Ngành chăn nuôi Việt Nam có lịch sử lâu đời và đây là một trong những ngành kinh tế chính ở nước ta. Hiện nay, ngành chăn nuôi có xuất khẩu sản phẩm như trứng vịt, cá basa, gà lông màu, lợn… cùng cạnh tranh với nhiều nước khác. Đặc biệt, chăn nuôi cũng bắt đầu phát triển theo xu hướng của nền kinh tế đang chuyển đổi. Vậy vai trò của ngành chăn nuôi đối với nền kinh tế như thế nào?
Ngành nông nghiệp nói chung và chăn nuôi nói riêng đã góp phần rất quan trọng trong việc giữ ổn định nền kinh tế vĩ mô và kiểm soát lạm phát trong thời gian qua. Dù đại dịch Covid-19 và xung đột giữa Nga - Ukraine khiến chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gãy, đẩy giá lương thực cũng như thực phẩm trên thế giới tăng cao.
Tháng 10/2020, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã Phê duyệt Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030. Chiến lược này có mục tiêu phát huy lợi thế của các sinh thái phát triển ngành chăn nuôi toàn diện và thích nghi với biến đổi khí hậu gắn với phát triển các chuỗi giá trị. Giúp nâng cao giá trị gia tăng, đảm đảm an toàn sinh học và thực phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài nước, đồng thời tạo việc làm cho lao đồng và tăng nguồn thu nhập cho người dân.
Chiến lược này đặt ra yêu cầu cho ngành chăn nuôi phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo công nghệ 4.0. Mục đích đẩy mạnh mô hình chăn nuôi hữu cơ và chuyển đổi chăn nuôi truyền thống theo hướng sản xuất sản phẩm chất lượng cao và an toàn. Đồng thời, tăng cường nghiên cứu và ứng dụng có chọn lọc các thành tựu khoa học và công nghệ của thế giới.
Các chuyên gia cho rằng, trước hết phải có chính sách giúp người chăn nuôi, người vận hành nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật, quản lý để nhanh chóng thay đổi tư duy, nhất là giảm dần chăn nuôi nhỏ lẻ, khuyến khích người lao động chăn nuôi tập trung quy mô vừa và quy mô lớn. Đồng thời có chính sách hỗ trợ, khuyến khích chọn lọc, nhập nội giống gia súc, gia cầm chất lượng cao, từ đó lai tạo giống gia súc, gia cầm thích nghi với khí hậu Việt Nam. Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh, xây dựng vùng chăn nuôi an toàn sinh học an toàn dịch bệnh. Xây dựng chính sách mở rộng lĩnh vực nguyên liệu phục vụ ngành thức ăn chăn nuôi, giảm thuế nhập khẩu nguyên liệu, tích cực giảm giá thành thức ăn chăn nuôi.
Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ số, Internet, trí tuệ nhân tạo…, người nông dân, doanh nghiệp chăn nuôi cần ứng dụng công nghệ 4.0 vào quản lý. Các chuyên gia cho rằng, thời gian tới cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện 5 đề án mà “Chiến lược” đã ban hành. Đồng thời hướng dẫn người chăn nuôi tổ chức sản xuất theo hướng 3 chung (sản xuất chung quy trình, mua chung vật tư, chung tay bán hàng) và nhanh chóng triển khai liên kết với nhiều doanh nghiệp để tạo chuỗi sản xuất khéo kín.
Chăn nuôi là ngành cổ xưa nhất của nhân loại. Từ lâu, chúng góp phần quan trọng đối với sự phát triển kinh tế và xã hội nước ta, cụ thể:
Ngành chăn nuôi là mấu chốt quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, tạo ra công ăn việc làm, tăng thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo.
Đặc điểm nổi bật của nông nghiệp Việt Nam từ xa xưa là hệ thống sản xuất kết hợp mật thiết giữa chăn nuôi và trồng trọt. Đặc biệt là chăn nuôi gia súc để lấy sức kéo, sức lao động, trong đó trâu bò được sử dụng làm sức cày kéo trong trồng trọt, nuôi lợn, nuôi gà, canh tác thủy hải sản và trồng lúa hỗ trợ lẫn nhau. Ngày nay, hình thức kết hợp này vẫn còn được sử dụng dưới hình thức chăn nuôi nông hộ, và theo mô hình vườn-ao-chuồng. Chăn nuôi quy mô nhỏ cộng thêm sự khép kín trồng trọt, sẽ phù hợp với khả năng đầu tư và trình độ kỹ thuật của nông hộ nhỏ. Chúng cho phép sử dụng tốt các giống có đặc điểm năng suất thấp nhưng lại thích nghi tốt với điều kiện sinh thái, sử dụng tốt hơn các nguồn thức ăn có sẵn tại địa phương.
Tuy nhiên, hiện nay ngành chăn nuôi đang đối mặt với một số thách thức như:
Do một số lĩnh vực phát triển nóng, đạt ngưỡng cao về năng suất, sản lượng, sản phẩm tiêu thụ khó. Trong khi đó, một số loài vật nuôi xảy ra tình trạng dịch bệnh khó kiểm soát ảnh hưởng đến giá thành và năng lực phát triển.
Chăn nuôi Việt Nam vẫn tồn tại nhiều hạn chế về cơ cấu như hình thức chăn nuôi (chủ yếu là chăn nuôi nhỏ lẻ), cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh còn thấp và hệ thống sản xuất chưa đồng bộ, khâu liên kết chuỗi từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm vẫn là vấn đề lớn. Những điều này làm cản trở bước tiến của ngành chăn nuôi. Việc chăn nuôi nông hộ quy mô nhỏ thường chịu rủi ro rất cao do không kiểm soát và hỗ trợ cung cấp thông tin về dịch bệnh, thiếu kỹ thuật chăn nuôi, thường chỉ dựa vào kinh nghiệm thực tiễn và ít được tập huấn, phổ biến các kiến thức, hướng dẫn mới về chăn nuôi, không có sự hiểu biết cơ bản về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Hiện nay, giá gia cầm trong nước vẫn cao hơn nhiều nước trong khu vực xấp xỉ 17-18%, dù ở Việt Nam đã xuất hiện một vài thương hiệu, tuy nhiên quy mô, diện tích vùng sản phẩm chưa lớn, công tác xúc tiến thương mại chưa đầy đủ, dù sản xuất được sản phẩm tốt, ngon, đẹp nhưng ít người biết đến, nhiều người chưa trải nghiệm thử, ít người xem vì vậy mà khó tiêu thụ sản phẩm. Việc phụ thuộc quá nhiều vào nhập khẩu các nguyên liệu quan trọng như chất phụ gia và các chất bổ sung khác làm cho người chăn nuôi phải gánh chịu nhiều chi phí.
Nhược điểm của ngành chăn nuôi Việt Nam là giá thành cao, do thức ăn chăn nuôi phải nhập khẩu với tỷ trọng lớn. Ngoài ra phần lớn quy mô chăn nuôi gia đình, nông hộ là quá nhỏ bé, không áp dụng công nghệ hiện đại được và khó bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Năng suất chăn nuôi ở Việt Nam chỉ được 25% đến 30% so với thế giới. Tất cả những nguyên vật liệu cơ bản như bắp, đậu nành là hai nguyên liệu chính sản xuất thức ăn chăn nuôi thì đều nhập khẩu nước ngoài dẫn tới giá thành rất cao.
Hiện nay số lượng con giống không đảm bảo, chất lượng yếu kém đang tràn lan, dù là ngành kinh tế quan trọng nhưng ở Việt Nam lại chưa chú trọng quy mô phát triển hay có một trung tâm quản lý và cải tiến di truyền giống heo theo quy chuẩn để hỗ trợ cho ngành chăn nuôi heo. Chất lượng heo giống kém đã dẫn đến chi phí sản xuất quá cao, hiệu quả kinh tế thấp. Heo giống có thể trạng tốt sẽ giảm được chi phí thức ăn, thuốc thú y và nhiều chi phí khác.
Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ tới đầu tư, phát triển hạ tầng ở các cơ sở chăn nuôi. Đặc biệt là khi Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực như tổ chức WTO, TPP, AEC thì ngành chăn nuôi còn phải đối mặt với nhiều thách thức hơn nữa từ các nước trong khu vực.
Trước những biến động toàn cầu, ngành chăn nuôi Việt Nam và các nước trong khu vực đang gặp khó khăn, giá cả biến động không ổn định. Bên cạnh việc bám sát các chính sách, kế hoạch hỗ trợ của các bộ, ngành, các doanh nghiệp, hộ chăn nuôi Việt Nam đẩy mạnh hơn nữa hoạt động liên kết xuất bến để hình thành chuỗi liên kết, nâng cao giá trị sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm.
Mang đến giải pháp chăn nuôi toàn diện, Vietstock đã tổ chức triển lãm trong vòng 3 ngày từ 11 - 13 tháng 10 tại SECC, 799 Nguyễn Văn Linh, Quận 7, TP.HCM.
Năm nay, với sự kết hợp của triển lãm chăn nuôi VIETSTOCK và triển lãm thủy sản AQUACULTURE VIETNAM, đây sẽ là điểm đến mang đến đa dạng các giải pháp và cơ hội kết nối kinh doanh toàn cầu đến các doanh nghiệp.
Tham gia Vietstock cũng những các hoạt động hội thảo “TRIỂN LÃM VIETSTOCK TỔ CHỨC CHUỖI HỘI THẢO CHUYÊN NGÀNH THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN NGÀNH CHĂN NUÔI” của Vietstock, các doanh nghiệp sẽ được tiếp cận cơ hội mở rộng kết nối kinh doanh trong ngành chăn nuôi. Đồng thời đây cũng là cơ hội trưng bày, giới thiệu sản phẩm/dịch vụ của mình đến đông đảo khách hàng.
Ngoài ra, để nhận được nhiều kiến thức, kinh nghiệm trong chăn nuôi bạn có thể tham gia được Vietstock tổ chức vào tháng 10/2023 sắp tới, đăng ký ngay tại đây:
————————-
Box thông tin:
Link nội dung: https://tcquoctesaigon.edu.vn/vai-tro-nganh-chan-nuoi-a33986.html