chuyện huyền bí, rùng rợn hay không. Nhưng cho đến bây giờ người ta vẫn tin rằng một số ít người Khmer vẫn có khả năng bỏ “thư”.
"Thư” tiếng Khmer gọi là Thnup. Người dân Bảy Núi trước đây rất sợ loại bùa phép này. Bởi họ tin rằng, người có bùa “thư” có thể sai khiến một vật to lớn “đi” vào bụng người, mà đi một cách êm ru, đối phương không hề hay biết. Phổ biến nhất là các “thầy bùa” thường dùng 1 nùi tóc rối, 1 miếng da trâu hay 1 khúc gỗ to để “thư” người khác.Theo truyền thuyết, “thầy bùa” sẽ đọc chú để biến các vật dụng trên nhỏ dần, nhỏ dần đến khi chỉ còn bằng… hạt bụi. Khi đó, họ sẽ nhét “hạt bụi” vào bụng con cá hoặc thức ăn của người khác. Khi “hạt bụi” đã vào được bụng của đối tượng thì sẽ trở về hình dáng cũ, gây đau đớn ghê gớm.
Cho đến bây giờ, người dân vùng Bảy Núi vẫn còn truyền khẩu câu chuyện huyền bí về vợ chồng bà lão được cho là biết bùa “thư” ở phum Là Ca (xã Ô Lâm, H.Tri Tôn). Ai làm mất lòng hay có hiềm khích với vợ chồng bà lão thì chỉ cần bà này đi ngang qua nhà, y như rằng trong nhà sẽ có chuyện. Người ta sợ đến mức hễ thấy vợ chồng bà lão đi ngang qua là tất cả lu nước phải đổ bỏ, đồ ăn thức uống trong nhà cũng không dám động vào vì sợ bị “thư”. Vì câu chuyện huyền bí không có lời giải thích này khiến phum Là Ca càng thêm thâm u, không một người lạ nào dám bén mảng tới đây.
Có một sự trùng hợp khiến bọn lính Tây khiếp vía, không dám đặt chân đến Là Ca. Chuyện là, một ngày nọ, bọn lính Pháp bất ngờ kéo vào phum Là Ca vơ vét tài sản, gà vịt, thức ăn của người dân nơi đây rồi bày ra ăn nhậu, còn chửi thề ỏm tỏi. Trong lúc đó thì bà lão kỳ dị ấy đi ngang qua. Một lúc sau, vài tên trong nhóm bỗng ôm bụng té lăn, ói mửa. Vốn đã nghe tiếng bùa “thư” ở nơi này từ trước, bọn lính càng tin chúng đã bị dính “thư” nên cuốn gói bỏ chạy, về sau không dám bén mảng.
Theo truyền thuyết, người muốn luyện loại bùa thuật này phải ăn toàn đồ dơ bẩn như rác rưởi, thậm chí là… kinh nguyệt của phụ nữ. Đêm đêm họ phải ra các bãi tha ma, hoặc đi vào rừng thẳm để luyện phép, kêu gọi ma quỷ nhập thân bằng những câu thần chú đầy ma quái. Sau nhiều ngày tháng luyện tập như vậy, đến lúc luyện thành thì người này có thể sai khiến được ma quỷ đi càn quấy, hại người khác. Những người lớn tuổi ở Bảy Núi kể lại rằng, cách đây rất lâu, sau một cuộc đua bò, anh “tài xế” bò thua cuộc cho rằng người thắng đã chơi xấu, bỏ “bùa” khiến quỷ hiện hình làm bò của anh ta sợ hãi bỏ đường đua chạy trốn. Vì vậy, anh này đã bất chấp cả mạng sống, cố công đi luyện bùa “ếm” để trả thù. Một thời gian sau, bụng người thắng cuộc bỗng dưng to lên, da vàng, mỗi ngày ăn cả năm sáu nồi cơm mà thân hình vẫn ốm nhom như que củi, riết rồi chết… Thực hư câu chuyện chưa được xác nhận.
Trấn Yên thuộc huyện Bắc Sơn (tỉnh Lạng Sơn) nổi tiếng là vùng đất với những điều ly kỳ đến khó tin, có thể kể tới một số câu chuyện ly kỳ xảy ra tại thôn Khưa Cả (nơi chỉ có người Tày, Nùng sinh sống), miếu Xa Vùn.
Chuyện trước tiên phải kể đến là ngay sau khi ngôi miếu được tạo ở địa điểm mới thì trên đỉnh đồi mọc lên 19 cây gỗ nghiến. Những cây gỗ lớn nhanh như thổi, cành lá xum xuê, chẳng mấy chốc đã trở thành các cây đại thụ mấy người ôm không xuể.
Theo lời một người dân bản địa, ai động đến các cây gỗ này, không những người đấy mà cả gia đình họ đều gặp phải các điều xấu số.
Thời gian trước, tại một trận bão lớn, có một cây gỗ nghiến khá to bị gãy đổ. Dân làng không ai dám mang cưa lên thu thập gỗ đưa về. Một thời gian sau, tại làng có một người phái mạnh túng quẫn nên đánh liều tóm cưa lên đồi cưa một đoạn cành của cây nghiến đưa về bán.
Chỉ vài hôm sau, ông này và một vài con cháu đổ bệnh, với những vết bầm trên mình như chủ đạo căn bệnh ngày xưa đã gây họa cho xóm.
Các cụ cao niên biết chuyện, tìm đến khuyên người đàn ông này nên đưa đoạn gỗ mang lại chỗ cũ rồi làm lễ cúng tạ. Nghe lời, ông ta cũng làm theo và quả đúng là sau đấy bệnh tình của ông, người thân tại gia đình khỏi mau chóng.
Còn có chuyện một người xung quanh vì tiếc cây nghiến to mà để thành củi mục liền về nhà sắm một mâm lễ gồm lợn quay, gà luộc… Lên miếu Xa Vùn để cúng xin gỗ. Làm lễ dứt, người phái mạnh này vác cưa máy đi đốn cây.
Kỳ lạ thay, cả hai lần đang cưa dở thì lưỡi cưa đều gãy làm đôi. Không nản, ông ta mua nhiều lưỡi cưa to và sắc, cưa mấy hôm, gãy không biết bao nhiêu cái cưa, sau cuối cũng chia được cây gỗ ra làm mấy khúc rồi mang đi bán.
Đúng hai hôm sau, người phái mạnh bỗng ốm liệt giường, khi khỏi bệnh thì hay nói chuyện lảm nhảm một mình, tâm thần bất ổn. Mấy năm sau, ông này tự tử chết.
Chuyện mới đây nhất là vào cuối năm 2011, có người tiều phu làng Khưa Cả tên là Thuận khi đi đốn củi thì thấy ở miếu Xa Vùn có xuất hiện một con rắn cực lớn, toàn thân đỏ lòm, đang trườn quanh cột miếu.
Thấy con rắn lạ, lo lắng quá, anh Thuận bán sống bán chết chạy về nhà. Phải đợi mấy hôm anh ta mới kịp “hoàn hồn” để trở lại khu vực gần miếu đốn củi.
Kỳ lạ thay, con rắn vẫn yên vị ở cây cột, giương đôi mắt xanh biếc nhìn nhân hậu, không có vẻ gì là muốn tiến công. Thấy vậy, người tiều phu về nhà, gọi thêm một người bạn nữa cùng lên miếu bắt con rắn rồi ra chợ bán được hơn 2 triệu đồng.
Mấy ngày sau, anh này lại tiếp tục lên miếu và vẫn thấy một con rắn hình hài không khác gì con rắn đã bắt trước đây. Vẫn như lần trước, anh lại bắt rắn, đưa đi bán.
Khi mà đã tóm hai con rắn lạ ở miếu Xa Vùn đem bán, người tiều phu đột nhiên phát điên. Sắc mặt anh ta cứ đờ đẫn, đi lại lẩn thẩn. Cứ đêm đến, lại bật dậy, la hú vang động buôn bản xã.
Không ít lần, người dân còn thấy anh ta la hét rồi cởi bỏ trang phục chạy ra miếu Xa Vùn. Không ít người thấy vậy nỗ lực giữ lại nhưng không ai thắng được sức lực của người tráng niên.
Sự việc đó khiến gia đình anh Thuận rất hoang đưa. Đầu tháng Giêng , gia đình đưa anh Thuận đi Hà Nội khám bệnh. Nhưng mà, bước qua chẳng rõ bao nhiêu bệnh viện, dùng không biết bao nhiêu loại thuốc mắc tiền, anh Thuận vẫn không khỏi mà còn có đại diện nặng trĩu hơn.
Sau này, tại các phút giây sáng suốt hiếm hoi, anh Thuận lờ mờ kể về chuyện cầm được hai con rắn ở miếu Xa Vùn. Đến đây, gia đình anh mới hốt hoảng mang anh lên miếu khấn vái mấy lần.
Sau đấy, người nhà phải mổ lợn, sắm lễ lên miếu để cúng. Sau nhiều lần cúng bái, bệnh tình anh Thuận đỡ dần rồi khỏi hẳn.
Người dân sống bao quanh miếu Xa Vùn có một “luật lệ” bất thành văn là đừng nên đi làm ruộng vào các ngày rằm.
Chẳng ai biết phong tục đó đến từ đâu, có từ bao giờ. Tuy nhiên vì sự linh thiêng của miếu nên cứ đến ngày 15 âm lịch hàng tháng là người người ở nhà, chả ai dám bén mảng ra đồng ruộng.
Thế nhưng có một bà tên M. không biết vì sao mà nhớ nhầm lịch nên đi phát bờ ruộng trúng ngày rằm. Sau lần đấy, bà M. về hóa điên, bà buông tóc rũ rượi đến ngang lưng lững thững chạy ra miếu Xa Vùn.
Liên tiếp 15 ngày sau đó, bà M. bỏ ăn, người gầy tóp chỉ còn da bọc xương, hai má hốc hác. Có hôm bà M. lên cơn điên chửi bới rồi đi lung tung hết chỗ này đến chỗ khác. Thấy vậy, những nhà bao quanh cùng họ hàng huy động đến bốn năm người thanh niên trai trẻ đến đưa về.
Nhưng không ai ngờ bà M. từ đâu bỗng có sức khỏe phi thường hay. Một tay bà quật lại bốn thanh niên bản trước sự ngỡ ngàng của hàng trăm người dân. Không lâu sau đấy bà M. cũng qua đời.
Câu chuyện của bà M. đã nối dài các câu chuyện ly kỳ, huyền bí để miếu Xa Vùn trở nên một địa điểm tâm linh không ai dám xâm phạm.
Miếu thờ kẻ cướp tại Lạng Sơn
Hiện nay, cứ đến ngày Rằm tháng Giêng âm lịch hằng năm, người dân buôn bản Khưa Cả lại tổ chức lễ hội Ná Nhèm (trong tiếng Tày có nghĩa là “mặt nhọ”) để ghi nhớ huyền tích về việc người dân tiêu diệt 12 tên giặc trộm.
Theo như ông Hoàng Văn Chuẩn, Chủ tịch xã Trấn Yên nói, thì tục bôi nhọ mặt người giống ma quỷ cũng xuất phát từ hệ lụy 12 tên cướp chết tại mảnh đất này. Các cụ xưa lý giải rằng khi những tên cướp chết đi thì linh hồn sẽ biến thành ma quái vẫn ám ảnh tinh thần của mọi người.
Vậy nên để đối phó lại những linh hồn đen tối đó người dân có tục lễ cúng Ná Nhèm (Bôi nhọ). Đây chính là lễ hội hóa trang độc đáo ra đời từ rất sớm của đồng bào Tày Nùng ở Trấn Yên.
Các thanh niên được chọn làm ma quỷ được bôi đen lên mặt càng kỳ quái càng tốt. Họ phải vẽ mặt sao cho giống ma quỷ để những hồn ma cướp sợ không dám quay về bản quấy nhiễu nữa. Đó là tục lệ biến người thành ma sống dọa trừ ma chết để giữ yên cuộc sống cho dân lành. Trong sâu sa đời sống tâm linh con người muốn cầu đức vua và thần thánh phù hộ cho mọi người khỏe mạnh, mùa màng bội thu và gia súc đầy đàn.
Tâm linh là khoa học, nhưng có những thứ khoa học chưa thể chứng mình. Liệu tâm linh có tồn tại? Có thật sự tồn tại những vong linh ở thế giới bên kia? Ông bà ta có câu "có thờ có thiêng, có kiên có lành". Bạn có thể không tin.
Nguồn tham khảo
Link nội dung: https://tcquoctesaigon.edu.vn/nhung-chuyen-tam-linh-co-that-a37309.html