Là tổ chức lương thực và nông nghiệp liên hợp quốc, FAO đóng vai trò quan trọng trong việc loại bỏ đói nghèo, suy dinh dưỡng, cung cấp nguồn thực phẩm và cứu trợ các quốc gia đang gặp vấn đề an ninh lương thực. Vậy FAO là gì? Tổ chức FAO có những vai trò và mục tiêu nào?
FAO là tên viết tắt của cụm từ Food and Agriculture Organization of the United Nations. Đây là Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc hay Tổ chức Nông lương Liên Hiệp Quốc. FAO được thành lập vào ngày 16/10/1945 tại Canada, một cơ quan thuộc Liên Hiệp Quốc. Trụ sở đầu tiên của FAO được đặt tại Washington DC, Mỹ cho đến năm 1951, tổ chức này được chuyển về Roma, Italia.
Tổ chức FAO có 194 nước thành viên tính đến tháng 5 năm 2015. Các nước thiết lập và tham gia vào tổ chức FAO với tư cách ngoại giao và gắn kết bền vững, trong đó Việt Nam là nước liên hệ hợp tác với tổ chức FAO từ năm 1975. Sự liên kết bền vững trong hơn 45 năm qua của Việt Nam với tổ chức này đã góp phần thúc đẩy sự phát triển tích cực cho nền nông nghiệp của Việt Nam. Đồng thời, việc hợp tác cũng đã thu được những thành tựu to lớn từ các dự án tập trung.
Từ khi thành lập đến nay tổ chức FAO đã vạch ra các phương hướng, mục tiêu xúc tiến phát triển các dự án nông nghiệp trên nhiều quốc gia.
Tổ chức FAO ra đời nhằm mục đích hỗ trợ các nước thành viên nâng cao mức sống của người dân. Tổ chức tăng cường sản xuất, chế biến cũng như cải thiện thị trường và phân phối các sản phẩm nông nghiệp, thực phẩm.
FAO khuyến khích phát triển nông thôn đồng thời nâng cao điều kiện sống của người dân ở đây nhằm thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo. Hiện nay ở một số quốc gia vẫn còn diễn ra tình trạng nạn đói, mục tiêu của tổ chức FAO là mang đến sự trợ giúp các quốc gia thành viên có chiến tranh, thiên tai hay bệnh dịch.
Hiện nay một số quốc gia trên thế giới đang gặp phải tình trạng bị cạn kiệt nguồn lương thực do các thiên tai như lũ lụt, hạn hán kéo dài. FAO được thành lập với mục tiêu cứu trợ và cải tạo nguồn cung để giảm thiểu tình trạng thiếu hụt thực phẩm. Qua đó hạn chế được vấn đề suy dinh dưỡng thường hay gặp ở trẻ em.
Đặc biệt đối với các vùng lãnh thổ đang bị mất tình trạng an ninh lương thực, thực phẩm. Tổ chức FAO còn có những cảnh báo riêng về tình trạng này trên phạm vi toàn thế giới.
Ứng dụng những đổi mới công nghệ, FAO đề ra mục tiêu cải thiện năng suất và tăng cường sản xuất. Ngoài những rủi ro mà ngành nông nghiệp hay đối mặt thì những bất ổn mới cũng xuất hiện, bao gồm:
Mục tiêu chính của tổ chức FAO là đưa ra các trợ giúp cụ thể nhằm nâng cao sản xuất nông nghiệp mang đến các tiêu chuẩn về dinh dưỡng của các quốc gia trên thế giới.
Một trong các nguyên nhân gây mất an ninh lương thực ở một số vùng là thuộc về yếu tố tự nhiên như bão lụt, hạn hán hay thiên tai kéo dài. Ngoài ra các khu rừng mưa nhiệt đới vẫn đang đối mặt với một mối đe dọa từ việc chăn thả gia súc đến việc mở rộng đất trồng trọt. Mục tiêu FAO đặt ra là cần phải áp dụng các giải pháp “đôi bên cùng có lợi” nhằm để vừa đảm bảo nguồn lương thực vừa không gây tổn hại đến tài nguyên rừng.
Các hoạt động sản xuất lương thực cần phải cải thiện đầu tiên về mặt cốt lõi. Trong đó mục tiêu của FAO đưa ra để nhằm giúp sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên hợp lý bao gồm các thành tố đất, nước, khí hậu và nguồn gen có lợi cho hiện tại cũng như tương lai.
FAO đóng vai trò quan trọng đối với thế giới nói chung và với Việt Nam nói riêng trong việc thể hiện sứ mệnh và trách nhiệm của mình.
Các quốc gia khi tham gia vào tổ chức FAO được thúc đẩy phát triển về chế độ dinh dưỡng cho người dân. Vai trò này bao gồm nâng cao đời sống, cải thiện dinh dưỡng, thực hiện các nhiệm vụ nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất và cung cấp lương thực, thực phẩm.
FAO là tổ chức có vai trò tạo hiệu quả trong quá trình sản xuất với các dự án cụ thể ở các nước thành viên. Đối với những nước nông nghiệp FAO thể hiện vai trò của mình rõ ràng hơn bao giờ hết trong việc đẩy mạnh nguồn cung lương thực, thực phẩm.
Từ khi thành lập đến hơn nay, tổ chức này đã chứng minh được vị thế của mình khi đã duy trì được lượng dự trữ lương thực và đẩy mạnh về năng suất sản xuất ở các nước nông nghiệp.
Hầu như các nước thành viên của tổ chức FAO có được mức sống từ trung bình trở lên, xoá hẳn nạn đói trong hơn 10 năm trở lại đây. Đúng như chỉ tôn của FAO, các mục tiêu về dưỡng, cung cấp lương thực thực phẩm, dự án cải thiện nguồn cung lương thực là một trong những tiêu chí thực hiện trong vai trò của tổ chức.
Điều này nhằm giải phóng người dân trên mọi vùng lãnh thổ quốc gia thoát khỏi nạn đói. Những nơi nào thiếu thực phẩm sẽ được tổ chức FAO chi viện hỗ trợ tạo mọi điều kiện để các nước đó có thể tự cung lương thực.
Việt Nam là thành viên của tổ chức FAO từ năm 1975. Trong hơn 45 năm hợp tác và đồng hành cùng tổ chức, FAO khẳng định vai trò trong việc thúc đẩy sản xuất cũng như xuất khẩu lương thực, nông nghiệp ở nước ta. Nhờ sự hỗ trợ của FAO mà Việt Nam đã kiểm soát được dịch bệnh gây hại đến nông sản chăn nuôi để hoàn thành nhiều dự án, chính sách phát triển nông nghiệp, thuỷ, hải sản…
Ngoài ra Việt Nam đang dần trở thành đối tác xuất khẩu của nhiều quốc gia trên thế giới. Tổng lượng xuất khẩu hằng năm của nước ta nằm trong nhóm nhất nhì Đông Nam Á về sản lượng gạo và một số loại hạt khác. Qua các số liệu từng năm cho thấy sự phát triển đi lên của nước ta nhờ vào sự hỗ trợ từ các tổ chức của Liên Hợp Quốc.
Việt Nam thiết lập quan hệ hợp tác với tổ chức FAO đến năm 1978, FAO mở Văn phòng đại diện tại Hà Nội. Trong những năm qua, quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và FAO đã phát triển theo chiều hướng tích cực.
Phương hướng tiếp tục hoạt động của Việt Nam với FAO trong thời gian tới là tranh thủ các dự án hợp tác kỹ thuật. Tổng Giám đốc FAO vừa qua đã duyệt hai dự án cho Việt Nam gồm Dự án các tác động đối với ngành thuỷ sản sau khi Việt Nam gia nhập WTO, trị giá 250,000 USD và Dự án Tăng cường năng lực sản xuất giống lúa ở những vùng núi đồi với trị giá 257,000 USD.
Các phương hướng hoạt động của tổ chức FAO trong tương lai là:
Trên cơ sở phương hướng hoạt động đã đề ra, FAO sẽ tập trung vào các hoạt động sau:
Hiện nay, an ninh lương thực đang là vấn đề mà nhiều quốc gia phải đối mặt. FAO đóng vai trò quan trọng đối với thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng trong việc sản xuất lương thực và tập trung vào chính sách dự án công nghệ nông nghiệp. Hy vọng qua các thông tin trên, bạn đọc đã hiểu được FAO là gì, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc có mục tiêu và nhiệm vụ gì với thế giới.
Link nội dung: https://tcquoctesaigon.edu.vn/fao-la-ten-viet-tat-cua-to-chuc-nao-a33529.html