Nấm âm đạo là tình trạng phổ biến xảy ra khi nấm men (thường là nấm Candida albicans) phát triển quá mức gây kích ứng âm đạo.[1]
Thông thường, trong âm đạo tồn tại một hệ vi sinh giúp âm đạo giữ được độ pH nằm trong mức bình thường (3,8 đến 4,2). Một số lợi khuẩn như Lactobacillus còn giúp ức chế sự xâm nhập của nhiều vi khuẩn gây hại.
Khi bị tác động bởi các yếu tố bất lợi như thay đổi nội tiết, suy giảm miễn dịch âm đạo sẽ mất cân bằng giữa lợi khuẩn và nấm men, tạo điều kiện cho nấm phát triển dẫn đến nhiễm nấm âm đạo.
Nấm Candida phát triển quá mức gây ra tình trạng nấm âm đạo
Nguyên nhân chính gây ra nhiễm nấm âm đạo thường là do sự phát triển quá mức của nấm Candida albicans trong điều kiện mất cân bằng lợi khuẩn tại âm đạo.[2]
Sự mất cân bằng này có thể xảy ra do nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như:
Bất kỳ yếu tố nào dẫn đến việc thay đổi nội tiết tố, chẳng hạn như phụ nữ mang thai, đang cho con bú, phụ nữ ở tuổi tiền mãn kinh hoặc đang sử dụng thuốc tránh thai... đều có thể phá vỡ thế cân bằng giữa lợi khuẩn và nấm men tại âm đạo.
Thụt rửa sâu, sử dụng các dung dịch vệ sinh có tính sát khuẩn cao thường khiến trạng thái cân bằng vi sinh âm đạo ảnh hưởng. Từ đó làm tăng nguy cơ nấm men bùng phát dẫn đến nhiễm nấm âm đạo
Việc sử dụng kháng sinh để điều trị các bệnh lý nhiễm trùng sẽ vô tình tiêu diệt các lợi khuẩn có trong hệ vi sinh tại âm đạo. Điều này dẫn đến việc nấm men có thể tự do phát triển lấn át tại âm đạo và gây viêm.
Nếu không kiểm soát tốt bệnh đái tháo đường, lượng glucose trong máu tăng cao làm tăng lượng đường tại màng nhầy âm đạo. Phần đường này tạo môi trường phát triển thuận lợi cho các tế bào nấm men, dẫn đến nấm âm đạo.
Sự suy giảm của hệ thống miễn dịch trong cơ thể tạo điều kiện cho nấm sinh sôi, đặc biệt là ở các bệnh nhân mắc HIV/AIDS hoặc bệnh nhân ung thư đang tiếp nhận hoá trị và xạ trị. Nấm âm đạo ở những bệnh nhân này cần được điều trị sớm để tránh dẫn đến hậu quả nghiêm trọng hơn.
Tuỳ theo mức độ nhiễm nấm và từng giai đoạn khác nhau, nấm âm đạo có thể biểu hiện thành các triệu chứng từ nhẹ đến trung bình. Các triệu chứng của nấm âm đạo bao gồm:[1]
Tiết dịch trắng đậm đặc là một trong những triệu chứng thường thấy của nấm âm đạo
Viêm âm đạo do nấm không nguy hiểm tới tính mạng, nhưng lại gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống, sức khoẻ tinh thần và làm cho âm đạo bị sưng tấy, ngứa rát, thậm chí dẫn đến lở loét và rách mô âm đạo.
Ngoài ra có thể gây ảnh hưởng đến đời sống vợ chồng, giảm khả năng sinh sản, gây suy giảm miễn dịch, có nguy cơ sẩy thai sanh non đối với mẹ bầu, gây tiêu cực đến tâm lý.
Âm đạo có thể trở nên lở loét và đau nhức nếu nhiễm nấm nặng nề
Ngoài việc chẩn đoán bằng cách thăm hỏi các thông tin về triệu chứng, tiền sử bệnh và các yếu tố nguy cơ, bác sĩ có thể thực hiện khám phụ khoa hoặc xét nghiệm dịch âm đạo để đưa ra chẩn đoán chính xác nhất.
Xét nghiệm dịch tiết âm đạo để chẩn đoán xác định nhiễm nấm Candida
Đa số phụ nữ mắc bệnh nấm âm đạo thường cảm thấy xấu hổ, e ngại khi phải gặp bác sĩ và có xu hướng tự điều trị bằng các phương pháp dân gian. Tuy nhiên, chị em nên đến gặp bác sĩ trước khi bệnh nặng hơn và gây tốn kém về cả chi phí lẫn thời gian chữa trị. Hãy đặt lịch khám nếu:
Nếu gặp các dấu hiệu như trên, bạn có thể đến ngay các cơ sở y tế gần nhất, các phòng khám hay bệnh viện chuyên khoa Sản phụ khoa. Hoặc bất kỳ bệnh viện đa khoa nào tại địa phương để được thăm khám kịp thời.
Ngoài ra, có thể tham khảo một số bệnh viện lớn, uy tín dưới đây để được chẩn đoán và tư vấn điều trị phù hợp, tránh các biến chứng đáng tiếc xảy ra:
Tuỳ vào từng giai đoạn và mức độ nặng hay nhẹ của bệnh mà bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp điều trị khác nhau.[2]
Biện pháp điều trị chủ yếu được chỉ định đối với chị em mắc nấm âm đạo nhẹ và trung bình thường là sử dụng thuốc tác dụng tại chỗ kết hợp cùng cải thiện lối sống. Phổ biến nhất dạng thuốc mỡ hoặc viên đặt không kê đơn có chứa Miconazole, Clotromazole dùng trong 3 - 7 ngày.
Trong một số trường hợp, bác sĩ cũng có thể kê đơn thuốc kháng nấm đường uống chứa Itraconazol 100mg (dùng 2 viên/ngày, uống trong 3 - 5 ngày) hoặc Fluconazol 150 mg (dùng liều duy nhất).
Bên cạnh đó, thực hiện vệ sinh vùng kín đúng cách và cân bằng chế độ ăn uống, sinh hoạt cũng giúp cải thiện đáng kể tình trạng nấm âm đạo nhẹ và trung bình.
Nấm âm đạo là một bệnh rất dễ tái phát. Do đó, những bệnh nhân gặp tình trạng nấm nghiêm trọng hơn hoặc thường xuyên tái phát cần đến gặp bác sĩ. Bạn có thể được chỉ định các thuốc đường uống tác dụng toàn thân giúp ức chế nấm lâu dài.
Ngoài ra, liệu pháp kháng nấm Azole đường đặt âm đạo cũng có thể được sử dụng để điều trị kết hợp trong trường hợp nhiễm nấm Candida nặng và thường xuyên tái phát.
Lưu ý
Cần điều trị dài hạn hoặc đa liều đối với tình trạng nấm âm đạo thường xuyên, nghiêm trọng
Nhiễm nấm âm đạo có thể được phòng ngừa bằng cách thay đổi lối sống, đặc biệt là việc nên mặc quần lót bằng cotton và không chọn những loại quần lót quá chật.
Ngoài ra chị em cũng có thể tham khảo một số biện pháp phòng ngừa khác như:
Tránh sử dụng băng vệ sinh có mùi thơm để phòng ngừa nhiễm nấm âm đạo
Trên đây là một số thông tin về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh nấm âm đạo mà chị em thường gặp phải. Hãy chia sẻ ngay cho người thân và bạn bè để có biện pháp phòng ngừa, không để nấm âm đạo làm ảnh hưởng đến đời sống!
Link nội dung: https://tcquoctesaigon.edu.vn/cach-chua-nam-am-dao-a32647.html