Bánh chưng gạo lứt là lựa chọn của nhiều người khi muốn ăn kiêng giảm cân. Vậy hãy cùng Nguyên Khôi tìm hiểu xem 1 chiếc bánh chưng gạo lứt bao nhiêu calo ngay trong bài viết này nhé.
Bánh chưng gạo lứt là loại bánh được gói từ gạo lứt giàu dinh dưỡng. Loại gạo này chỉ được loại bỏ lớp trấu bên ngoài và giữ nguyên được dinh dưỡng ở lớp cám và mầm gạo.
Thành phần của bánh chưng gạo lứt cũng giống như các loại bánh chưng khác, gồm gạo lứt, thịt lợn, đậu xanh (tinh bột, chất đạm, chất béo, chất xơ, protein, vitamin).
Nhờ giữ được lớp cám trong quá trình xay nên bánh chưng gạo lứt giữ được nhiều thành phần dinh dưỡng, đặc biệt phải kể đến các nhóm vitamin B (B1, B2, B3) và các nguyên tố vi lượng canxi, sắt, kali, natri.
Bánh chưng gạo lứt so với gạo nếp cái hoa vàng, thì hàm lượng kcal thấp hơn nhiều.
Theo nghiên cứu của chuyên gia dinh dưỡng, cứ 100g gạo lứt sẽ chứa khoảng 110kcal, ít hơn bánh chưng gạo nếp cái (cung cấp 250kcal)
Trung bình một miếng bánh chưng gạo lứt đậu xanh, thịt sẽ cung cấp 325kcal. Điều này chứng tỏ lượng calo được giảm đi đáng kể khi cơ thể hấp thụ.
Bánh chưng gạo lứt được biết đến giàu dinh dưỡng mang lại nhiều giá trị có ích cho cơ thể.
Bánh chưng gạo lứt giàu chất xơ và các chất có lợi cho tim mạch như magie, lignans…giảm vấn đề cholesterol trong máu, giảm nguy cơ xơ vữa động mạch, giảm huyết áp từ đó tránh được vấn đề bệnh lý tim mạch như tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, bệnh mạch vành.
Bánh chưng gạo lứt có chỉ số đường huyết thấp hơn so với gạo nếp, gạo trắng. Khi ăn bánh chưng gạo lứt, lượng tinh bột sẽ từ từ chuyển hóa thành đường ổn định, giúp điều hòa glucose trong máu. Điều này giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Gluten có thể gây ra kích ứng đau dạ dày, đầy bụng, buồn nôn…nhưng gạo lứt tự nhiên không chứa gluten nên sẽ là lựa chọn an toàn cho người bị dị ứng hoặc không dung nạp được gluten.
Việc giữ lại lớp cám bọc bên ngoài hạt gạo giúp giữ được hàm lượng chất xơ cao, giúp quá trình tiêu hóa trong da dày lâu hơn từ đó tạo cảm giác nhanh no, no lâu hơn bình thường nên ít cảm giác thèm ăn.
Bên cạnh đó, trung bình một người bình thường cần nạp 2000 kcal mỗi ngày tương đương 1 bữa cần đến 700kcal mà trên thực tế lượng calo của miếng bánh chưng 110kcal.
Vậy nên, nếu ăn trong mức vừa phải, không ăn quá nhiều thì việc ăn bánh chưng gạo lứt không ảnh hưởng đến vấn đề cân nặng.
Do đó, có thể khẳng định việc ăn bánh chưng gạo lứt không mập (không béo) nếu như bạn ăn hợp lý, vừa phải.
Mặc dù khẳng định vấn đề ăn bánh chưng gạo lứt là không béo trong giới hạn cho phép nhưng để kiểm soát vấn đề cân nặng bạn cần lưu ý
Chỉ ăn 1 - 2 miếng nhỏ trong một bữa ăn, tuyệt đối không ăn hơn để kiểm soát được lượng kcal.
Không nên rán bánh chưng gạo lứt khi ăn. Có thể rán sẽ ngon hơn nhưng sẽ nạp thêm lượng dầu ăn, tích thêm chất béo rất dễ gây tăng cân.
Nên ăn bánh chưng gạo lứt với hành muối, dưa muối hoặc rau xanh để vừa chống ngấy, vừa tăng lượng chất xơ giúp tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
Thời điểm thích hợp ăn bánh chưng gạo lứt là sáng hoặc trưa. Không nên dùng trong bữa tối hay bữa ăn đêm khuya vì lúc này cơ thể ít hoạt động. Việc nạp thêm kcal tầm này rất khó tiêu hóa hết.
Link nội dung: https://tcquoctesaigon.edu.vn/banh-chung-gao-lut-bao-nhieu-calo-a32781.html