Nghề PR và Vai trò của người làm Quan hệ công chúng

PR (Public Relations) được nhiều doanh nghiệp công nhận là một công cụ hữu hiệu để xây dựng và quảng bá thương hiệu. Về bản chất PR là một phần của marketing, đảm nhận nhiệm vụ cải thiện nhận thức, tình cảm của công chúng và khiến họ quan tâm đến sản phẩm của công ty.

Nếu bạn yêu thích nghề PR và muốn làm việc trong ngành quan hệ công chúng thì hãy cùng Ms Uptalent tìm hiểu về nghề PR - ngành quan hệ công chúng qua bài viết sau đây. MỤC LỤC 1. Nghề PR là gì? 2. Công việc chính của PR 3. Nhiệm vụ, vai trò của PR 4. Cơ hội việc làm của nghề PR 5. Một số người làm PR truyền thông nổi tiếng Việc làm Marketing Xem thêm >>>> Việc làm Marketing lương cao hấp dẫn

1. Nghề PR là gì?

Nghề PR là một nhánh trong công tác truyền thông, quảng cáo và xây dựng thương hiệu. Bởi vậy khi nhắc đến làm PR bạn có thể là hiểu làm tất cả các công việc có liên quan đến truyền thông, quảng cáo và xây dựng thương hiệu.

Đối với doanh nghiệp hiện đại, ngành quan hệ công chúng được sử dụng phổ biến vì những lợi ích mà nó mang lại. Trên thực tế, đây là một kênh truyền thông tiếp thị giúp doanh nghiệp kết nối khách hàng mục tiêu và những đối tượng quan tâm đến sản phẩm của họ. Thông qua các công cụ truyền thông mà doanh nghiệp thiết lập hình ảnh, tạo ra thiện cảm với công chúng và khiến họ quan tâm đến sản phẩm, thương hiệu của doanh nghiệp. Nghề PR là gì? >>>> Bạn xem thêm: PR Manager là gì? Nhiệm vụ, vai trò của PR Manager?

2. Công việc chính của PR

Trong thực tế phạm vi hoạt động của ngành quan hệ công chúng khá rộng, tuy nhiên phần lớn tập trung vào các hoạt động tổ chức sự kiện, điều tiết các mối quan hệ với giới truyền thông, quản lý khủng hoảng truyền thông,… Bên cạnh đó, PR cũng liên quan đến các hoạt động tài trợ, từ thiện, truyền thông nội bộ,…

Thông qua việc tổ chức các buổi họp báo, giới thiệu sản phẩm, hội nghị khách hàng,… mà PR có thể quảng bá hình ảnh doanh nghiệp tới công chúng. Đồng thời, nhờ sự tích cực xây dựng mối quan hệ với báo giới và chính quyền mà doanh nghiệp kịp thời ngăn chặn những thông tin tiêu cực hoặc khủng hoảng tiềm ẩn.

Trong quá trình theo dõi thông tin từ báo chí, người làm trong ngành quan hệ công chúng sẽ nhanh chóng phát hiện những thông tin bất lợi để doanh nghiệp kịp thời có phương án xử lý. Một ngày làm việc của người làm PR bao gồm đủ loại công việc. Từ lập kế hoạch quảng bá hình ảnh, triển khai thực hiện kế hoạch, đánh giá các nguy cơ tiềm ẩn từ các hoạt động truyền thông,…, đến xử lý các sự cố truyền thông. Mục tiêu của họ là phải làm sao xây dựng và cải thiện mối quan hệ giữa công chúng và doanh nghiệp.

3. Nhiệm vụ, vai trò của PR

Vai trò của ngành quan hệ công chúng là giúp doanh nghiệp truyền tải những thông điệp đến nhóm khách hàng và đối tượng công chúng của họ. Qua những thông điệp đó mà công chúng biết đến sản phẩm và thương hiệu của doanh nghiệp. Đồng thời họ cũng có ấn tượng tốt với doanh nghiệp và sẵn sàng trở thành khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp.

Về cơ bản, người làm nghề quan hệ công chúng sẽ đảm nhận những nhiệm vụ sau:

- Lên kế hoạch và tổ chức các sự kiện, hội chợ, hội thảo cho doanh nghiệp.

- Lập kế hoạch và triển khai việc quảng bá hình ảnh của doanh nghiệp.

- Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với giới truyền thông và cơ quan nhà nước.

- Thu thập thông tin, phản hồi từ khách hàng.

- Tiến hành đánh giá, nghiên cứu và phân tích thị trường, từ đó đề xuất phương án phát triển sản phẩm và tư vấn cho ban lãnh đạo trong việc xây dựng hình ảnh thương hiệu.

- Phụ trách việc biên tập các văn bản, tài liệu PR như thông cáo báo chí, brochure, nội dung website, bản tin nội bộ,..

- Tính toán ngân sách truyền thông.

- Tư vấn và phối hợp với các phòng ban khác trong công tác xây dựng và phát triển các mối quan hệ với các nhóm đối tượng khác nhau.

- Dự báo và ngăn chặn những sự cố, khủng hoảng có thể ảnh hưởng xấu đến hình ảnh doanh nghiệp. Nhiệm vụ, vai trò của PR >>>> Xem thêm: Giám đốc truyền thông (PR Director) là gì?

4. Cơ hội việc làm của nghề PR

4.1. Nghề PR có dễ xin việc không?

Trước sự phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng của nền kinh tế, người tiêu dùng càng có nhiều sự lựa chọn hơn trước. Vì vậy những doanh nghiệp có thể kết nối và thu hút sự quan tâm của khách hàng đối với sản phẩm của mình sẽ giành chiến thắng.

Được xem như công cụ gia tăng độ nhận diện và cải thiện nhận thức của công chúng đối với sản phẩm, thương hiệu của doanh nghiệp nên ngành quan hệ công chúng trở thành ngành nghề có cơ hội phát triển rất rộng mở. Các doanh nghiệp rất chú trọng đầu tư đội ngũ PR. Tùy thuộc vào quy mô, cơ cấu tổ chức của từng doanh nghiệp mà bộ phận PR sẽ được gộp chung vào đội ngũ marketing hoặc tách riêng.

Chính vì vậy, cơ hội việc làm ngành quan hệ công chúng sẽ tiếp tục phát triển trong tương lai. Nếu bạn đã lựa chọn theo đuổi nghề PR thì hãy yên tâm và lạc quan với quyết định của mình.

4.2. Doanh nghiệp tuyển dụng PR ở đâu?

Bất cứ doanh nghiệp, tổ chức nào cũng cần tuyển dụng nhân viên PR. Do đó khi theo học ngành quan hệ công chúng bạn có thể làm việc tại các công ty, tổ chức sau:

- Các công ty có bộ phận PR.

- Công ty chuyên về truyền thông, quảng cáo, marketing.

- Công ty chuyên cung cấp dịch vụ PR, tổ chức sự kiện (PR agency).

- Các tổ chức quan hệ xã hội

- Cơ quan thông tấn, báo đài.

Tại Việt Nam, có một số công ty truyền thông nổi tiếng mà bạn nên biết như: Công ty truyền thông quảng cáo Bizman, Tập đoàn InterPublic Việt Nam, Tập đoàn WPP Việt Nam và Tập đoàn Omnicom Việt Nam. Cơ hội việc làm của nghề PR >>>> Xem thêm: Nhiệm vụ, chức năng phòng Marketing

4.3. Tìm việc PR như thế nào?

Nếu bạn yêu thích ngành quan hệ công chúng thì hãy làm những việc sau để tìm được việc làm PR như mong đợi:

Thứ nhất, tìm hiểu về nghề PR

Trước tiên hãy tìm hiểu bản thân. Sau đó tìm hiểu các kiến thức, kỹ năng, yêu cầu công việc, mức lương nghề PR. Bạn nên chọn cho mình một ngành để tập trung phát triển thì sẽ thành công hơn.

Thứ hai, phát triển các kiến thức và kỹ năng cần thiết

Bạn có thể tham gia các khóa học về quan hệ công chúng cũng như tìm kiếm cơ hội thực tập để nâng cao năng lực và trình độ chuyên môn cho bản thân.

Thứ ba, biết cách quảng bá bản thân

Lời khuyên dành cho bạn là hãy tìm cho mình một người thầy để có thể học hỏi từ họ. Đồng thời bạn cũng cần tích cực xây dựng các mối quan hệ với các cá nhân, công ty khác nhau. Sau cùng hãy chuẩn bị một CV và portfolio thật “xịn”.

Thứ tư, không ngừng phát triển sự nghiệp

Thường xuyên nghiên cứu xu hướng phát triển ngành, phát triển các kỹ năng công nghệ, sử dụng thành thạo nền tảng xã hội và kỹ năng xử lý sự cố để thành công với nghề quan hệ công chúng.

Thứ năm, tìm việc làm trên các kênh tuyển dụng

Bạn có thể tìm thấy rất nhiều cơ hội việc làm ngành quan hệ công chúng qua các trang web tuyển dụng trực tuyến, mạng xã hội và qua các mối quan hệ. Rất nhiều việc làm PR đang chờ đợi bạn tại các trang tìm việc làm uy tín như HRchannels.com. Bạn hãy nhanh chóng truy cập để tìm cho mình một vị trí việc làm PR hấp dẫn.

5. Một số người làm PR truyền thông nổi tiếng

Học từ những người giỏi, những chuyên gia trong ngành là cách tốt nhất giúp để bạn ngày càng giỏi hơn. Ngày nay bạn không nhất thiết phải gặp trực tiếp họ mà có thể theo dõi họ qua mạng xã hội. Dưới đây là một số người làm PR truyền thông nổi tiếng và thông tin của họ, bạn có thể theo dõi và kết bạn với họ để xem những gì họ chia sẻ.

5.1- Ông Nguyễn Thanh Sơn - Giảng viên tại Học viện Truyền thông Thương hiệu Sage

Ông Nguyễn Thanh Sơn sinh ra tại Hà Nội, từng tốt nghiệp trường Đại học Quan hệ Quốc tế Matxcơva với bằng thạc sĩ Báo chí Quốc tế năm 1994.

Ông là sáng lập viên của T&A. Đồng thời từng là chuyên viên phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và là cố vấn về phát triển chiến lược truyền thông cho các thương hiệu lớn hàng đầu Việt Nam như: Masan Group, Sovico Group, Tân Hiệp Pháp, Vietnam Airlines, Vinamilk, VNG cùng với hàng chục các thương hiệu quốc tế khác. Ông từng tham gia giảng dạy tại Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Yonsei (Hàn Quốc), Đại học kyoto và Đại học Sophia (Nhật Bản).

Hiện tại ông đã từ chức Tổng giám đốc T&A, nhưng vẫn tiếp tục làm giảng viên tại Học viện Truyền thông Thương hiệu Sage.

Facebook: https://www.facebook.com/nguyenthanhson?fref=ts Một số người làm PR truyền thông nổi tiếng >>>> Xem thêm: CMO là gì? Mức lương của CMO cao bao nhiêu?

5.2- Ông Nguyễn Đình Thành - Giám đốc Chiến lược Sunshine Holding, Đồng sáng lập Elite PR School

Ông Nguyễn Đình Thành tốt nghiệp Thạc sỹ Quản trị Văn hóa tại Đại học Paris Dauphine (Pháp). Ông từng làm việc tại Nem new, Trung tâm Văn hóa Pháp tại Hà Nội L'espace, Sofitel Legend Metropole Hà Nội, Sovico Holdings, Le Bros, Đồng sáng lập Elite PR School, giám đốc tư vấn tại Sunshine Holding, Giám đốc tư vấn CSCI Indochina Group.

Ông từng là giảng viên giảng dạy các chuyên đề về Truyền thông liên văn hóa, Bí quyết xây dựng hình ảnh cá nhân, Truyền thông nội bộ, Văn hóa doanh nghiệp, Quan hệ báo chí, Tổ chức sự kiện, Xử lý khủng hoảng,... Đồng thời ông cũng là diễn giả trong nhiều sự kiện truyền thông tại Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh.

Hiện tại ông đang là Giám đốc PR Truyền thông Le Bros, giảng viên tại học viện Elite PR School.

Facebook: https://www.facebook.com/ThanhMetropole?fref=ts

5.3- Ông Lê Quốc Vinh - Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc của tập đoàn Le Invest (Holdings) Corporation

Ông Lê Quốc Vinh tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Hà Nội năm 1990. Đã từng làm qua rất nhiều công việc khác nhau như phóng viên, biên tập viên, biên tập viên tin tức,...

Năm 1996, ông thành lập Công ty Thiết kế Hải Đăng tại Thành Phố Hồ Chí Minh. Năm 1998, ông giữ chức vụ Giám đốc Điều hành tại Công ty HQ Vision. Năm 1999, ông sáng lập tạp chí Đẹp - chuyên về thời trang và lối sống cao cấp cho phụ nữ. Đến năm 2012, ông trở thành thành viên của Worldwide Partners Inc - mạng lưới toàn cầu các công ty quảng cáo độc lập.

Hiện tại ông là Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc của tập đoàn Le Invest (Holdings) Corporation, hoạt động trong lĩnh vực xuất bản, báo chí, truyền thông, marketing, quan hệ công chúng và tổ chức sự kiện. Ong cũng người đồng sáng lập và là giảng viên của học viện Elite PR School

Facebook: https://www.facebook.com/vinhlq?fref=ts

5.4- Ông Nguyễn Đức Sơn - Giám đốc chiến lược thương hiệu công ty Richard Moore Associations

Ông Nguyễn Đức Sơn tốt nghiệp chuyên ngành Marketing tại Đại học Sydney của Úc. Ông là một chuyên gia chiến lược thương hiệu được đào tạo chuyên sâu bài bản về quản trị thương hiệu.

Ông từng là người tư vấn thương hiệu cho hơn 50 công ty trong và ngoài nước: VietJetAir, Thaco, Mai Linh taxi, Miss Sài Gòn, bia Dung Quất, Pico, Skyfarm,...

Hiện tại ông là Giám đốc chiến lược thương hiệu công ty Richard Moore Associations. Đồng thời ông cũng là đồng sáng lập và là giảng viên tại học viện Truyền thông Thương hiệu Sage (Sage Brand Communication Academy).

Facebook: https://www.facebook.com/ducson71?fref=ts

5.5- Bà Hoàng Thị Mai Hương - Tổng giám đốc Công ty Truyền thông Quốc tế Saatchi & Saatchi

Bà Hoàng Thị Mai Hương tốt nghiệp Đại học Quốc tế tại Nga và ngành Chính sách công tại Đại học Harvard (Mỹ). Bà từng làm việc tại Bộ Ngoại giao và một số công ty đầu tư của Mỹ tại Việt Nam trước khi trở thành Giám đốc của công ty truyền thông quốc tế Saatchi & Saatchi.

Bà là người phụ nữ tài ba với 21 năm kinh nghiệm trên chiến trường quảng cáo, được báo chí mệnh danh là “tướng bà”.

Bạn có thể liên hệ với bà qua email: huong_mai@saatchivn.com.

Trên đây là những chia sẻ của Uptalent về ngành quan hệ công chúng. Hy vọng sau bài viết này, bạn đọc sẽ có những kiến thức tổng quát về nghề PR. Đồng thời cũng nhận ra cơ hội việc làm rộng mở trong lĩnh vực này. Nếu bạn là người sáng tạo, yêu thích những điều mới mẻ thì PR chính là nghề dành cho bạn. Chúc bạn thành công! Quy trình headhunter

-

HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp

Hotline: 08. 3636. 1080 Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com Website: https://hrchannels.com/ Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam

Nguồn ảnh: internet

Link nội dung: https://tcquoctesaigon.edu.vn/nganh-pr-la-gi-a35114.html