Dọa sảy thai là cụm từ chỉ những triệu chứng báo hiệu nguy cơ sảy thai mà bà bầu có thể gặp. Các dấu hiệu thường gặp có thể kể tới chảy máu âm đạo, chảy dịch âm đạo liên tục, đau bụng, các triệu chứng mang thai đột ngột biến mất…Chính vì vậy, khi xuất hiện những triệu chứng lạ, bà bầu cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cũng như chế độ sinh hoạt phù hợp. Trong đó, thuốc sắc củ gai chữa dọa sảy thai thường được gợi ý, đồng thời còn trị động thai cũng như giúp dưỡng thai.
Củ gai hay rễ cây gai là một loại thảo dược được thu hoạch từ cây gai. Cây gai là một loài thực vật lâu năm, mọc tự nhiên với các đặc điểm phân biệt:
Cây được trồng ở nhiều địa phương, đặc biệt ở vùng núi tỉnh Hòa Bình và được thu hoạch vào mùa thu hay mùa hạ. Rễ cây có thể để nguyên, dùng tươi hoặc phơi khô thành trữ ma căn (rễ cây gai phơi khô).
Hai bộ phận thường được sử dụng là rễ và lá cây gai. Lá cây được sử dụng là thuốc và làm bánh như bánh gai, bánh ít. Rễ có dược tính cao với nhiều tác dụng như thanh nhiệt, giải độc, chỉ huyết (cầm máu bên trong và bên ngoài cơ thể), an thai và trị huyết dọa sảy thai nên được sử dụng nhiều làm thuốc chữa bệnh.
Một trong những dấu hiệu điển hình dọa sảy thai là hiện tượng chảy máu âm đạo, có thể kèm theo triệu chứng đau co thắt bụng, tiết dịch âm đạo bất thường…Củ gai chữa dọa sảy thai với tác dụng an thai giúp bà bầu giảm bớt các triệu chứng trên. Đồng thời, củ gai hỗ trợ dưỡng thai, giúp thai bám chắc tự nhiên vào thành niêm mạc tử cung.
Thành phần của củ gai đã xác định được nhiều hợp chất hữu cơ thuộc các nhóm chất anthraquinon, phytosterol, ceramide, terpenoid và acid béo. Đặc biệt trong acid béo có acid chlorogenic. Acid chlorogenic có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn và nấm, từ đó phòng chống tình trạng viêm nhiễm ở niêm mạc tử cung. Đồng thời, acid chlorogenic có trong củ gai có tác dụng chống oxy hóa cao hơn gấp 10 lần so với vitamin E.
Chất chống oxy hóa có tác dụng ngăn chặn sự phá hủy, tổn hại tế bào từ các gốc tự do. Vì nếu gốc tự do tích tụ với số lượng lớn sẽ làm cơ thể bị stress oxy hóa, từ đó làm tổn thương trước tiên là DNA, protein, màng tế bào và cuối cùng là tổn thương toàn tế bào. Acid chlorogenic làm ổn định và ngăn chặn sự hình thành gốc tự do, từ đó giúp an thai và dưỡng thai.
Không những thế, tác dụng chống oxy hóa của củ gai còn giúp hạn chế các vấn đề khác về sức khỏe cho mẹ bầu, bao gồm ổn định đường huyết tránh bệnh tiểu đường thai kỳ, tăng cường sức khỏe tim mạch và ngăn chặn ung thư.
Trong thời kỳ mang thai, ba tháng đầu thai kỳ là khoảng thời gian thai nhi dễ bị tổn thương nhất. Vì thế, sử dụng củ gai là một lựa chọn tuyệt vời giúp bà bầu an thai, dưỡng huyết, tư âm và thanh nhi. Kết hợp cùng chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất và chế độ sinh hoạt lành mạnh, nhẹ nhàng sẽ giúp thai nhi được phát triển khỏe mạnh và giúp thai bám chắc vào thành tử cung. Đồng thời, tác dụng chống oxy hóa mạnh của củ gai giúp tăng sức đề kháng và sức khỏe cho cả mẹ và bé.
Đem sắc 30g trữ ma căn hay rễ cây gai phơi khô cùng 500ml nước, chia làm ba lần chỉ uống trong ngày. Chú ý chỉ sử dụng bài thuốc từ 2 tới 3 ngày vì cây gai mang tính hàn, sử dụng dài ngày có thể gây hư hàn.
Ngoài ra, có thể nấu cháo củ gai theo công thức: Rễ củ gai tươi 50g sắc lấy nước và bỏ bã, thêm 100g gạo nếp và 10 quả hồng táo nấu thành cháo. Nấu chín, thêm gia vị cho vừa miệng, chia thành nhiều lần ăn trong ngày, không để cháo qua đêm.
Phương pháp IVF hay thụ tinh trong ống nghiệm ngày càng phổ biến đối với các cặp vợ chồng bị hiếm muộn. Tuy nhiên, tỉ lệ thành công của phương pháp IVF tại Việt Nam hiện tại chỉ khoảng 35 - 40%, tỉ lệ có thể giảm từ 2% tới 10% đối với phụ nữ trên 40 tuổi và phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác.
Giai đoạn quan trọng của IVF là bước chuyển phôi, quyết định kết quả của quá trình IVF. Người phụ nữ trong giai đoạn này cần chú ý giữ gìn về sức khỏe kết hợp với chế độ dinh dưỡng phù hợp. Nước củ gai đã được ghi nhận giúp làm tăng tỉ lệ thành công đối với phương pháp IVF, đồng thời củ gai là một loại thảo dược vô cùng an toàn, dễ chế biến và dễ sử dụng.
Ngoài các tác dụng kể trên, củ gai còn rất nhiều bài thuốc khác điều trị sa tử cung, chứng động thai ở sản phụ, chứng tê mỏi tay chân…
Rễ củ gai vừa thu hoạch cần được rửa sạch đất bên ngoài, cắt bỏ rễ non, cắt bỏ phần và lưu trữ ở dạng tươi thái miếng hoặc dạng sấy khô.
Về sơ chế, củ gai có nhiều cách sơ chế khác nhau như đun lấy nước uống, hầm canh, hay luộc. Tuy nhiên, để đảm bảo công dụng an thai và dưỡng thai, phương pháp sơ chế tốt nhất là đun sắc củ gai cho mẹ bầu dùng.
Khi thấy xuất hiện các dấu hiệu bất thường như chảy máu, chảy dịch âm ỉ liên tục ở âm đạo, đau thắt bụng… bà bầu nên sử dụng nước đun sắc của củ gai. Sử dụng 160g - 200g củ gai tươi thái lát (miếng dày từ 1 tới 1,2cm) đun cùng 1 lít nước sôi trong 40 - 45 phút. Mẹ bầu nên sử dụng mỗi ngày từ 2 tới 3 lần.
Ngoài ra theo dân gian, để trị huyết dọa sảy thai hoặc đau bụng ở phụ nữ mang thai, có thể sắc củ gai theo công thức: 160g - 200g rễ gai tươi kết hợp 48g lá ngải cứu và 48g lá tía tô.
Bà bầu có thể sử dụng nước củ gai liên tục trong 3 ngày, theo dõi nếu triệu chứng vẫn không thuyên giảm thì nên tìm tới bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và tư vấn hướng điều trị phù hợp nhất.
Trên đây là bài viết của Nhà Thuốc Long Châu về vấn đề củ gai chữa dọa sảy thai. Hy vọng với bài viết, bạn có thể nắm được những thông tin cơ bản về chủ đề này. Triệu chứng dọa sảy thai xuất hiện báo động nguy cơ sảy thai, các bài thuốc với củ gai kết hợp với chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt phù hợp sẽ giúp an thai, giảm triệu chứng dọa sảy thai. Tuy nhiên, nếu sau 2 tới 3 ngày sử dụng củ gai mà các triệu chứng không giảm nhẹ, mẹ bầu cần tìm tới bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán vấn đề và điều trị kịp thời.
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Link nội dung: https://tcquoctesaigon.edu.vn/c-gai-cha-da-sy-thai-c-hiu-qu-khng-long-chu-a31843.html