Trong 5 bộ môn quan trọng, sinh học thuộc bộ môn khoa học tự nhiên và yêu cầu nhiều hiểu biết sâu rộng. Nhiều người cho rằng, môn sinh học là bô môn học thuộc lòng nên khá là khó nhớ và đạt được điểm cao. Nhưng thực tế lại ngược lại. Ở bài viết này, gia sư Đức Minh sẽ chia sẻ đến bạn bí quyết giúp học tốt bộ môn sinh học nhé!
Sinh học là môn khoa học ứng dụng nên nếu muốn học tốt đòi hỏi người học cần có được các nền tẳng kiến thức khác, phải hiểu bản chất, hiểu về cơ chế và các nguyên lý cơ bản. Vì lẽ đó, để học được tốt Sinh học, học sinh cần nắm vững cả kiến thức về toán, lý và hóa (các bộ môn khác trong khối khoa học tự nhiên).
Đừng chỉ học thuộc máy móc các kiến thức một cách sáo rỗng. Việc học thuộc lòng các em học sinh sẽ có thể thực hiện khá nhanh nhưng chẳng mấy mà quên sạch. Học như vậy rất nặng, học sinh chỉ luôn có tư tưởng “học tủ”, làm bài kiểm tra sẽ rất thụ động theo kiểu “hên xui”.
Với mỗi bài giảng sinh học trong sách giáo khoa luôn phân ra theo các chương lớn, tiếp đó là các bài học từng chương, mỗi bài học lại tìm hiểu về nhiều ý nhỏ khác nhau. Các em nên học cách này để biết được cách tóm lược ý chính ý phụ, cái gì cần nhớ cái gì không.
Sinh học nghiên cứu về sự sống của sinh vật, cơ thể người nên các kiến thức rộng lớn bao gồm mức độ phân tử đến các tế bào sống, cơ thể, quần thể, quần xã và hệ sinh thái. Liên hệ được các kiến thức của nhiều phần với nhau. Học sinh cần nhìn nhận được các mức độ tổ chức của sự sống từ bậc thấp đến bậc cao, hay như những hệ thống mở tự điều chỉnh thích nghi với môi trường không ngừng biến đổi.
Hiện nay trên lớp và cả gia sư sinh học tại nhà, các giáo viên, gia sư đều cho học sinh được xem các hình ảnh, dẫn chứng sinh động, video khá thú vị và giúp các em học sinh dễ nhớ bài học hơn.
Cách để ôn tốt nhất là bạn chia nhỏ nội dung ôn thi ra, khát quát nội dung câu hỏi ôn tập thuộc chương nào, cần liệt kê những gì, có những ý chính, ý phụ nào. Học ôn theo cả chủ đề sẽ giúp việc ôn tập liền mạch theo một dòng suy nghĩ đồng thời có sự liên kết hơn khi học, bởi các bài học sẽ giúp bổ sung kiến thức cho nhau.
Ví dụ như này: Khi học bài về đột biến đa bội thể thì học sinh cần học những ý: Khái niệm thế nào là đột biến đa bội, cơ chế phát sinh thể đa bội, phân loại đa bội thể, đặc điểm của thể đa bội, ý nghĩa của đột biến đa bội trong chọn giống và trong quá trình tiến hóa, nêu thêm ví dụ để dễ hiểu.
GVBM: Nguyễn Thị Tân Lương- Thạc sỹ (Sưu tầm)
Link nội dung: https://tcquoctesaigon.edu.vn/hinh-anh-ve-mon-sinh-hoc-a33438.html