Lựa chọn phương pháp điều trị ung thư gan phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vị trí, kích thước khối u, giai đoạn bệnh, các kết quả xét nghiệm và tình trạng sức khỏe chung của người bệnh.
Ung thư gan (ung thư biểu mô tế bào gan) là bệnh lý ung thư ác tính có tỷ lệ mắc mới (26.418) và tử vong (25.572) cao nhất Việt Nam, theo số liệu GLOBOCAN 2020. Nhờ đặc tính tế bào gan có khả năng tái tạo, tăng sinh rất mạnh, do đó ung thư gan có thể điều trị khỏi nếu phát hiện ở giai đoạn đầu. Điều này có nghĩa các tế bào u gan ác tính đang ở giai đoạn khu trú, chưa xâm lấn mạch máu, hạch bạch huyết vùng hoặc di căn cơ quan xa.
Đối với bệnh nhân phát hiện mắc ung thư gan giai đoạn tiến triển, kích thước khối u lớn, xâm lấn các mô và cấu trúc xung quanh, có các tổn thương di căn xa thì việc điều trị khó khăn và thường là điều trị kéo dài và nâng cao chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên nếu bệnh nhân kiên trì, thay đổi lối sống lành mạnh và tích cực điều trị có thể ảnh hưởng tốt đến hiệu quả quá trình điều trị.
Xem thêm: Ung thư gan có chữa được không? Yếu tố ảnh hưởng đến khả năng điều trị.
Tỷ lệ sống sót tương đối, hay còn được biết đến là tiên lượng sống bệnh nhân ung thư gan phản ánh khả năng người mắc bệnh có thể sống sót trong một khoảng thời gian nhất định.
Số liệu từ SEER (thu thập từ năm 2012 đến 2018) về tỷ lệ sống sót tương đối 5 năm đối với bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan (hoặc ống dẫn mật trong gan) cụ thể như sau:
Giai đoạn SEER Tỷ lệ sống tương đối 5 năm Khu trú 36% Khu vực 13% Di căn 3% Tất cả các giai đoạn kết hợp 21%Lưu ý, các số liệu này đến từ nhiều nghiên cứu thực hiện trên các nhóm người khác nhau. Do đó các thông tin tiên lượng sống chỉ mang tính chất tham khảo.
Phẫu thuật là phương pháp cắt bỏ khối u và một phần mô lành xung quanh. Phẫu thuật được xem là phương pháp điều trị ung thư gan hiệu quả nhất, đặc biệt ở người bệnh có chức năng gan tốt hoặc ung thư giai đoạn đầu. Trong trường hợp khối u chiếm nhiều diện tích gan, gan bị tổn thương nghiêm trọng hoặc có hiện tượng xâm lấn mạch máu, di căn các cơ quan khác, mắc nhiều bệnh nền, phẫu thuật có thể không được chỉ định. (1)
Hai phẫu thuật sử dụng trong điều trị ung thư biểu mô tế bào gan gồm:
Phẫu thuật cắt bỏ một phần gan được thực hiện khi khối u nằm trong một phần gan, các chức năng gan hoạt động tốt. Phẫu thuật có thể là cắt hạ phân thùy, phân thùy hoặc một lá gan. Sau khi cắt bỏ phần gan chứa khối u, phần gan còn lại có thể hoạt động bình thường. Sau một vài tuần, gan có thể tái tạo, trở lại kích thước bình thường.
Nếu bệnh nhân bị xơ gan tiến triển, dù là khối u nhỏ, phương pháp phẫu thuật cắt bỏ không được chỉ định.
Một số tác dụng phụ sau phẫu thuật cắt bỏ gan gồm đau nhức, mệt mỏi, suy nhược cơ thể, suy gan tạm thời. Nếu bệnh nhân gặp các tác dụng phụ mức độ nghiêm trọng hơn như chảy máu, nhiễm trùng… cần phải thông báo đến bác sĩ để được điều trị ngay.
Ghép gan là phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ gan thay thế bằng mô gan khỏe mạnh từ người hiến tặng. Phương pháp ghép gan được thực hiện khi đáp ứng các tiêu chí như kích thước, số lượng khối u, phạm vi ảnh hưởng và mức độ tương thích của mô hiến tặng với bệnh nhân. Có nhiều tiêu chí dành cho bệnh nhân ghép gan nhưng nhìn chung là tổn thương còn khu trú trong gan, chưa di căn ra ngoài gan. Ghép gan là một trong những biện pháp điều trị triệt để bệnh.
Sau phẫu thuật cấy ghép gan, bệnh nhân được theo dõi sát sao để phát hiện các dấu hiệu cơ thể từ chối tế bào mô lạ. Để hạn chế tình trạng này, người bệnh được chỉ định sử dụng thuốc ức chế miễn dịch nhằm giảm khả năng cơ thể đào thải. Một số tác dụng phụ thường gặp gồm phù, cao huyết áp, lông mọc nhiều…
Bệnh nhân ghép gan có thể đối mặt với một số nguy cơ như nhiễm trùng, cơ thể từ chối mô mới, nguy cơ mắc các bệnh ung thư không liên quan…
Điều trị tại chỗ bao gồm các phương pháp điều trị tác động trực tiếp vào tế bào ung thư hoặc khu vực mô xung quanh khối u. Các lựa chọn điều trị tại chỗ gồm: (2)
Đốt sóng cao tần điều trị ung thư gan (RFA) là kỹ thuật mới trong điều trị ung thư gan. Bác sĩ sử dụng một hoặc nhiều loại điện cực kim, gắn trực tiếp vào khối u. RFA sử dụng nhiệt độ cao (60-100 độ C) tiêu diệt tế bào ung thư. Phương pháp sử dụng sóng cao tần không làm ảnh hưởng đến các phần mô khỏe mạnh của gan, hạn chế xâm lấn, không để lại sẹo đảm bảo tính thẩm mỹ.
Phương pháp đốt sóng cao tần (RFA) trong điều trị ung thư gan được chỉ định nếu người bệnh không đáp ứng đủ điều kiện tham gia phẫu thuật, như:
Người bệnh có thể thực hiện đốt sóng cao tần nhiều lần, phụ thuộc vào hiệu quả của lần đốt trước.
Liệu pháp nút mạch hóa chất (TACE) là sử dụng thuốc hóa chất (gây độc tế bào) để tiêu diệt các tế bào ung thư. Sau khi bơm hóa chất trực tiếp vào khối u thông qua ống thông (catheter) đặt vào động mạch nuôi u gan, động mạch nuôi u sẽ được thuyên tắc bằng 1 chất gây tắc, cắt nguồn máu tới nuôi dưỡng khối u.
Có 2 cơ chế được thực hiện trong phương pháp nút mạch hóa chất:
Kỹ thuật xạ trị nhắm vào các tế bào ung thư và có thể ảnh hưởng đến một số mô mềm lân cận. Tuy nhiên một số phương pháp xạ trị cải tiến hiện đại giúp nhắm mục tiêu chính xác hơn, hạn chế tối thiểu nguy cơ ảnh hưởng đến cấu trúc mô khỏe mạnh. (3)
Các xạ trị bao gồm:
Phương pháp hóa trị ung thư gan sử dụng thuốc có tác dụng tìm diệt tế bào ung thư. Tuy nhiên hóa trị có thể tiêu diệt các tế bào khỏe mạnh và gây ra các tác dụng phụ. Hóa trị có thể dùng thuốc uống trực tiếp hoặc tiêm tĩnh mạch. (4)
Phương pháp này thường được chỉ định đối với trường hợp ung thư gan tiến triển, xâm lấn mạch máu, hạch bạch huyết vùng hoặc di căn. Tuy nhiên, ngày nay ít dùng vì độc tính cao và hiện có nhiều phương pháp toàn thân khác thay thế.
Phương pháp nhắm mục tiêu trong điều trị ung thư hoạt động bằng cách nhắm vào các gen hoặc protein chuyên biệt của tế bào ung thư, ngăn chặn các mạch máu, ức chế sự phát triển và lan rộng của tế bào ung thư đến mô xung quanh.
Liệu pháp sinh học nhắm mục tiêu trong điều trị ung thư thường được chỉ định đối với các bệnh nhân có khối u gan không thể phẫu thuật, phải điều trị bằng các phương án thay thế. (5)
Một số loại thuốc nhắm mục tiêu gồm:
Liệu pháp miễn dịch dựa vào hệ thống miễn dịch của cơ thể để chống lại ung thư. Liệu pháp giúp hệ thống miễn dịch nhanh chóng phát hiện các tế bào lạ, kích hoạt khả năng tấn công loại bỏ tế bào ung thư. Các chuyên gia tạo ra các chất trong phòng thí nghiệm giúp tăng cường, định hướng, khôi phục khả năng phòng vệ tự nhiên của cơ thể để chống lại các tế bào ung thư.
Một số thuốc được sử dụng trong liệu pháp miễn dịch ung thư gan gồm:
Các triệu chứng ung thư cũng như tác dụng phụ từ quá trình điều trị ung thư gây ra những khó chịu, đau đớn cho người bệnh. Bên cạnh các phương pháp trị liệu, chăm sóc giảm nhẹ có vai trò quan trọng giúp người bệnh điều trị bệnh hiệu quả. Chăm sóc giảm nhẹ (chăm sóc hỗ trợ) diễn ra đồng thời với các phương pháp điều trị triệt căn tế bào ung thư.
Chăm sóc giảm nhẹ giúp người bệnh giảm nguy cơ gặp biến chứng nặng, chất lượng cuộc sống tốt hơn, củng cố tinh thần và sức khỏe để bước vào các giai đoạn điều trị tiếp theo. Các lĩnh vực chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân ung thư gan gồm:
Các thử nghiệm lâm sàng để đánh giá hiệu quả phương pháp điều trị trong y khoa. Người bệnh tham gia vào các chương trình thử nghiệm lâm sàng sẽ tiếp cận với các liệu pháp, thuốc, phác đồ điều trị mới… nhằm tạo cơ sở dữ liệu đánh giá mức độ hiệu quả của toàn bộ quá trình.
Các biện pháp hỗ trợ khắc phục các cơn đau nhức, khó chịu do biến chứng và tác dụng phụ của ung thư gan có thể được chỉ định. Tuy nhiên bạn cần tham khảo tư vấn của bác sĩ để lựa chọn phương pháp hỗ trợ thích hợp, không ảnh hưởng đến quá trình điều trị ung thư.
Một số biện pháp khắc phục triệu chứng khó chịu ở người bệnh gồm:
Lựa chọn biện pháp điều trị ung thư gan phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, do đó mỗi phác đồ có sự khác biệt nhất định với mục tiêu điều trị hiệu quả tối ưu. Để lựa chọn chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất, bác sĩ cần dựa trên các kết quả xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh và y học hạt nhân, khai thác bệnh sử để đề xuất phác đồ hiệu quả nhất. (6)
Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến phương pháp điều trị ung thư gan gồm:
Tương tự các biện pháp điều trị y tế, người bệnh có thể gặp các tác dụng phụ trong quá trình điều trị ung thư gan. Tác dụng phụ sinh ra do quá trình hóa trị, xạ trị tiêu diệt tế bào ung thư khiến các tế bào khỏe mạnh bị hư hỏng. Một số tác dụng phổ biến gồm:
Hầu hết các tác dụng phụ sẽ biến mất sau khi quá trình điều trị kết thúc. Tuy nhiên xảy ra các tác dụng phụ mức độ nghiêm trọng hơn, người bệnh có thể liên hệ bác sĩ điều trị để được tư vấn kịp thời.
Khoa Ung bướu, BVĐK Tâm Anh là một trong những đơn vị tư vấn, tầm soát và điều trị ung thư hàng đầu Việt Nam hiện nay. Khoa Ung bướu cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn diện, khám tầm soát ung thư gan, áp dụng mô hình điều trị đa mô thức và cá thể hóa đối với bệnh nhân ung thư gan như phẫu thuật, đốt sóng cao tần RFA, nút mạch hóa chất, điều trị toàn thân với các thuốc mới như thuốc nhắm đích, thuốc miễn dịch, kháng thể đơn dòng…
Phòng pha hóa chất Khoa Ung bướu, BVĐK Tâm Anh đạt chuẩn quốc tế, cho độ chính xác cao, liều lượng phù hợp với chỉ định. Ghế truyền hóa chất tiện nghi, thoải mái, tạo sự thư thái, dễ chịu, riêng tư cho người bệnh.
Đội ngũ y bác sĩ tại BVĐK Tâm Anh chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm trong chăm sóc và điều trị bệnh nhân ung thư. Các bác sĩ thường xuyên cập nhật tiến bộ y khoa, áp dụng phác đồ điều trị chuẩn thế giới, tối ưu hiệu quả điều trị cho bệnh nhân ung thư.
Sự phối hợp đa chuyên khoa: Giải phẫu bệnh, Chẩn đoán hình ảnh, Tiêu hóa, Ngoại Gan mật tụy… giúp lên phác đồ điều trị toàn diện, chuyên biệt cho từng bệnh nhân.
Để tìm hiểu thông tin tầm soát và điều trị ung thư gan tại khoa Ung bướu, BVĐK Tâm Anh, bạn có thể liên hệ qua thông tin:
Ung thư gan có thể xảy ra ở mọi đối tượng, độ tuổi và có xu hướng ngày càng trẻ hóa do thói quen, chất lượng cuộc sống thay đổi. Để phòng ngừa mắc ung thư gan, mọi người cần tiêm ngừa vaccine viêm gan B khi kháng thể viêm gan B giảm, đồng thời thăm khám sức khỏe định kỳ, tầm soát ung thư gan ngay cả khi không có triệu chứng. Phát hiện sớm, điều trị ung thư gan càng hiệu quả.
Link nội dung: https://tcquoctesaigon.edu.vn/cac-phuong-phap-dieu-tri-ung-thu-a32242.html