Thông thường khi nam giới trưởng thành, hình dạng của "chú em" đã được định hình và không còn thay đổi. Tuy nhiên nếu một ngày bạn thấy bộ phận sinh dục có sự thay đổi hình dạng, chẳng hạn như cong hơn, gây cản trở đời sống tình dục thì hãy đi khám càng sớm càng tốt.
Bác sĩ Huang Weilun, khoa tiết niệu Bệnh viện E-Da, Đài Loan (Trung Quốc) cho biết một người đàn ông 53 tuổi từng đến phòng khám ngoại trú cách đây một năm rưỡi và cho biết "cậu nhỏ" cương cứng bình thường nhưng lại cảm thấy đau đớn, kể cả lúc quan hệ. Kiểm tra thấy bộ phận sinh dục của mình cong sang phải, anh quyết định đi khám.
Bác sĩ sau đó xác định nam bệnh nhân mắc bệnh Peyronie và kê đơn thuốc uống. Tuy nhiên, việc điều trị bằng thuốc không mang lại hiệu quả tốt, người đàn ông phải quay lại phòng khám 3,4 lần.
Sau đó, mặc dù cơn đau của bệnh nhân đã thuyên giảm nhưng không làm cho "cậu nhỏ" trở lại hình dạng ban đầu, thậm chí còn ngày càng cong hơn. Lần gần đây nhất khi anh đến phòng khám thì "chú em" đã cong thành một góc 45 độ. Người đàn ông cũng cho biết suốt thời gian mắc bệnh, anh chẳng thể ân ái bình thường được nữa dù rất muốn.
"Cậu nhỏ" của người đàn ông cong thành góc 45 độ. (Ảnh minh họa)
Bác sĩ Huang Weilun chỉ ra rằng bệnh Peyronie được chia thành giai đoạn cấp tính và mãn tính. Giai đoạn cấp tính là khi dương vật của người bệnh sẽ tiếp tục bị biến dạng hoặc đau đớn, nhưng sau một thời gian tình trạng này sẽ chấm dứt tức là đã bước vào giai đoạn mãn tính.
Bác sĩ nói với bệnh nhân rằng ông phải đợi ít nhất nửa năm để bộ phận sinh dục hết biến dạng mới có thể tiến hành phẫu thuật. Tuần này, người đàn ông cuối cùng đã được phẫu thuật điều chỉnh độ cong dương vật, bác sĩ cũng nhắc nhở anh sẽ không thể quan hệ trong vòng một tháng sau khi phẫu thuật và sẽ đợi lần khám tới để quan sát mức độ cong.
Bác sĩ Huang Weilun giải thích, bệnh Peyronie hay còn gọi là bệnh xơ cứng vật hang là khi có sự hiện diện của các mảng xơ hoặc cục xơ cứng ở dương vật. Nếu mảng xơ hình thành và tăng sinh ở mặt lưng dương vật sẽ làm cho bộ phận này cong gấp khúc lên trên và ngược lại, nếu ở mặt bụng sẽ gây cong gấp khúc xuống dưới.
Nhóm người nào có nhiều khả năng mắc bệnh Peyronie? Bác sĩ Huang Weilun chỉ ra rằng có 4 yếu tố nguy cơ chính gây ra bệnh Peyronie, được mô tả dưới đây:
- Tuổi: Những người từ 30 đến 50 tuổi có tỷ lệ mắc Peyronie tăng theo độ tuổi, tỷ lệ mắc bệnh cao nhất xảy ra vào khoảng 50 tuổi.
- Hội chứng chuyển hóa và bệnh tim mạch: Nghiên cứu chỉ ra rằng bệnh nhân bệnh tiểu đường có nguy cơ cao gấp 6,6 lần so với người bình thường; bệnh nhân mắc bệnh tim mạch có nguy cơ cao gấp 3,3 lần.
- Hút thuốc: Các nghiên cứu lớn ở nước ngoài đã chỉ ra rằng hút thuốc làm tăng nguy cơ bệnh bệnh Peyronie lên 5,5 lần và dẫn đến rối loạn dương dương và các bệnh tim mạch khác.
- Rượu: Theo một số nghiên cứu, những người có thói quen uống rượu có nguy cơ mắc Peyronie cao gấp 6,2 lần so với những người không có thói quen uống rượu.
Ngoài ra, bệnh nhân mắc bệnh Peyronie cũng dễ bị rối loạn cương dương, vì trong quá trình cương cứng, mảng xơ ngăn máu tĩnh mạch chảy ra ngoài dẫn đến máu khó tới được bộ phận sinh dục. Nếu tình trạng nghiêm trọng, có thể phải sử dụng dương vật nhân tạo.
Link nội dung: https://tcquoctesaigon.edu.vn/hinh-cu-cua-dan-ong-a32829.html