Thước Panme là gì?
Thước Panme là dụng cụ cơ khí dùng để đo chính xác kích thước, độ dày của khối, đường kính bên ngoài và bên trong của trục và độ sâu của khe, độ phân giải từ 0.01mm đến 0.0005mm, nên được dùng phổ biến trong chế tạo, nhựa, gỗ, nhôm, kính…
Cấu tạo
Nhìn chung, các loại thước vặn đo ngoài (Panme) có cấu tạo tương tự nhau với sự khác biệt chủ yếu ở hiển thị số đo và loại mỏ đo để phù hợp với nhu cầu sử dụng cụ thể.
- Mỏ đo (anvil)
- Đầu đo di động (spindle)
- Vít hãm/ chốt khóa (lock)
- Thân thước chính (sleeve)
- Thân thước phụ (thimble)
- Núm vặn/ tay xoay (ratchet knob)
- Tay cầm (frame)
Ứng dụng của thước Panme
- Đo các chi tiết chính xác trong máy móc và công nghiệp: piton, kích thước phanh dĩa, trục khuỷu, kích thước xi-lanh, độ sâu lỗ khoan...
- Lúc thực hiện, vật không bị áp dụng lực lên như khi dùng thước cặp, nhằm tránh biến dạng hoặc ảnh hưởng đến kết quả đo.
- Sử dụng khi cần đo lường vật nhỏ hoặc đòi hỏi sự chính xác và đáng tin cậy cao.
Tại sao cần hiệu chuẩn Panme?
Hiệu chuẩn giúp giảm thiểu sai số của thiết bị đo do hiện tượng lão hóa theo và cần thực hiện định kỳ để:
- Duy trì độ chính xác.
- Bảo chất lượng sản phẩm luôn duy trì và ổn định
- Tiết kiệm thời gian và chi phát sinh không mong muốn
Khi nào cần hiệu chuẩn Panme?
Nhiều người thường bỏ qua hiệu chuẩn, dẫn đến hỏng hóc và cần phải chi tiêu lớn để thay thế. Quá trình này tuân theo một lịch trình cố định, tần số cụ thể thay đổi dựa vào nhiều yếu tố khác nhau.
Việc xem xét hướng dẫn từ nhà sản xuất về thời gian và tần suất hiệu chuẩn của thước đo Panme rất quan trọng. Điều này cho phép bạn điều chỉnh khoảng thời gian hiệu chuẩn dựa trên cách sử dụng thiết bị trong thực tế.
Quy trình hiệu chuẩn Panme
Điều kiện hiệu chuẩn
Nhiệt độ: (20 ± 2) ºC.
Độ ẩm: (50 ± 20) %RH.
Các phép hiệu chuẩn: Để hiệu chuẩn thước cặp, cần thực hiện các phép hiệu chuẩn sau:
Kiểm tra kỹ thuật
Kiểm tra đo lường:
- Xác định độ không phẳng của đầu đo
- Xác định độ không song song với 2 mặt đo
- Xác định sai số chỉ thị
- Xác định lực đo của đầu chỉnh lực
- Xác định sai số của thanh điều chỉnh
Chuẩn bị hiệu chuẩn
Vệ sinh Panme và thanh điều chỉnh bằng xăng công nghiệp hoặc các dung dịch tương tự.
Đặt Panme và thanh điều chỉnh trong phòng hiệu chuẩn ít nhất 1 giờ để ổn định nhiệt.
Kiểm tra bên ngoài
Đảm bảo không có han rỉ, xước, lồi lõm hoặc hỏng hóc ảnh hưởng đến độ chính xác của thước cặp.
Kiểm tra xem các bộ phận của thước (spin doll) có di chuyển trơn tru hay không.
Các vạch khắc trên thước: đều, rõ ràng và vuông góc với trục và mép trống.
Phải có thông tin về giá trị độ chia, phạm vi đo, dấu hiệu hàng hóa và tên cơ sở sản xuất.
Trên thanh điều chỉnh: phải ghi kích thước danh định.
Kiểm tra điểm 0. Nếu điểm 0 bị lệch thì dù bạn có thực hiện quy trình đo chính xác thì kết quả đo cũng sẽ sai.
- Đối với Panme có giới hạn đo từ 0-25mm ta cho tiếp xúc trực tiếp 2 bề mặt đo. Kiểm tra điểm 0.
- Đối với Panme có giới hạn đo từ 25-50mm,… thì ta dùng block gauge tương ứng để kiểm tra điểm 0.
Nếu điểm 0 không chính xác, ta tiến hành điều chỉnh bằng cách
+ Sử dụng chốt khóa để cố định spin doll.
+ Sử dụng dụng cụ xoay để xoay giá trị bị lệch.
+ Kiểm tra xem điểm 0 đã ăn khớp hay chưa, nếu nó vẫn bị lệch thì tiến hành thực hiện lại từ đầu.
Kiểm tra kỹ thuật
- Thước phải chuyển động nhẹ nhàng trên toàn phạm vi đo.
- Trục ren phải chuyển động mượt mà, không có trượt khi quay tự do
- Đối với Panme có núm cóc, núm cóc phải hoạt động bình thường.
- Chốt hãm phải giữ chặt trục ở tất cả các phạm vi đo và không được dịch chuyển sau khi xiết chặt.
Kiểm tra đo lường
- Kiểm tra sai số chỉ thước vặn đo ngoài.
- Kiểm tra độ không song song của hai mặt đo.
- Xác định sai số.
- Tính toán độ không đảm bảo đo.
Xử lý kết quả
Sau khi hiệu chuẩn, thiết bị sẽ được dán tem và cấp giấy chứng nhận kết quả hiệu chuẩn.
Chu kỳ hiệu chuẩn được khuyến nghị là 1 năm.
Cách bảo quản thước Panme
Để sử dụng Panme một cách hiệu quả, hãy tuân theo các hướng dẫn sau:
- Nơi lưu trữ thông thoáng với độ ẩm thấp, lý tưởng là ở nhiệt độ phòng. Tránh lưu trữ panme ở nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp, đặc biệt là dưới ánh nắng mặt trời.
- Sử dụng hộp lưu trữ đi kèm khi không sử dụng để đảm bảo an toàn.
- Tránh tiếp xúc trực tiếp giữa trục chính và đe panme, vì dễ ảnh hưởng đến kết quả đo, làm cho phép đo không chính xác.
- Khi không sử dụng, đảm bảo có một khoảng cách an toàn giữa các mặt đo.
- Để xa tầm tay trẻ em và hạn chế tiếp xúc với nước.
- Đối với panme điện tử, nếu không xài trong thời gian dài, hãy tháo pin để tránh tình trạng pin chảy. Hãy tránh xa các loại từ trường mạnh.
- Hiệu chỉnh panme thường xuyên, hàng tuần hoặc hàng tháng, để đảm bảo độ chính xác của thiết bị.
Panme có phải dụng cụ cơ khí không?
Có, thước Panme là một dụng cụ cơ khí. Thước Panme, còn được gọi là micrometer, một công cụ đo kích thước cơ khí với độ chính xác cao, sử dụng nguyên lý quay vít và cơ cấu cơ học để đo kích thước của các đối tượng.
Có mấy loại Panme?
- Theo công nghệ chế tạo:
-
Panme cơ khí
-
Panme điện tử
- Theo bước ren:
-
Trục ren có bước ren 1mm, ống di động (thước phụ) có thang chia vòng được chia thành 100 phần. Tuy dễ đọc số đo nhưng thân lớn, nặng, thô nên ngày nay ít được xài.
-
Trục ren có bước ren 0.5 mm, thang chia vòng của thước động chia ra 50 phần.
- Theo công dụng:
-
Panme đo kích thước ngoài (Outsite Micrometer)
-
Panme đo kích thước trong (Insite Micrometer)
-
Panme đo chiều sâu (Depth Micrometer)
Theo cách hiểu thị:
-
Panme điện tử (digital Micrometer) là loại chính xác nhất
-
Panme cặp cơ kim (dial Micrometer)
-
Panme cặp khắc vạch (vernier Micrometer)