Loãng xương ở người trẻ nguyên nhân dấu hiệu và phương pháp phòng ngừa

1. Nguyên nhân thường gặp khiến người trẻ bị loãng xương

1.1. Chế độ ăn uống thiếu vi chất

Một trong những nguyên nhân chính gây loãng xương ở người trẻ là sự thiếu hụt canxi và vitamin D trong chế độ dinh dưỡng. Canxi là khoáng chất quan trọng giúp xây dựng và bảo toàn cấu trúc xương, trong khi vitamin D hỗ trợ quá trình hấp thụ canxi từ thức ăn vào cơ thể. Cả hai yếu tố này thường không được người trẻ chú ý bổ sung đúng cách và đảm bảo cân bằng nên dễ bị thiếu hụt.

Tuy nhiên, người trẻ thường có thói quen ăn nhiều thức ăn nhanh, thức ăn chế biến và đồ uống có hàm lượng đường cao. những thói quen này có thể dẫn đến sự thiếu hụt canxi và các dạng chất dinh dưỡng khác quan trọng cho hệ xương.

Chế độ ăn thiếu dưỡng chất là nguyên nhân chủ yếu gây loãng xương ở người trẻ

Chế độ ăn thiếu dưỡng chất là nguyên nhân chủ yếu gây loãng xương ở người trẻ

1.2. Ít vận động

Thiếu hoạt động thể chất cũng là một nguyên nhân tiềm ẩn gây loãng xương ở người trẻ. Cuộc sống hiện đại với guồng xoáy công việc và học tập có thể khiến cho người trẻ dành ít thời gian cho hoạt động thể chất. Việc thiếu tập luyện đều đặn ảnh hưởng đến sức khỏe xương và cơ bắp, làm giảm khả năng chịu đựng của xương.

1.3. Thói quen tiêu cực

Các thói quen tiêu cực như hút thuốc lá và sử dụng rượu bia cũng góp phần gây loãng xương ở người trẻ. Nicotine trong thuốc lá có thể ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ canxi của cơ thể.

Bên cạnh đó, rượu bia có thể làm giảm hấp thụ canxi qua ruột, ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa vitamin D. Điều này dễ gây tác động đến mật độ xương. Đặc biệt, uống rượu bia quá mức còn làm tăng nguy cơ mất tế bào tạo xương và nguyên bào xương, suy giảm nghiêm trọng sức khỏe xương khớp.

2. Nhận diện dấu hiệu loãng xương ở người trẻ

Các dấu hiệu loãng xương ở người trẻ thường không rõ ràng nên cần chú ý để phát hiện sớm, kịp thời ngăn chặn các hệ lụy không tốt do loãng xương gây ra:

- Đau xương

Đây là một trong các dấu hiệu cảnh báo loãng xương không nên bỏ qua. Cơn đau thường xuất hiện ở vùng lưng, cổ tay hoặc cổ chân. Nguyên nhân của tình trạng này thường là do suy giảm mật độ xương và thay đổi cấu trúc xương.

- Dừng phát triển chiều cao

Đối với trẻ đang trong độ tuổi phát triển nhanh chóng, nếu trải qua một thời gian dài bị dừng phát triển chiều cao thì cần thận trọng trước nguy cơ loãng xương.

Người trẻ bị loãng xương thường rất dễ gãy xương khi chịu lực va đập bên ngoài

Người trẻ bị loãng xương thường rất dễ gãy xương khi chịu lực va đập bên ngoài

- Dễ bị gãy xương

Loãng xương thường rất dễ khiến người trẻ bị gãy xương khi có các va chạm, chịu lực tác động từ bên ngoài đến hệ thống xương khớp. Gãy xương thường xảy ra ở các vị trí như: xương cánh tay, xương đùi,... Nguyên nhân của hiện tượng này là do giảm mật độ khoáng chất trong xương và cấu trúc xương kém chắc chắn.

- Thói quen không tốt

Nếu người trẻ có thói quen ngồi lâu một chỗ hoặc thường xuyên sử dụng thiết bị di động mà không tập trung đến hoạt động thể chất thì có thể bị loãng xương. Vận động ít là yếu tố làm tăng nguy cơ suy giảm mật độ xương và làm giảm khả năng chịu đựng của xương.

3. Phương pháp phòng ngừa loãng xương ở người trẻ

Việc duy trì lối sống lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe hệ xương. Vì thế, thực hiện một số thay đổi trong lối sống có thể phòng ngừa nguy cơ loãng xương ở người trẻ:

- Tăng vận động thể chất

Hoạt động thể chất đều đặn như tập thể dục, đi bộ,...có thể giúp tăng cường mật độ xương và cải thiện sức khỏe hệ xương.

- Chế độ ăn uống cân đối

Bảo đảm chế độ ăn uống đủ canxi và vitamin D từ thực phẩm như sữa, cá hồi, trứng, hải sản,... sẽ giúp bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho hệ xương thêm khỏe mạnh. Ngoài ra, cân nhắc bổ sung các khoáng chất khác như magie, kẽm cũng sẽ hỗ trợ xây dựng cấu trúc xương ở người trẻ.

- Kiểm soát cân nặng

Giữ cân nặng ổn định để không bị thừa cân, béo phì là cách giảm áp lực lên xương, nhất là xương cột sống và khớp, nhờ đó có thể tránh được tình trạng loãng xương.

Để duy trì cân nặng lý tưởng cần có một chế độ ăn uống cân đối, với nguồn thức ăn đa dạng. Mặt khác, chế độ ăn hàng ngày cũng nên chia thành nhiều bữa nhỏ để kiểm soát cân nặng hiệu quả. Duy trì hoạt động thể chất đều đặn sẽ giúp đốt cháy calo và tăng cường sức khỏe cho xương.

- Hạn chế đồ uống chứa cồn và thuốc lá

Như đã nói ở trên, thuốc lá và đồ uống có cồn gây nên những ảnh hưởng tiêu cực đối với mật độ xương và khả năng hấp thụ canxi. Vì thế, tránh xa các sản phẩm này cũng được xem là giải pháp phòng ngừa loãng xương ở người trẻ.

- Ngủ đủ giấc, tránh stress

Thiếu ngủ kéo dài có thể ảnh hưởng đến khả năng phát triển và sức khỏe hệ xương. Vì thế, người trẻ nên ngủ đủ giấc để cơ thể có thời gian hồi phục và xây dựng hệ xương.

Khám bác sĩ chuyên khoa để đánh giá mật độ xương giúp kịp thời ngăn ngừa nguy cơ loãng xương ở người trẻ

Khám bác sĩ chuyên khoa để đánh giá mật độ xương giúp kịp thời ngăn ngừa nguy cơ loãng xương ở người trẻ

- Khám sức khỏe

Qua các lần khám sức khỏe định kỳ, người trẻ sẽ được đo mật độ xương, thực hiện các xét nghiệm sinh hóa cần thiết để đánh giá, phát hiện kịp thời tình trạng loãng xương. Điều này sẽ giúp người trẻ được điều trị sớm, ngăn chặn được các biến chứng do loãng xương gây ra.

Thực hiện các biện pháp phòng ngừa, loãng xương ở người trẻ chính là giải pháp bảo vệ khả năng phát triển toàn diện và sức khỏe hệ xương trong tương lai.

Để đánh giá đúng và có biện pháp khắc phục loãng xương ở người trẻ, quý khách hàng có thể đặt lịch khám, đo mật độ xương cùng bác sĩ Cơ xương khớp của Hệ thống Y tế MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56.

Link nội dung: https://tcquoctesaigon.edu.vn/long-xng-ngi-tr-nguyn-nhn-du-hiu-v-phng-php-a31071.html