Xơ gan là tình trạng mô sẹo phát triển và hình thành quá mức tại gan. Các tế bào gan sẽ bị những nốt sẹo và vách ngăn xâm lấn, nếu không được phát hiện và điều trị sớm, xơ hóa gan sẽ gây nhiều biến chứng nghiêm trọng khó chữa.
Một số nguyên nhân/yếu tố nguy cơ gây hình thành xơ hóa gan:
Bệnh nhân bị nhiễm trùng với virus gây bệnh viêm gan B, viêm gan C hoặc các loại virus gây viêm gan khác;
Gan nhiễm mỡ không do rượu;
Bị chấn thương hoặc tiếp xúc với chất độc làm tổn thương tế bào gan;
Nghiện rượu nặng khiến gan không kịp chuyển hóa rượu, thải độc khiến gan luôn trong tình trạng hoạt động quá tải, các độc tố chưa kịp đào thải sẽ khiến gan bị viêm mạn tính hoặc hình thành các tổ chức xơ hóa, thậm chí là kích thích hình thành các khối u trong gan;
Kháng insulin;
Người mắc các bệnh tự miễn;
Hệ miễn dịch suy yếu: sử dụng các thuốc chống đào thải sau phẫu thuật ghép gan, bị nhiễm HIV/AIDS;
Những người thừa cân, béo phì cũng có nguy cơ bị xơ hóa gan cao hơn so với người bình thường.
Rượu bia rất có hại cho gan
Trước sự xuất hiện của các chấn thương, cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách hình thành những vết sẹo hóa không thể hồi phục. Điều này không chỉ xảy ra ở bề mặt da mà còn biểu hiện ở gan. Cụ thể, khi các tác nhân như chất độc, rượu, virus, chấn thương hoặc tác động khác gây tổn thương tới tế bào gan, hệ miễn dịch sẽ được điều động để sửa chữa những mô gặp thiệt hại. Khi gan bị xơ hóa thì quá trình sửa chữa này gặp nhiều khó khăn. Các tế bào gan tổn thương sẽ giải phóng một chất vào trong gan gây nên sự tích tụ và hình thành mô sẹo.
Bệnh xơ hóa gan sẽ trải qua 4 giai đoạn khác nhau, biểu hiện từ mức độ nhẹ tới nặng với các triệu chứng điển hình.
Ở giai đoạn này, bệnh mới bắt đầu hình thành và phát triển. Những triệu chứng tổn thương ở gan chưa bộc lộ một cách rõ ràng. Phần lớn người bệnh sẽ cảm thấy chán ăn, mệt mỏi, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, hấp thu kém nên hay nghĩ đến bệnh lý thông thường khác mà chủ quan không đi khám.
Giai đoạn đầu người bệnh ít biểu hiện dấu hiệu rõ ràng
So với giai đoạn đầu thì các mô sẹo đã xuất hiện nhiều hơn, có thể phát hiện rõ khi nhìn trên hình ảnh siêu âm. Càng nhiều vết mô sẹo hình thành thì chức năng gan càng suy giảm, chất dịch ứ đọng gây rối loạn các quá trình chuyển hóa trong cơ thể.
Bước sang giai đoạn F3, gan hoạt động kém hiệu quả với các biểu hiện rối loạn chức năng gan. Những tế bào gan bị thương tổn không còn khả năng hoạt động, do đó các tế bào khỏe mạnh phải làm nhiệm vụ thay nhưng vẫn không đủ sức để đáp ứng các nhu cầu của cơ thể. Bệnh nhân ở giai đoạn này sẽ có các biểu hiện như: phù nề, đau nhức toàn thân, vàng da.
Đây là giai đoạn cuối và nghiêm trọng nhất khi toàn bộ các tế bào gan đã bị tổn thương, chức năng hoạt động bị ảnh hưởng nặng nề và đe dọa tới tính mạng của người bệnh.
Xơ hóa gan càng tiến triển sang giai đoạn muộn thì cơ hội điều trị càng mong manh, bệnh nhân phải đối mặt với các biến chứng nguy hiểm. Do vậy ngay khi cảm nhận được những biểu hiện bất thường, người bệnh nên đi khám ngay để được chẩn đoán và điều trị sớm nhằm giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe.
Một khi các tế bào gan bị tổn thương thì cơ hội hồi phục hoàn toàn là rất thấp. Chính vì thế nên công tác điều trị bệnh xơ hóa gan cũng chỉ mang tính chất ngăn chặn, hạn chế sự phát triển lan rộng của các mô xơ, đồng thời giúp gan tăng cường sức đề kháng để chống lại những thương tổn khác.
Hiện nay, phẫu thuật ghép gan được coi là phương pháp có thể giúp chữa khỏi bệnh xơ hóa gan. Tuy nhiên điều này rất khó thực hiện do vấn đề tìm được lá gan tương thích với người bệnh không phải là việc đơn giản. Ngoài ra chi phí để tiến hành phẫu thuật ghép gan cũng rất đắt đỏ, do đó không phải trường hợp bị xơ hóa gan nào cũng có thể được ghép gan.
Các phương pháp phổ biến hơn được áp dụng trong điều trị xơ hóa gan bao gồm:
Ngày nay vẫn chưa có thuốc đặc trị bệnh xơ hóa gan nên bác sĩ chỉ có thể kê một số loại thuốc để tăng cường sức đề kháng, giúp hỗ trợ và bảo vệ chức năng gan của người bệnh. Các nhóm thuốc đó là:
Thuốc dùng cho việc cải thiện chức năng chuyển hóa của tế bào gan và các hormone glucocorticoid: B12, Vitamin C, Cyanidanol, Prednisolon, Testosteron, Legalon,...;
Thuốc dùng qua đường tiêm: Plasma đậm đặc, dung dịch albumin 20%, đạm tổng hợp (gồm moriamin và alverin). Nếu bị xuất huyết nhiều thì bệnh nhân cần phải được truyền máu.
Lưu ý: Chỉ được dùng các thuốc trên khi đã thăm khám và có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, bệnh nhân tuyệt đối không được tự ý mua về sử dụng.
Ngoài việc điều trị bằng phẫu thuật và thuốc thì chế độ sinh hoạt và ăn uống của người bệnh cũng đóng vai trò quan trọng. Cần chú trọng bổ sung thêm những nhóm thực phẩm sau trong thực đơn dinh dưỡng hàng ngày của người bệnh:
Thức ăn chứa nhiều đạm như thịt, cá, trứng, sữa,...;
Vitamin chứa nhiều trong các loại trái cây;
Thức ăn dồi dào Beta - carotene chứa trong những rau củ màu cam hoặc vàng như bí đỏ, cà rốt,...;
Chất xơ có trong rau xanh và các loại củ;
Một số loại cá nhiều Omega - 3 như cá ngừ, cá thu, cá hồi.
Dinh dưỡng rất quan trọng trong việc điều trị xơ hóa gan
Mong rằng với những kiến thức cơ bản trên đây về xơ hóa gan sẽ phần nào giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh nguy hiểm này. Từ đó chú ý tới chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt lành mạnh để bảo vệ lá gan cho cơ thể.
Nhằm được giải đáp các thắc mắc về tình trạng các loại bệnh lý, bạn có thể kết nối tới tổng đài 1900565656 - tổ tư vấn của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC sẽ giúp bạn trả lời các câu hỏi liên quan tới sức khỏe cũng như lựa chọn những gói khám phù hợp.
Link nội dung: https://tcquoctesaigon.edu.vn/mc-nguy-him-ca-x-ha-gan-v-c-hi-iu-tr-cn-bnh-ny-a31198.html