Chăm sóc hậu môn nhân tạo

1. Hậu môn nhân tạo là gì?

Hậu môn nhân tạo (HMNT) là lỗ mở thông của đại tràng trên thành bụng nhằm mục đích dẫn lưu phân, dịch tiêu hóa hoặc hơi ra ngoài thay cho hậu môn thật. Các lỗ thoát này không có van hoặc cơ nên sẽ không thể kiểm soát sự di chuyển của phân ra ngoài. Sau phẫu thuật, trẻ sẽ cần được sử dụng túi hậu môn nhân tạo để chứa phân dẫn ra ngoài thành bụng.

2. Một số loại HMNT ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Hậu môn nhân tao đại tràng (colostomy)

Được mở ra từ một đoạn đại tràng (ruột già) của bé. Phân dẫn lưu ra có thể lỏng hoặc sệt tùy thuộc vào trị trí đường ruột được chọn để tạo lỗ mở.

Hậu môn nhân tạo hồi tràng (ileostomy)

Được mở ra từ một đoạn hồi tràng (ruột non) của bé. Phân dẫn lưu ra thường ở dạng lỏng và chứa nhiều men tiêu hóa nên có tính kích ứng da rất cao. Bạn cần hết sức lưu ý trong chăm sóc bé, đặc biệt là bảo vệ vùng da xung quanh hậu môn nhân tạo của bé được khỏe mạnh và toàn vẹn.

3. Hậu môn nhân tạo của trẻ sẽ như thế nào?

HMNT có màu đỏ, ẩm và mềm mại khi chạm tay vào; có hình tròn hoặc oval, nhô cao bằng với mặt da bụng của bé hoặc nhô ra ngoài. HMNTcó nhiều mạch máu nên nếu bị trầy xước nhẹ sẽ gây chảy máu trong khi làm vệ sinh hoặc dán túi. Lúc bé khóc hoặc gồng người, bạn có thể quan sát thấy hậu môn nhân tạo hơi mất màu đỏ, vài phút sau sẽ trở lại màu bình thường. Hậu môn nhân tạo có thể thay đổi kích cỡ và hình dạng trong vòng vài tháng sau khi mổ, có thể hơi thụt vào trong, bằng mặt da bụng, nhô ra ngoài vừa phải hoặc nhô ra nhiều (sa). Cần thận trọng tránh để hậu môn nhân tạo của bé bị chèn ép, tổn thương do tã (bỉm), đai đeo, quần áo hoặc các vật dụng khác.

Hậu môn nhân tạo không có các đầu tận cùng thần kinh nên bé sẽ không thấy đau khi phân đi qua, cũng như khi bạn chạm vào. Cảm giác chạm vào hậu môn nhân tạo cũng tương tự như khi chạm lưỡi vào bên trong thành miệng.

Khi bé phát triển, hậu môn nhân tạo cũng sẽ lớn lên dần. Bạn cần thường xuyên đo lại kích cỡ hậu môn nhân tạocủa bé khi thay túi để đảm bảo cắt được lỗ mở trên đế dán đúng với kích cỡ tại thời điểm thay túi cho bé.

4. Cách thay túi HMNT cho trẻ

Chuẩn bị dụng cụ

Các bước tiến hành thay túi hậu môn nhân tạo

5. Một số vấn đề cần lưu ý

Một túi dán hậu môn nhân tạo có thể được duy trì 3 -4 ngày. Luôn thay túi ngay khi có dấu hiệu túi dán bung hoặc rò rỉ phân dưới đế dán để tránh phân tiếp xúc với da bé gây kích ứng, viêm loét da. Có thể phải thay túi HMNT sau khi tắm ướt cho trẻ.

Luôn kiểm tra kỹ hậu môn nhân tạo của bé và vùng da xung quanh vào mỗi lần thay túi để kịp thời phát hiện các bất thường, nếu có. Vết thương nhiễm khuẩn quanh HMNT có thể do trẻ được dùng túi tự chế lâu ngày, gây kích ứng da do phân dính vào vùng da xung quanh HMNT hoặc do bố mẹ trẻ cắt lỗ túi to hơn kích cỡ của HMNT nên để khoảng trống trên da của trẻ. Do đó cần đo kích cỡ hậu môn nhân tạo cho bé trước khi cắt túi mới.

Thông thường, nên xả túi khi túi đầy khoảng một phần ba (1/3). Nhiều bố mẹ cảm thấy dễ dàng hơn khi xả túi cho bé mỗi 3-4 giờ vào tã (bỉm) hoặc khi cần, đối với các bé nhỏ. Với các bé lớn hơn, bố mẹ có thể dạy bé vào toilet và xả trực tiếp vào bồn cầu.

Một số loại thực phẩm có thể làm thay đổi tính chất của phân. Các chế phẩm từ sữa (sữa, phô mai, yogurt), tinh bột (mỳ, gạo, khoai tây), bánh mì, chuối, bơ đậu phộng có thể làm sệt phân. Các thực phẩm có thể làm lỏng phân gồm trái cây tươi và nước trái cây tươi, đậu xanh, thực phẩm chiên, chocolate và thức ăn nhiều gia vị. Các bố mẹ lưu ý điều chỉnh khẩu phần ăn, không nên kiêng cữ quá mức.

Túi HMNT có thể bị căng phồng do đầy hơi, bố mẹ chỉ cần mở phần miệng túi bên dưới để xả hơi, sau đó kẹp lại. Một số loại thực phẩm như đậu, nước uống có gas và rau họ cải cũng có thể gây sinh hơi hay do trẻ nuốt phải không khí như khi khóc, mút ti giả, uống bằng ống hút,…

Trẻ có thể bị mất nước và điện giải khi đang có túi HMNT: trẻ bị mất nước qua phân, trẻ bị sốt, nôn. Cần cho bé đến bác sỹ nếu có các dấu hiệu sau:

Tắc nghẽn có thể xảy ra, đặc biệt là với trẻ có hậu môn nhân tạo hồi tràng (ileostomy) vì ống tiêu hóa hẹp hơn loại đại tràng. Một số thực phẩm khó tiêu cũng có thể góp phần gây tắc nghẽn. Vì vậy, cần lưu ý cho bé ăn chậm và nhai thật kỹ để phòng ngừa. Một số thực phẩm có khả năng gây tắc nghẽn như bắp và bắp rang bơ, cần tây, trái cây sấy khô, hạt, đậu hạt, vỏ rau củ hoặc vỏ hoa quả, đậu, thịt chế biến như xúc xích. Cần báo ngay cho bác sỹ nếu bé có các triệu chứng như:

Các bố mẹ cần cho trẻ đến bệnh viện khám ngay khi quan sát HMNT thấy chuyển màu nâu tối, tím tái hoặc đen hoặc có máu trong phân chảy ra.

ĐD Chu Thị Minh Hạnh - ĐD Hoàng Thu Hương Khoa Điều trị tích cực Ngoại khoa - Bệnh viện Nhi Trung ương

Link nội dung: https://tcquoctesaigon.edu.vn/cham-soc-hau-mon-nhan-tao-a33695.html