Tiết kiệm không chỉ giúp cải thiện tình hình tài chính mà còn tạo cơ sở để bạn dễ dàng đạt được các mục tiêu trong cuộc sống. Do đó, việc này được thực hiện càng sớm càng tốt. Dưới đây là một số cách tiết kiệm tiền cho học sinh đơn giản mà bạn có thể tham khảo, cùng theo dõi ngay nhé.
Tại sao nên biết cách tiết kiệm tiền cho học sinh từ sớm?
Tiết kiệm tiền là một thói quen tốt mà mọi người nên thực hiện. Ở thời điểm nào thì tiền bạc đối với chúng ta đều đóng vai trò quan trọng. Do đó, nếu bạn tiết kiệm được một khoản tương đối thì chắc chắn nó sẽ giúp bạn đỡ được nhiều vấn đề trong tương lai.
Học sinh là độ tuổi thích hợp nhất để học hỏi những kiến thức quan trọng trong cuộc sống. Ở lứa tuổi này, các bạn học sinh thường được bố mẹ cho tiền tiêu vặt. Nhưng phần lớn các bạn đều chưa thực sự hiểu rõ giá trị đồng tiền và thường chi tiêu bất hợp lý. Chính vì vậy, cần có cách tiết kiệm tiền cho học sinh sớm. Thông qua đó để học sinh hiểu hơn nhiều bài học hay về giá trị và cách sử dụng đồng tiền, có thể tạo quỹ tài chính phục vụ cho các dự định trong tương lai.
6 cách tiết kiệm tiền cho học sinh dễ thực hiện
1. Nuôi ống heo
Dành một khoản nhỏ tiền tiêu vặt hay tiền thưởng học tập, tiền lì xì,… vào ống heo là cách tiết kiệm tiền cho học sinh cấp 1, cấp 2, cấp 3 có thể dễ dàng thực hiện. Để bảo đảm việc tiết kiệm thành công, bố mẹ nên đồng hành cùng với con trong suốt quá trình này. Hãy dạy cho con hiểu rằng khi thực hiện điều này, con sẽ có một khoản để có thể thực hiện được những mục tiêu mong muốn trong cuộc sống như mua đồ chơi, sách vở,…
2. Tái sử dụng những đồ dùng học tập và sách cũ
Một trong những cách tiết kiệm tiền cho học sinh là tiết kiệm dụng cụ học tập như mua ngòi bút để tận dụng vỏ bút cũ, dùng bút chì có thể gọt được, sử dụng vở cũ để làm vở nháp,… Bên cạnh đó, các bạn học sinh có thể lựa chọn mua lại sách giáo khoa cũ từ các anh chị khóa trước hay tại cửa hàng bán sách cũ, giúp tiết kiệm kha khá tiền.
3. Đọc tài liệu miễn phí tại thư viện
Hầu như ở các trường đều có phòng thư viện cho phép học sinh có thể mượn sách đọc miễn phí. Tại đây, các bạn có thể mượn đa dạng loài sách, từ sách giáo khoa đến sách tham khảo, sách truyện,… Nếu tận dụng tốt điều này, bạn có thể tiết kiệm được hàng triệu đồng chi phí mua sách mỗi năm.
4. Cách tiết kiệm tiền cho học sinh bằng cách hạn chế chi tiêu vào đồ ăn vặt, hoạt động giải trí
Các món ăn vặt thường có sức thu hút rất lớn đối với học sinh, thậm chí còn trở thành thói quen, sở thích của nhiều người. Bạn nên hạn chế việc ăn vặt cũng như khoản chi dành cho các hoạt động giải trí như đi xem phim, chương trình ca nhạc,… bỏi chúng có thể khiến bạn tốn một khoản tiền không hề nhỏ mỗi tháng.
5. Làm thêm vào kỳ nghỉ
Đây là cách tiết kiệm tiền cho học sinh cấp 3 thường áp dụng. Có thể tận dụng kỳ nghỉ hè 2-3 tháng để bắt đầu một công việc làm thêm phù hợp với khả năng của mình như làm gia sư, kinh doanh online với các món đồ tự làm,…
6. Sử dụng các phương tiện công cộng hoặc xe đạp
Việc sử dụng phương tiện cá nhân thuận tiện cho việc đi lại nhưng kèm với đó cũng kéo theo nhiều chi phí phát sinh như đổ xăng, sửa xe, bảo dưỡng,… Do đó, để tiết kiệm, bạn có thể chọn các phương tiện công cộng như xe buýt hoặc đi xe đạp, đi bộ.
Tham khảo thêm cách tiết kiệm tiền cho sinh viên, du học sinh
1. Sinh viên tiết kiệm bằng cách nào?
1.1. Sử dụng xe buýt
Tại các thành phố lớn, xe buýt rất phổ biến và có giá thành tương đối rẻ, đặc biệt đối với học sinh, sinh viên còn có chính sách ưu đãi khi làm vé tháng. Vì vậy, nếu bạn ở địa điểm thuận tiện xe buýt thì hãy tận dụng điều này để giảm bớt chi phí.
1.2. Hạn chế ăn ngoài
Thay vì ăn ngoài, các bạn nên sắp xếp thời gian để nấu ăn, có thể lên kế hoạch mua đồ ăn của một tuần và chuẩn bị sẵn thực đơn. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm được kha khá tiền vào mỗi tháng.
1.3. Mua sách cũ và thanh lý những quyển sách không sử dụng đến
Chi phí dành cho việc mua sách trong học tập rất tốn kém, bạn có thể hạn chế số tiền này bằng việc mua lại sách cũ từ anh chị khóa trên hay nhà sách cũ. Bên cạnh đó, thanh lý sách không dùng đến cũng giúp bạn có thêm một khoản tiền nho nhỏ.
1.4. Tận dụng ưu đãi với thẻ sinh viên
Các dịch vụ như rạp chiếu phim, xe buýt, cước điện thoại,… thường có các ưu đãi cho sinh viên. Chính vì vậy, nếu bạn tham gia các hoạt động này, hãy tận dụng tối đa lợi thế của thẻ sinh viên.
1.5. Lựa chọn kỹ càng chỗ ở
Các bạn nên dành thời gian tìm hiểu thông tin, lựa chọn thật kỹ nhà trọ sao cho cho vừa gần trường vừa có giá thuê hợp lý. Đối với sinh viên, việc ở ghép cũng là một lựa chọn có thể tham khảo.
1.6. Không để thi rớt môn
Nếu bạn học tín chỉ thì việc thi rớt môn đồng nghĩa phải học lại, chi phí này sẽ khiến bạn mất thêm một khoản tiền không nhỏ. Vì thế, hãy luôn ưu tiên việc học để không chỉ có thành tích học tập cao mà còn tạo cơ hội đạt học bổng cho và tránh khoản phí học lại. Bên cạnh đó, bạn có thể làm gia sư tăng thu nhập.
2. Đối với du học sinh
2.1. Kiếm việc làm thêm
Bạn có thể cân nhắc chọn làm thêm tại các cửa hàng, quán ăn,… vừa giúp có thêm khoản tiền chi tiêu, tiết kiệm vừa tạo điều kiện trau dồi vốn ngoại ngữ của bản thân.
2.2. Dùng thẻ thư viện
Hãy tận dụng thẻ thư viện để đọc sách miễn phí thay vì bỏ ra số tiền lớn để mua sách mới bên ngoài và đừng quên bảo quản sách mượn cẩn thận, trả sách đúng quy định.
2.3. Tự nấu ăn ở nhà
Thông thường đồ ăn ngoài khá đắt, bạn nên tự nấu ăn ở nhà để tiết kiệm hơn.
2.4. Lựa chọn nhà ở thích hợp
Ở ký túc xá sẽ giúp bạn đỡ một số chi phí, còn thuê nhà riêng là phương án khá đắt đỏ. Do vậy, nếu lựa chọn ở ngoài hãy lựa chọn mức giá nhà hợp lý và tìm người ở ghép.
2.5. Dùng ứng dụng gọi điện miễn phí
Nên tận dụng các ứng dụng nhắn tin, gọi điện miễn phí như zalo, messenger,… để trò chuyện cùng gia đình, bạn bè, người thân thay vì tốn nhiều tiền điện thoại mỗi tháng do cước phí gọi quốc tế rất đắt.
2.6. Tận dụng đợt bán hàng giảm giá
Hãy tập thói quen mua sắm thông minh, chỉ mua khi thực sự cần thiết và nên mua sắm vào mùa sale hay những dịp giảm giá.
Một số sai lầm cần lưu ý khi thực hiện các cách tiết kiệm tiền cho học sinh
Thiếu tính kỷ luật: trong thời gian đầu tiết kiệm, các em học sinh thường hào hứng nhưng lại dần bỏ quả những ngày sau đó. Do đó, các bậc phụ huynh nên theo dõi sát sao và đặt ra kỷ luật để tiếp thêm động lực cho con cái dần hình thành thói quen tiết kiệm.
Đặt điều lệ: để khuyến khích con cái, nhiều bậc phụ huynh đã đặt ra những điều lệ như làm tốt sẽ được thưởng, còn không sẽ không nhận được gì hết. Ban đầu, điều này khá tốt do giúp trẻ có động lực thực hiện nhưng về lâu dài sẽ hình thành suy nghĩ tiết kiệm để nhận phần thưởng. Nếu một ngày, ba mẹ không đặt ra phần thưởng thì các con thường bỏ ngang, không tiếp tục thực hiện tiết kiệm nữa.
Tham gia tích lũy cùng 3Gang với số vốn nhỏ
Chỉ từ 30.000 VNĐ bạn đã có thể tham gia tích lũy cùng 3Gang, tạo nguồn thu nhập thụ động ổn định hàng tháng. Bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi tham gia đầu tư, tích lũy tại đây. Tài sản của bạn sẽ được quản lý bởi các định chế tài chính hàng đầu Việt Nam (ngân hàng Quân đội, Amber Capital, Bảo Việt,…) và mỗi hoạt động kinh doanh đều được công ty kiểm toán hàng đầu Việt Nam AASC kiểm toán hàng năm. Để biết thêm thông tin về ứng dụng, bạn có thể tham khảo thêm tại website 3gang.vn.
Trên đây là các cách tiết kiệm tiền cho học sinh mà bạn có thể tham khảo áp dụng. Nếu còn cách hay nào khác hay có câu hỏi liên quan đến vấn đề này, quý bạn đọc vui lòng liên hệ trực tiếp với 3Gang qua hotline 19003492 để được giải đáp chi tiết.