Miếu bà Phi Yến: Lễ giỗ bà Phi Yến ngày mấy? Đi Miếu bà cầu gì tốt?

1. Giới thiệu đôi nét về miếu bà Phi Yến

Miếu bà Phi Yến hiện là di tích văn hóa - lịch sử nổi tiếng bậc nhất huyện Côn Đảo, mà tất cả mọi khách du lịch đến đây đều phải lên kế hoạch ghé thăm.

Di tích An Sơn Miếu (hay còn được biết đến là Miếu bà Phi Yến) tọa lạc ở ngay khu vực trung tâm thị trấn Côn Đảo, nằm về phía Tây Nam. Địa chỉ khá thuận lợi cho mọi du khách thăm quan vì gần cạnh những điểm nổi tiếng khác như Bảo tàng Côn Đảo, bãi biển An Hải, bãi biển Đất Dốc…

Được xây dựng từ năm 1785, An Sơn Miếu được người dân tôn thờ là nơi trang nghiêm, nhiệm màu nhất và luôn che chở mọi người ở đây khỏi các khó khăn, thiên tai, bão lụt… Tuy nhiên, đến năm 1861, do thực dân Pháp bắt đầu hành trình đô hộ nước ta và lên kế hoạch chiếm đóng đảo thành công nên hầu hết dân cư phải di chuyển vào đất liền và ngôi miếu từ đó bị bỏ hoang, không ai chăm nom.

Đến năm 1958, nhân dân trên đảo đã có thể trở về nơi từng an cư lạc nghiệp trước đó nên cùng nhau xây dựng lại An Sơn Miếu ở Côn Đảo, trông khang trang hơn, hoàn thiện hơn và tích cực hương khói thờ phụng địa điểm tâm linh này cho đến ngày hôm nay.

Xem Thêm: Miếu Cô Vân Côn Đảo - Điểm du lịch tâm linh không thể bỏ qua

miếu bà phi yến

2. Kiến trúc Miếu bà Phi Yến có gì đặc biệt?

An Sơn Miếu hiện có diện tích khoảng hơn 4.000m2, được thiết kế theo hình chữ Nhất thể hiện tấm lòng chung thủy một lòng với nước Việt và đại diện cho sự ngay thẳng của nhân dân Việt Nam. Ngày 25/10/2005, An Sơn Miếu được Ủy ban tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu xếp hạng là di tích văn hóa tâm linh cấp tỉnh, người dân cần chung tay trùng tu, gìn giữ mỗi ngày.

Mỗi khu vực còn sở hữu một nét đẹp riêng, khó lòng quên được:

2.1 Không gian bên ngoài

Ngay từ bên ngoài cổng miếu, mọi du khách đều ấn tượng với tấm bia đá ghi lại câu chuyện truyền thuyết ý nghĩa về bà Phi Yến và Hoàng tử Cải - tượng trưng cho tình cảm gia đình gắn bó.

Bạn có biết: Sự tích bà Phi Yến thú vị ra sao?

Người dân ở Côn Đảo truyền lại rằng vào năm 1783, khi vua Nguyễn Ánh bị quân Tây Sơn truy bắt tận cùng, ông đã đưa vợ con mình và binh lính thân cận tháo chạy đến Côn Đảo. Sau đó, ông viết một bức thư cầu viện quân Pháp tìm đường đến thị trấn này để chống lại quân Tây Sơn càng sớm càng tốt và đưa ra ý định gửi con trai - hoàng tử Cải làm con tin.

Chính vì quyết định hèn nhát của Nguyễn Ánh, thứ phi Phi Yến đau lòng khôn xiết và một mực can ngăn chồng vì theo suy nghĩ của bà, nội chiến quốc gia tốt nhất nên tự giải quyết êm đẹp mà không cần đến sự trợ giúp của ngoại bang (bởi có thể gây hỗn loạn trong nhân dân, khó cai trị sau này). Thế nhưng, hoàng đế vô cùng tức giận, cho rằng bà thông đồng với nghĩa quân Tây Sơn nên ra lệnh xử chết bà. Tuy nhiên, dưới sự mưu trí của quan đô đốc Ngọc Lân, Phi Yến giữ được mạng sống nhưng lại bị đày vào một hang đá ẩn sâu trong núi (ngày nay gọi là Hòn Bà Côn Đảo) và trừng phạt bằng cách chỉ để lại một chút thức ăn và lấp kín cửa hang.

Chỉ sau đó một thời gian, nghĩa quân Tây Sơn tìm ra vị trí vua Nguyễn Ánh và đánh tới Côn Đảo. Lúc này, Nguyễn Ánh bỏ rơi thứ phi Phi Yến, cùng tùy tùng tháo chạy tới đảo Phú Quốc. Trong lúc lên thuyền để vượt biển, hoàng tử Cải vì không thấy mẹ đâu nên đã khóc lóc, đòi chết cùng mẹ. Vì quá tức giận, vua Nguyễn Ánh tàn nhẫn ném đứa trẻ vô tội xuống biển. Thi hài hoàng tử trôi dạt vào bãi san hô và được người dân làng Cỏ Ống chôn cất tại khu rừng bên Bãi Đầm Trầu Côn Đảo.

Sau đó, thật may mắn vì dân làng tìm thấy và giải cứu bà Phi Yến khỏi hang đá nhưng trắc trở chưa dừng lại ở đó. Nỗi đau mất con chưa kịp nguôi ngoai, vào rằm tháng bảy năm 1785, bên làng An Hải tổ chức một cuộc đàn chay lớn nên người dân rước thỉnh thứ phi Phi Yến sang làng Cỏ Ống để ban phước lành cho người dân. Trước nhan sắc mê hoặc lòng người, một tên đồ tể tên Biện Thi nổi lòng tà dục. Mặc dù phát hiện kịp thời và không bị Biện Thi làm nhục nhưng vì cảm thấy xấu hổ, bà Phi Yến đã quyết định tự tử.

Đau lòng trước sự ra đi đột ngột của bà, người dân làng An Hải và Cỏ Ống lập nên An Sơn Miếu (Miếu bà Phi Yến) nhằm mục đích thờ phụng và hương khói cho cả hai mẹ con. Sau đó, bởi chết oan ức nên bà Phi Yến và hoàng tử Cải rất linh thiêng, bằng chứng nhiều lần hiển linh giúp đỡ người dân điềm lành, điềm dữ. Chính vì lẽ đó, Miếu bà Phi Yến hiện là nơi thờ cúng, cầu nguyện nổi tiếng tại Côn Đảo.

2.2 Khuôn viên bên trong

Tiến vào khuôn viên phía trong, tại đây hiện tại trồng rất nhiều cây xanh phủ bóng mát hòa cùng mùi hương thoang thoảng quyến rũ nên không khí hết sức trong lành, thoáng đãng và dễ chịu. Và chính giữa là ngôi miếu uy tín với thiết kế cổ xưa, trang trọng khiến ai nấy đều xiêu lòng.

2.3 Kiến trúc ngôi miếu

Trước khi tiến đến miếu, khách du lịch phải đi băng qua khoảng sân lát xi măng rộng, đẹp và bắt gặp một hồ nước hình tròn với giữa hồ là một hòn non bộ mô phỏng hình ảnh hang đá nơi bà Phi Yến bị vua Nguyễn Ánh giam cầm một cách thu hút khó cưỡng.

Tiếp tục bước qua hồ là một bàn thờ thiên địa chỉn chu, quanh năm nghi ngút khói hương và nhìn sang phía đối diện là một cột cờ treo đầy đủ các loại cờ ngũ sắc cần thiết, dựa trên quan niệm âm dương ngũ hành.

2.3.1 Tổng thể bên ngoài ngôi miếu

Ngay sau đó, du khách sẽ nhìn thấy khuôn viên bên ngoài chính điện An Sơn Miếu. Tại đây hiện đặt rất nhiều ghế đá cho du khách tham quan dừng chân nghỉ ngơi trong lúc khám phá Miếu bà. Còn ở giữa sân đặt một lư hương lớn cho khách du lịch thắp nhang, thành tâm cầu nguyện bình an, may mắn.

Toàn bộ chi tiết bên ngoài miếu mang đậm phong cách đền - chùa truyền thống Việt Nam dưới thời nhà Nguyễn. Nổi bật với hình ảnh mái ngói đỏ phủ đầy rong rêu cổ kính và bày trí ba cổng ra vào. Riêng cổng chính giữa thiết kế một tấm hoành phi, ghi ba chữ tiếng Hán có nghĩa “An Sơn Miếu”.

2.3.2 Bên trong ngôi miếu

Bước vào bên trong, khách du lịch chắc chắn bị choáng ngợp trước vẻ đẹp uy nghi của bức tượng bà Phi Yến, đô đốc Ngọc Lân và các vị thần giữ cửa theo quan niệm Phật giáo.

Nhìn chung, kiến trúc bên trong An Sơn Miếu không quá phức tạp nhưng chính không gian thanh tịnh, bình yên nơi đây lôi cuốn biết bao du khách ghé thăm. Và hơn hết là sự nhiệm màu của thứ phi Phi Yến và hoàng tử Cải, luôn mang lại những điều tốt đẹp nhất cho người dân Việt Nam.

3. Lễ giỗ bà Phi Yến ngày mấy?

Định kỳ vào ngày 18/10 âm lịch hàng năm, nhân dân làng An Hải (hay nhân dân Côn Đảo nói chung) tiến hành tổ chức ngày giỗ long trong cho bà Phi Yến tại An Sơn miếu. Đây là hoạt động minh chứng cho sự biết ơn đối với bà, cũng như tưởng nhớ câu chuyện ý nghĩa giữa hai mẹ con.

4. Đi Miếu bà Phi Yến cầu gì?

Người dân Côn Đảo tin rằng bà Phi Yến là vị thần linh thiêng tượng trưng cho sự bình an, là người bảo vệ ngư dân và đảo Côn Đảo sóng yên biển lặng để an cư lạc nghiệp. Vì thế, nếu có cơ hội ghé thăm nơi đây, du khách chắc chắn không thể quên cầu nguyện bình an, tài lộc và hơn hết là may mắn trong học tập, làm việc.

Ngoài ra, một số người đã đến Miếu bà cầu tình duyên và nhận lại nhiều mối quan hệ xung quanh hạnh phúc, ấm áp. sự bình an, sức khỏe, tài lộc, may mắn, và thành công trong cuộc sống.

5. Mâm cúng và văn khấn Miếu bà Phi Yến như thế nào?

Dưới đây là văn cúng Đền, Miếu cơ bản mà bạn có thể tham khảo:

Nam mô a di Đà Phật! (Đọc lớn 3 lần)

Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con xin kính lạy ngài Kim Niên Đương cai Thái tuế chí đức Tôn thần.

Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng chư vị Đại Vương.

Hưởng tử con là… Ngụ tại…

Hôm nay là ngày… tháng…năm.

Hương tử con đến nơi…….. thành tâm kính nghĩ: Đức Đại Vương nhận mệnh Thiên đình giáng lâm ở nước Việt Nam làm Bản cảnh Thành Hoàng chủ tể một phương bấy nay ban phúc lành che chở cho dân. Nay hương tử chúng con thành tâm dâng lên lễ bạc, hiến tế hương hoa, phẩm oản…

Cầu mong đức Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương chứng giảm, rủ lòng thương xót, phù hộ che chở cho chúng con sức khoẻ dồi dào, mọi sự tốt lành, lắm tài nhiều lộc, an khang thịnh vượng, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.

Hương tử con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)

6. Đến Côn Đảo có gì chơi?

Bên cạnh Miếu bà Phi Yến, Côn Đảo còn sở hữu rất nhiều địa điểm du lịch hấp dẫn khác như:

7. Côn Đảo có đặc sản gì mua về làm quà?

Ngoài hoạt động thăm quan cảnh đẹp, di tích lịch sử, đừng quên tham khảo các gợi ý đặc sản ấn tượng sau đây để dành tặng những người thân yêu:

>> Xem thêm: Côn Đảo có đặc sản gì? Lưu ngay 12 món ngon nức tiếng.

Hy vọng những chia sẻ kể trên hữu ích với bạn đọc trong chuyến du lịch sắp tới, đặc biệt là nắm rõ các thông tin quan trọng về Lễ giỗ bà Phi Yến để sắp xếp lịch trình hoàn hảo nhất.

Bên cạnh đó, một chuyến thăm Côn Đảo không thể hoàn hảo nếu bạn chưa chủ động đặt vé tàu đến Côn Đảo. Hãy tham khảo thông tin chi tiết hơn tại http://vetauphuquocexpress.com/ nhé!

Link nội dung: https://tcquoctesaigon.edu.vn/mieu-ba-phi-yen-cau-gi-a32348.html